HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG KIÊN GIANG TỪ 2009 – 2011
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất khác, ln có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nguồn thu chủ yếu để trang
trải chi phí và là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện phải cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của NHNN, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn chung từ nền kinh tế cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn nhưng Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Kiên Giang không ngừng phấn đấu, nổ lực, vượt qua khó khăn đã đạt được một số kết quả như sau:
Về tổng thu nhập:
Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình gồm các hoạt đơng như cấp tín dụng, đầu tư, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu hay các khoản phải thu khác. Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngồi lãi. Trong đó, thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trên 90% trong tổng thu nhập.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK –
KIÊN GIANG TRONG 3 NĂM (2009-2011)
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phịng Khách hàng VCB - chi nhánh KG
Qua bảng 2 ta thấy thu nhập của ngân hàng liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2009 trước những tác động không thuận lợi của tình hình kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế, kinh tế của tỉnh Kiên Giang trong năm 2009 cũng gặp khơng ít khó khăn nhưng chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng, chọn lọc khách hàng để cơ cấu lại danh muc đầu tư hợp lý nên đã góp phần đảm bảo được nguồn thu nhập cho
Chênh lệch Năm 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng TN 200.141 257.472 362.523 57.331 28,65 105.051 40,80 - TN từ lãi 180.002 242.065 342.744 62.063 34,45 100.679 41,59 - TN ngoài lãi 20.139 15.407 19.799 -4.732 - 23,5 4.392 28,38 2. Tổng CP 170.045 216.549 287.617 46.504 27,35 71.068 32,82 - CP lãi 129.150 171.357 231.326 42.207 32,68 59.969 35,00 - CP ngoài lãi 40.895 45.192 56.291 4.297 10,51 11.099 24,56 3. Lợi nhuận 30.096 40.923 74.906 10.827 35,97 33.983 83,04
chi nhánh đạt 200.141 triệu đồng.
Năm 2010, tổng thu nhập của ngân hàng là 257.472 triệu đồng tăng 28,65% so với năm 2009. Trong đó, thu nhập từ lãi trong năm tăng 34,45%, thu nhập ngoài lãi giảm 23,5% do Ngân hàng đã biết cách khắc phục, thích nghi và vượt qua những khó khăn của khủng hoảng kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Thu nhập ngồi lãi bao gồm thu từ phí dịch vụ, thu kinh doanh ngoại tệ và các khoản thu khác. Khoản thu này năm 2010 giảm 23,5% so với năm 2009, do hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, thị phần thanh toán bị thu hẹp do bị mất dần các khách hàng lớn, khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập.
Sang năm 2011, thu nhập ngân hàng đạt 362.523 triệu đồng tăng 40,80%, trong đó thu nhập lãi tăng 41,59% so với năm 2010. Trước sự biến động thất thường của lãi suất huy động làm ảnh hưởng lớn đến mức chênh lệch lãi suất ra- vào đã tác động khơng ít đến thu nhập của ngân hàng nhưng chi nhánh Kiên giang đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của VCB-TW về quản lý, kiểm sốt tín dụng trong từng thời kỳ, đầu tư tín dụng tập trung vào những lĩnh vực có thế mạnh của địa phương như: chế biến thủy sản, gạo xuất khẩu, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng-dầu, du lịch, khai thác đánh bắt thủy sản,… cố gắng tận dụng các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế nên thu nhập của ngân hàng đạt ở mức cao. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng năm 2011 tăng 28,38% so với năm 2010 do trong năm hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng tăng trưởng mạnh, đồng thời ngân hàng tập trung nguồn lực và tìm mọi biện pháp để phát triển thị phần bán lẻ, tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nhiều đợt phát hành miễn phí, tận dụng ưu thế và tiềm năng sẵn có của hệ thống, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo đến tất cả các đối tượng khách hàng về các tiện ích của thẻ cũng như các sản phẩm ngân hàng điện tử.
Về chi phí:
Chi phí trong hoạt động của ngân hàng bao gồm chi phí từ lãi và chi phí ngồi lãi. Trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao khoảng 80% tổng chi phí. Nhìn chung tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm cũng có sự biến động tương ứng với sự biến động của tổng thu nhập. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí là 216,549 triệu đồng (tương đương tăng 27,35%) trong đó chi phí lãi tăng 32,68% so với năm
2009. Nguyên nhân chi phí tăng qua các năm là do sự biến động thất thường của lãi suất, ngân hàng phải trả lãi cho vốn huy động và trả lãi cho nguồn vốn vay tương đối cao. Mặt khác, năm 2010 đã có thêm 02 NHTM cổ phần mở chi nhánh tại Kiên Giang là : Teckcombank và Ngân hàng Đại tín. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn trong huy động vốn diễn ra gay gắt làm cho công tác huy động ngày càng căng thẳng. Đến năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng là 287.617 triệu đồng, tương đương tăng 32,82% trong đó chi phí lãi tăng 35% so với năm 2010 do công tác huy động vốn của ngân hàng hiệu quả nên chi phí lãi cũng tăng theo. Trong năm 2011, chi phí ngồi lãi tăng 24,56% so với năm 2010 do chi nhánh đã mở rộng việc kinh doanh tiến hành khai trương thêm phòng giao dịch Rạch Sỏi đòi hỏi nhu cầu trang bị máy móc, cán bộ làm việc, phương tiện giao dịch cho cơ sở mới làm phát sinh thêm các khoản chi ngoài lãi.
Về lợi nhuận:
Ngân hàng cũng như các tổ chức kinh doanh khác, hoạt động đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Nhìn chung tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Lợi nhuận năm 2010 đạt 40.923 triêu đồng tăng 35,97%, năm 2011 đạt 74.906 triệu đồng tăng 83,04% so với năm 2010. Trong những năm qua, trước sự biến động thất thường của lãi suất, và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnh, để giữ được thị phần và tăng trưởng được nguồn vốn huy động, chi nhánh đã liên tục tìm các giải pháp phù hợp, đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng trong giới hạn được phép. Ban Giám đốc chi nhánh đã có chính sách ưu đãi với khách hàng có số dư tiền gửi lớn; các phòng nghiệp vụ liên tục cập nhật, triển khai tốt các hình thức huy động mới từ TW; mỗi cán bộ - nhân viên (CB-NV) chi nhánh đều cố gắng tìm mọi biện pháp để thu hút người thân, bạn bè và khách hàng có quan hệ đến gửi tiền; thuyết phục khách hàng để gắn kết nghiệp vụ cho vay với huy động, bán chéo các sản phẩm… vì vậy đã giữ vững được nguồn vốn huy động, đồng thời kết hợp với với việc mở rộng khách hàng, nâng cao cơng tác tín dụng, chất lượng dich vụ được cải thiện nhằm giữ vững nguồn thu nhập của ngân hàng