Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp bắc á chi nhánh đbscl (Trang 34 - 35)

- Vùng ĐBSCL được xác định là “vùng kinh tế trọng điểm” thứ 4 của cả

nước. Xu thế chung là các địa phương sẽ liên kết chặt chẽ, nắm bắt cơ hội, thu hút đầu tư đúng trọng điểm từ DN trong và ngoài nước… Thống kê của Bộ KH&ĐT cho biết, tốc độ tăng GDP của khu vực ĐBSCL bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%; riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 6,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng/năm. Tổng kim ngạch XK năm 2010 ước đạt 6,2 tỷ USD. Hiện tại, ĐBSCL đóng góp khoảng 18% GDP cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, trên 52% sản lượng thủy sản; 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch XK của cả nước.

- Hiện khu vực ĐBSCL có 530 dự án đầu tư FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,2 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, có 51 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 1,49 tỷ USD.

- ĐBSCL được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của chính phủ để phát triển, như: phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn

đến năm 2025; quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, trong đó, xác định ĐBSCL là vùng trung tâm lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản của cả nước; đồng thời, là một trung tâm năng lượng lớn với ba trung tâm điện lực Ơ Mơn, Cà Mau và Kiên Lương với tổng công suất trên 9.000 MW. Cùng với các cơng trình cơng trình quan trọng do Chính phủ đầu tư thời

gian qua như công trình cầu Rạch Miễu nối liền tỉnh tiền Giang với tỉnh Bên Tre;

cầu Cần Thơ nối liền tỉnh Vĩnh Long với Cần Thơ và các tỉnh khác tới tận Cà Mau…. Chính phủ đã quyết định đầu tư nhiều dự án quan trọng mới trên địa bàn

như: Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải, Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào

sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố), Khu kinh tế Định An, cải tạo, nâng cấp Sân bay Cần Thơ, Rạch Giá, xây dựng sân bay Phú Quốc, các Quốc lộ N1, N2, 53, 54, 60… Những cố gắng đó là nhằm nhanh chóng tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hòa nhập liên kết vùng và phát triển toàn diện ĐBSCL (Nguồn:

http://www.cpv.org.vn. Báo điện tử đảng cộng sản việt nam, ngày 06/09/2010).

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp bắc á chi nhánh đbscl (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)