II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
S. ĐIỂM MẠNH 1 Uy tín thị trường cao
5.2.3. Hồn thiện cơng tác tín dụng:
Hiện tại, tỷ trọng cho vay của các NHTM Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản của NHTM Việt Nam, nên nguồn thu chủ yếu của các NHTM vẫn là từ tín dụng. Tính đến thời điểm 30/06/2010, tỷ trọng cho vay chiếm 80% trong tổng tài sản sinh lời và nguồn thu từ tín dụng chiếm trên 93%. Thế nhưng, khoản mục này là khoản mục hàm chứa nhiều rủi ro nhất và ảnh hưởng rất mạnh
đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù đã có nhiều độc giả đưa ra
những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Dựa trên những thực trạng của Ngân hàng TMCP Bắc Á, tôi xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cơng tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á như sau:
- Thứ nhất, xây dựng, rà soát danh mục khách hàng dựa trên thế mạnh thật sự của mình để cấp và quản lý tín dụng một cách tốt nhất. Nên xây dựng danh mục khách hàng theo ngành nghề cho vay, đảm bảo một tỷ lệ an tồn nhất định tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro khi lĩnh vực kinh doanh đó gặp khó khăn.
- Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu phát triển kinh doanh có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích và dự đốn xu thế của
thị trường, xu thế ngành để hỗ trợ cho Ban tín dụng nhằm đưa ra những nhóm
khách hàng, nhóm ngành triển vọng để ưu tiên cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm bổ trợ.
- Thứ ba, áp dụng triệt để công tác chấm điểm và xếp lọai khách hàng vào việc cấp phát tín dụng. Tạo mối liên kết giữa hai phần mền chấm điểm tín dụng và phần mền cấp tín dụng để từ đó hạn chế được những chi nhánh, phịng giao dịch cấp tín dụng cho những khách hàng có chất lượng tín dụng thấp. Bên cạnh
đó, cơng tác chấm điểm để xếp lọai khách hàng cần phải được các chi nhánh áp
dụng một cách khách quan và thực hiện đúng thời gian và qui định, đặc biệt là
trước khi cấp tín dụng.
- Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định của bộ phận tái thẩm định, bộ phận thẩm định nhằm đảm đảm bảo đánh giá đúng, đầy đủ các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của dự án, đặc biệt là những dự án trực thuộc chương trình phát triển của Chính phủ tránh để xảy ra sự đầu tư tràn lan, dẫn đến dư thừa, thiếu hiệu quả…
- Thứ năm, tiếp tục phát triển thị trường tín dụng nơng thôn, dù đây là lĩnh vực tốn kém nhiều chi phí và hàm chứa nhiều rủi ro (khách hàng nhỏ lẻ, rủi ro thiên tai). Nhưng đây là thị trường tiềm năng cho sự phát triển mạng lưới Ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, cũng như tận dụng tốt những lợi thế mà Ngân hàng TMCP Bắc Á có sẵng (mạng lưới rộng khắp, sự hiểu biết về khách hàng khá lâu
năm). Bên cạnh đó, đây là thị trường được sự ủng hộ cao của Chính phủ và
nguồn vốn ODA nhiều nhất. Để đảm bảo cho thị trường này phát triển và hạn chế
được những rủi ro Ngân hàng có thể tạo sự liên kết giữa Ngân hàng_ Doanh
Nghiệp _Nhà Nông; Ngân hàng _ Bảo hiểm _ Nhà Nơng; Ngân hàng _Chính quyền địa phương _ Nhà nơng nhằm hóan chuyển rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay hộ nơng dân.
- Thứ sáu, Nghiên cứu các mơ hình phân tích và đánh giá rủi ro vào hoạt động tín dụng, vì nó giúp chúng ta lượng hóa chính xác mức độ rủi ro từ đó có
những chính sách đúng đắn và phù hợp cho việc cấp phát tín dụng.