Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 36 - 43)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN

4.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân

hàng cho khách hàng vay, khơng nói đến các khoản vay đó đã thu được hay chưa

trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mơ tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trong những năm qua, Saigonbank Bạc Liêu đã không ngừng củng cố và mở rộng hoạt động đầu tư cho vay trên địa bàn tỉnh, cụ thể là tình hình doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2009 - 2011 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3. DOANH SỐ CHO VAY CỦA SAIGONBANK BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh số cho vay 782.663 966.628 1.335.089 183.965 23,51 368.461 38,12 Theo thời hạn Ngắn hạn 764.573 841.736 1.286.450 77.163 10,09 444.714 52,83 Trung và dài hạn 18.090 124.892 48.639 106.802 590,39 -76.253 -61,06 Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 8.291 41.808 11.530 33.517 404,26 -30.278 -72,42 Thủy sản 59.300 40.200 24.630 -19.100 -32,21 -15.570 -38,73 Công nghiệp 46.284 45.300 41.632 -984 -2,13 -3.668 -8,10 Xây dựng 49.048 13.277 8.087 -35.771 -72,93 -5.190 -39,09 Thương mại 597.717 802.520 1,230.000 204.803 34,26 427.480 53,27 Khác 22.023 23.523 19.210 1.500 6,81 -4.313 -18,34 Theo thành phần kinh tế Hộ cá thể 415.184 564.954 781.156 149.770 36,07 216.202 38,27 Doanh nghiệp 367.479 401.674 553.933 34.195 9,31 152.259 37,91

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Qua Bảng 3 ta thấy doanh số cho vay của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011 tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay là 966.628 triệu đồng, tăng 23,51 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 1.335.089 triệu đồng, tăng 38,12 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, trên cơ sở xây dựng

các chương trình tín dụng như: tập trung đầu tư cho vay những ngành kinh tế

trọng điểm, ưu tiên đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, đạt hiệu quả kinh tế cao... Ngồi ra, ngân hàng cịn mở rộng hoạt động cho vay của mình đến nhiều đối tượng khách hàng nên số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng tăng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Theo thời hạn, các khoản cho vay của ngân hàng được chia thành 2 loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Để hiểu rõ hơn, tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua các năm được thể hiện qua hình vẽ sau:

Hình 2. Doanh số cho vay theo thời hạn của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011

- Cho vay ngắn hạn

Qua Bảng 3 cũng như Hình 2 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Saigonbank Bạc Liêu chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 95 % tổng doanh số cho vay. Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng qua các

năm. Cụ thể là năm 2010 cho vay ngắn hạn là 841.736 triệu đồng, tăng

10,09 % so với năm 2009 và năm 2011 là 1.286.450 triệu đồng, tăng 52,83 % so với năm 2010. Kết quả này là do nguồn vốn để cho khách hàng vay chủ yếu từ vốn huy động ngắn hạn, hơn nữa Bạc Liêu là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế nhưng phần lớn là các ngành nghề sản xuất kinh doanh này có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn.

- Cho vay trung và dài hạn

Bên cạnh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, doanh số cho vay trung và dài hạn của Saigonbank Bạc Liêu có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2010 cho vay trung và dài hạn là 124.892 triệu đồng, tăng 590,39 % so với năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng rất lớn này là do nền kinh tế của tỉnh đã phục hồi sau cuộc suy giảm năm 2008, do đó nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh

doanh tăng cao, các dự án này của khách hàng có tính khả thi và có tính thuyết

phục về kinh tế nên ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho vay. Nhưng đến năm 2011, cho vay trung và dài hạn giảm xuống còn 48.639 triệu đồng, giảm

61,06 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản cho vay trung và dài

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2009 2010 2011 Năm D oa nh s c ho v a y ( tr iệ u đồng) Ngắn hạn Trung và dài hạn

hạn có thời gian thu hồi vốn chậm, lại có độ rủi ro cao nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Theo ngành kinh tế, các khoản cho vay của ngân hàng được chia thành 6 loại: cho vay nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại và các ngành kinh tế khác. Để thấy rõ hơn, cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng trong những năm qua được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:

Hình 3. Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011

- Đối với nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong các ngành kinh tế chủ yếu của địa phương,

nhưng Saigonbank Bạc Liêu đã xác định đây không phải là ngành tập trung vốn

cho vay chủ lực của ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 1% trong cơ cấu cho vay. Qua Bảng 3 ta thấy doanh số cho vay nơng nghiệp có sự biến động lớn qua các

năm. Cụ thể, năm 2010 cho vay ngành nông nghiệp là 41.808 triệu đồng, tăng

404,26 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 11.530 triệu đồng, giảm 72,42 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự biến động này là do vào năm 2010 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tăng lên, từ đó đã kích thích các hộ nơng dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để

tăng thu nhập. Nhưng đến năm 2011 nền nông nghiệp của tỉnh phải đương đầu

Năm 2009 1% 8% 6% 6% 76% 3% Năm 2010 4% 4% 5% 1% 2% 84% Năm 2011 3% 2% 1% 1% 1% 92% Nông nghiệp Thủy sản Cơng nghiệp Xây dựng Thương mại Khác

với nhiều khó khăn vì nắng hạn, xâm nhập mặn, ngập úng và đặc biệt là tình

hình sâu bệnh trên cây lúa, dịch bệnh trên vật ni xuất hiện tràn lan. Vì vậy sản xuất nông nghiệp trong thời gian này có rủi ro cao nên ngân hàng đã hạn chế cho vay.

- Đối với thủy sản

Ngồi nơng nghiệp, thủy sản là ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, thủy sản cũng không phải là ngành cho vay chủ yếu của ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 2 % trong cơ cấu cho vay. Nhìn chung, doanh số cho vay thủy sản của Saigonbank Bạc Liêu liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2010 cho vay thủy sản là 40.200 triệu đồng, giảm 32,21 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 24.630 triệu đồng, giảm 38,73 % so với năm 2010. Như đã biết, Bạc Liêu là tỉnh có nhiều tiềm năng về thủy sản, nhưng ngành này lại phát triển không ổn

định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trong những năm qua, kinh tế thủy sản của địa phương gặp khơng ít khó khăn, do thời tiết không ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xuất hiện nhiều trên con tôm, gây thiệt hại rất lớn cho nhiều diện tích ni tơm cơng nghiệp, bán công nghiệp và quản canh trong tỉnh. Do đó, ngân hàng rất thận trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng hoạt động trong ngành kinh tế này.

- Đối với công nghiệp

Từ Bảng 3 ta thấy doanh số cho vay công nghiệp của Saigonbank Bạc Liêu liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2010 cho vay công nghiệp là 45.300 triệu đồng, giảm 2,13 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 41.632 triệu đồng, giảm 8,10 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các ngành cơng nghiệp địa phương cịn gặp nhiều khó khăn do quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, kỹ thuật sản xuất thơ sơ cịn mang tín truyền thống, dẫn đến hiệu quả kinh tế cịn thấp. Bên cạnh đó, những khách hàng này chủ yếu vay với hình thức tín chấp nên dễ dẫn đến rủi ro cao, vì vậy doanh số cho vay ngành công nghiệp của ngân hàng có xu hướng giảm.

- Đối với xây dựng

Nhìn vào Bảng 3 ta thấy doanh số cho vay ngành xây dựng của Saigonbank Bạc Liêu liên tục giảm mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2010 cho vay ngành xây dựng là 13.277 triệu đồng, giảm 72, 93 % so với năm 2009 và đến

năm 2011 là 8.087 triệu đồng, giảm 39,09 % so với năm 2011. Nguyên nhân là

do nhu cầu vốn đầu tư xây dựng của khách hàng rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, lại có rủi ro cao nên ngân hàng đã xác định đây không phải là ngành tập

trung cho vay, dẫn đến doanh số cho vay trong lĩnh vực xây dựng giảm xuống.

- Đối với thương mại

Thương mại là lĩnh vực cho vay chủ yếu của ngân hàng. Nhìn vào Hình 3

ta thấy cho vay thương mại chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm khoảng 92 % trong cơ cấu cho vay. Nhìn chung, doanh số cho vay trong lĩnh vực thương mại của Saigonbank Bạc Liêu có sự tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua. Cụ thể,

năm 2010 cho vay thương mại là 802.520 triệu đồng, tăng 34,26 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 1.230.000 triệu đồng, tăng 53,27 % so với năm 2010.

Trong những năm gần đây, ngành thương mại của Bạc Liêu ngày càng khởi sắc, phát triển cả về chất lượng và quy mô, từng bước đưa nền kinh tế địa phương phát triển một cách tồn diện. Lưu thơng hàng hóa, vật tư trên thị trường ngày càng phát triển, đáp ứng được sức mua của nhân dân và góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ hàng hóa của địa phương, kích thích sản xuất, giao thương phát triển

và nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư. Do đó, nhu cầu về vốn của khách hàng để hoạt động kinh doanh tăng lên, kéo theo doanh số cho vay lĩnh vực thương

mại của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể.

- Các ngành kinh tế khác

Các ngành kinh tế khác như: du lịch, dịch vụ, lâm nghiệp… chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng. Nhìn chung, doanh số cho vay các ngành kinh tế này của Saigonbank Bạc Liêu có sự biến động và có xu hướng giảm trong thời gian tới. Cụ thể, năm 2010 cho vay các lĩnh vực này là 23.523 triệu đồng, tăng 6,81 % so với năm 2009 và đến năm 2011 giảm còn 19.210 triệu đồng, giảm 18,34 % so với năm 2010. Điều này là do ngân hàng tập trung cho vay trong lĩnh vực thương mại để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng của mình nên giảm bớt cho vay đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng này.

4.2.1.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Theo thành phần kinh tế, các khoản cho vay của ngân hàng được chia

vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua các năm được thể hiện qua hình vẽ sau đây:

Hình 4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011

- Đối với hộ cá thể

Qua Bảng 3 cũng như Hình 4 ta thấy doanh số cho vay đối với hộ cá thể của Saigonbank Bạc Liêu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh nghiệp, chiếm khoảng 58 % trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế. Cụ thể, năm 2010 cho vay hộ cá thể là 564.954 triệu đồng, tăng 36,07 % so với năm 2009 và

đến năm 2011 là 781.156 triệu đồng, tăng 38,27 % so với năm 2010. Điều này là

do hộ sản xuất kinh doanh là những khách hàng truyền thống của ngân hàng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có địa bàn và quy mô hoạt động rộng lớn. Ngoài ra, ngân hàng đã không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ dành cho

khách hàng cá nhân như: cho vay trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ…

- Đối với doanh nghiệp

Từ bảng 3 ta thấy doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp của Saigonbank Bạc Liêu liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 cho vay doanh nghiệp là 401.674 triệu đồng, tăng 9,31 % so với năm 2009 và năm 2011 là 553.933 triệu đồng, tăng 37,91 % so với năm 2010. Kết quả này là do tình hình kinh tế của địa phương ngày càng phát triển và ổn định, các doanh nghiệp có quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh rộng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, các doanh nghiệp này phần lớn là khách hàng thân thiết, có uy tín và quan hệ gắn bó

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2009 2010 2011 Năm D oa nh s c ho v a y ( tr iệ u đồng) Hộ cá thể Doanh nghiệp

lâu dài với ngân hàng. Do đó ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho vay

đối với loại hình kinh tế này.

Nhìn chung, trong những năm qua Saigonbank Bạc Liêu đã nắm bắt được các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và đã góp phần vào sự phát triển chung

đó. Ngân hàng đã tận dụng được các nguồn lực của mình để nâng cao doanh số

cho vay nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng và cho cả bản thân

ngân hàng. Điều đó thể hiện qua việc doanh số cho vay của ngân hàng trong

những năm qua liên tục tăng và có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi ngân hàng cần phải hồn thiện hơn nữa để có những bước đột phá, mở rộng thị phần, góp phần mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)