GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Kinh doanh tiền tệ của NHTM là hoạt động dựa trên sự tín nhiệm nên nó là một hoạt động rất nhạy cảm. Mọi thay đổi trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh

chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những biến động bất

ngờ và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. NHTM có nhiều nghiệp vụ kinh doanh đa dạng, nên rủi ro của nó cũng hết sức phức tạp với một độ nhạy cảm nhất định. Qua việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội Bạc Liêu, phân tích thực trạng RRTD của Saigonbank Bạc Liêu, em xin rút ra một số giải pháp phòng ngừa RRTD tại ngân

hàng như sau:

- Thu thập thông tin về môi trường kinh doanh

+ Ngân hàng cần tổng hợp và cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật, kỹ thuật công nghệ. Nếu ngân hàng cố gắng chạy theo mục tiêu tăng trưởng, mở rộng tín dụng trong điều kiện hệ thống thông tin không tương xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân

hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần thực hiện tốt công tác dự báo cho từng giai đoạn phát triển, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp, đúng đắn giúp cho ngân hàng ngày càng phát triển và bền vững.

+ Trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, ngân hàng có thể giúp đỡ khách hàng của mình dự đốn trước những lực lượng mơi trường có thể ảnh hưởng quan trọng tới các hoạt động của khách hàng và giúp khách hàng phát huy năng lực nội tại, thay đổi chiến lược cho thích ứng với những cơ hội và thách

thức mới, góp phần giảm thấp các thiệt hại, nâng cao hiệu quả trong hoạt động.

tăng cường vị trí, uy tín của ngân hàng, góp phần mở rộng các hoạt động chính

của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng và đầu tư.

- Tư vấn cho khách hàng trong việc quản lý tài chính

+ Ngân hàng có thể trợ giúp các khách hàng trong việc xây dựng một

chương trình quản lý ngân quỹ với mục đích sử dụng tiền mặt một cách có hiệu

quả nhất nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, dựa vào việc sử dụng các công cụ của thị trường tiền tệ.

+ Ngân hàng có thể giúp khách hàng sắp xếp một cơ cấu vốn hợp lý, lập kế hoạch dài hạn về vốn, để đảm bảo khả năng huy động vốn cũng như hiệu quả trong sử dụng vốn không chỉ trong điều kiện kinh tế bình thường mà cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

+ Ngân hàng đang định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại địa

phương. Trong lĩnh vực này, ngân hàng có thể giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý rủi ro hối đoái. Trên cơ sở các dự đoán về thị trường hối đoái, ngân

hàng sẽ định hướng cho khách hàng của mình giữ nguyên tình trạng hối đoái hoặc đưa ra các biện pháp tài chính để phịng chống rủi ro có thể xảy ra như: sử dụng thị trường kỳ hạn, quyền lựa chọn ngoại tệ hoặc sử dụng thị trường tiền tệ

nước ngoài.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu thiếu sự trao đổi thơng tin thì sẽ dẫn đến trường hợp khách hàng với một tài sản thế chấp có thể vay tại nhiều ngân hàng. Điều đó cũng tạo ra khơng ít rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ

Cơng tác kiểm sốt nội bộ là một khâu không thể thiếu được trong quá trình giám sát vận động của vốn tín dụng từ khi thẩm định cho vay đến khi thu hồi cả nợ gốc và lãi. Hoạt động kiểm soát nội bộ nên tập trung vào việc kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định tín dụng, giám sát xem cán bộ tín dụng có thực hiện

đúng quy trình hay khơng, phát hiện những sai sót để ngăn chặn kịp thời, hạn chế

- Phân tán rủi ro tín dụng

+ Ngân hàng không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng

đó, những lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

+ Trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu ngân hàng e ngại rủi ro

cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác ở địa phương để cùng cho vay, nhằm phân tán RRTD, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng.

+ Trong một số trường hợp, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm

đảm bảo tín dụng.

- Tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức đồn thể

Chính quyền và các tổ chức đồn thể của địa phương sẽ có những thơng

tin đáng tin cậy về khách hàng vay là cá nhân cư ngụ trên địa bàn, điều này sẽ

giúp cán bộ tín dụng thẩm định về uy tín của khách hàng tránh rủi ro liên quan

đến vấn đề đạo đức của khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)