PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐOẠN 2009 - 2011

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập

và huy động được, dùng để đầu tư cho vay và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Để có thể tạo ra được lợi nhuận, ngân hàng cần phải huy động được

nguồn vốn để kinh doanh. Tuy nhiên, việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, việc cân đối nguồn vốn của

ngân hàng là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính an tồn và hiệu quả.

Nhận thức được điều đó, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt

động tín dụng trong những năm qua, Saigonbank Bạc Liêu đã chú trọng và tăng cường công tác huy động vốn tại chổ, đồng thời linh hoạt trong việc tiếp nhận vốn điều hòa từ hội sở, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình nguồn vốn

của ngân hàng qua các năm 2009 - 2011:

Bảng 2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA SAIGONBANK BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 384.108 366.385 463.945 -17.723 -4,61 97.560 26,63 Vốn điều hòa 35.968 58.060 52.860 22.092 61,42 -5.200 -8,96 Tổng nguồn vốn 420.076 424.445 516.805 4.369 1,04 92.360 21,76

(Nguồn: Phịng Kinh doanh)

Nhìn vào Bảng 2 ta thấy tổng nguồn vốn của Saigonbank Bạc Liêu giai

đoạn 2009 - 2011 liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn là

triệu đồng, tăng 21,76 % so với năm 2010. Trong đó, vốn huy động có tỷ trọng lớn nhất, chiếm hơn 90 % tổng nguồn vốn. Nhìn chung nguồn vốn huy động của

ngân hàng giai đoạn này có sự biến động, nhưng vẫn đạt được ở mức cao. Cụ thể là năm 2010 vốn huy động là 366.385 triệu đồng, giảm 4,61 % so với năm 2009.

Nguyên nhân là do ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong cơng tác huy động vốn, bởi vì sự biến động của nền kinh tế địa phương, cộng thêm lạm phát tăng nhanh, lãi suất biến động đã tác động mạnh mẽ đến các tổ chức kinh tế và các tầng lớp

dân cư. Nhưng bước sang năm 2011 vốn huy động tăng mạnh trở lại và đạt được

463.945 triệu đồng, tăng 26,23 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong tỉnh có bước tiến triển tốt, số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng với mục đích

hưởng lãi suất và thanh tốn thơng qua hệ thống công nghệ hiện đại của ngân

hàng với độ an tồn cao, chi phí thấp. Ngồi ra, trong q trình hoạt động thì

ngân hàng đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo lòng tin cho

khách hàng, làm cho việc huy động vốn của ngân hàng được thuận lợi hơn. Bên cạnh nguồn vốn huy động, ngân hàng còn tiếp nhận nguồn vốn điều hòa từ hội sở

để đủ vốn kinh doanh. Nhìn chung, vốn điều hịa của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn này tăng cao vào năm 2010, sau đó giảm nhẹ vào năm 2011. Cụ thể là năm

2010, vốn điều hòa là 58.060 triệu đồng, tăng 61,42 % so với năm 2009. Nguyên nhân là do giải quyết tình trạng khó khăn về huy động vốn của ngân hàng. Tuy

nhiên, năm 2011 vốn điều hòa giảm còn 52.860 triệu đồng, giảm 8,96 % so với năm 2010. Kết quả này là do ngân hàng đã tận dụng được nguồn vốn trong dân cư để đem về lợi nhuận cao hơn so với việc sử dụng nguồn vốn điều hịa phải tốn chi phí cao hơn.

Qua phân tích tình hình nguồn vốn của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011 ta thấy ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh và mở rộng các loại hình dịch vụ và kinh doanh, có những giải pháp làm tăng nguồn vốn nhằm đáp

ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh việc mở rộng quy mô

hoạt động tín dụng, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, nhằm đáp

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)