GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Vấn đề giảm thiểu rủi ro cần được các ngân hàng nhận thức và xử lý một cách

đầy đủ và hiệu quả thông qua một hệ thống các giải pháp đồng bộ và thống nhất,

nhằm phát triển hoạt động tín dụng một cách bền vững và hiệu quả. Do vậy hiểu rõ RRTD là việc rất quan trọng để có thể đưa ra những giải pháp nhằm giúp ngân hàng hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Qua q trình phân tích thực trạng RRTD, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến RRTD của Sài Gịn Cơng Thương Ngân hàng Chi nhánh Bạc Liêu, em xin đề xuất giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại

ngân hàng như sau:

- Quản lý danh mục cho vay hiệu quả hơn

Việc cung cấp tín dụng phải tuân theo danh mục cho vay với những tỷ trọng nhất định theo ngành, vùng lãnh thổ, loại hình sở hữu, loại hình tài sản thế chấp với mục tiêu đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để quản lý danh mục cho vay có hiệu quả cần có hệ thống thơng tin đầy đủ để cung cấp cho

Ban Giám đốc thông qua việc truy cập một cách dễ dàng, thuận lợi để xác định

mục tiêu của danh mục cho vay có phù hợp hay khơng, từ đó đưa ra những quyết

định kịp thời đảm bảo mục tiêu quản lý danh mục cho vay.

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

+ Việc tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với việc bổ sung cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo cán bộ tín dụng khơng bị quá tải trong quản lý các khoản cho vay, họ sẽ thực hiện đánh giá khoản vay và theo dõi khoản vay có chất lượng.

+ Để đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng cần tuyển dụng kịp

thời với tiêu chuẩn tuyển dụng rõ ràng kèm chính sách đãi ngộ hợp lý để có thể tuyển được những nhân viên giỏi, có khả năng làm việc. Cơng tác đào tạo cán bộ phải được tổ chức thường xuyên với chương trình bao gồm kiến thức pháp luật và tín dụng kết hợp với tổ chức hội thảo để cán bộ tín dụng có đủ điều kiện trao

đổi học tập, kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng cũng phải

thường xuyên được thực hiện nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng

và khách hàng, gây hậu quả thiệt hại cho ngân hàng. Ngoài ra, công tác thưởng phạt rõ ràng, gắn kết hiệu quả làm việc với tiền lương. Cán bộ tín dụng để xảy ra nợ xấu cao hơn mức cho phép do yếu tố chủ quan phải bị xử phạt nghiêm khắc.

- Quản lý tốt khâu thẩm định

+ Công tác thẩm định chỉ hiệu quả khi có nguồn thơng tin đối chiếu để kiểm tra độ tin cậy của những thông tin mà khách hàng cung cấp thông qua kế hoạch kinh doanh. Để thực hiện được điều này, cán bộ tín dụng phải thường

xuyên được tập huấn nghiệp vụ, phải chủ động trong thu thập, phân tích và lưu

trữ thơng tin sẵn sàng phục vụ cho công tác thẩm định.

+ Trong q trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần phải có những kỹ năng phân tích kế hoạch kinh doanh và nắm rõ chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm bảo đảm rằng ngân hàng chỉ cho vay các dự án có khả năng sinh lời và có kỳ hạn trả nợ phù hợp. Và khơng nên xác định mức cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản thế chấp.

+ Ngoài việc thẩm định về năng lực tài chính, khả năng sinh lời của kế hoạch kinh doanh thì cần thẩm định thêm về uy tín của khách hàng để tránh những rủi ro về đạo đức từ phía khách hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

+ Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, tránh đầu

tư quá mức vào một số đối tượng khách hàng, tiến hành thường xuyên phân loại

nợ nhằm xác định mức dự phòng hợp lý nhất, định lượng rủi ro tín dụng thơng qua sử dụng các mơ hình phù hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của các khoản cho vay dự kiến.

+ Cần tách riêng bộ phận định giá tài sản bảo đảm, phát triển mơ hình bảo hiểm tiền cho vay, tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng, thành lập tại ngân hàng bộ phận cập nhật thông tin thị trường, thông tin cảnh báo rủi ro và thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách thường xuyên.

+ Cần hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, sử dụng phần mềm quản lý rủi

ro và tăng cường công tác giám sát từ xa.

+ Tăng cường quản trị tài sản đảm bảo tiền vay thông qua việc đánh giá định kỳ tài sản thế chấp của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sài gòn công thương ngân hàng chi nhánh bạc liêu (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)