KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Cùng với sự lớn mạnh của Sài Gịn Cơng Thương Ngân hàng, Sài Gịn
Cơng Thương Ngân hàng Chi nhánh Bạc Liêu cũng ngày càng phát triển và tự
khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều biến động, cộng thêm sự xuất hiện của nhiều NHTM khác và các quỹ tín dụng trên cùng địa bàn nên đã đặt ngân hàng vào tình thế
phải cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những khách hàng quen thuộc, có uy tín thì cịn nhiều khách hàng với phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế
không cao, điều này đã gây khơng ít khó khăn cho ngân hàng trong việc mở
rộng hoạt động tín dụng. Nhìn chung, tình hình dư nợ của ngân hàng có sự biến
động nhỏ nhưng vẫn đạt ở mức khá cao. Cụ thể là năm 2009 dư nợ là 376.108
triệu đồng, năm 2010 dư nợ là 357.058 triệu đồng (giảm 5,07 % so với năm
2009) và đến năm 2011 dư nợ tăng lên đến 458.272 triệu đồng (tăng 28,35 % so
với năm 2010). Có được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo chặt chẽ, đúng đắn của
Ban Giám đốc và sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng
trong quá trình thực hiện chức năng của mình.
Việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp trong những năm qua đã giúp cho tình hình nợ quá hạn của ngân hàng tương đối thấp, đồng thời cũng giảm thiểu được nợ xấu. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn, nợ xấu có sự biến động
nhưng vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể là năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,64 %, năm 2010 là 0,58 % và năm 2011 là 0,84 %. Và tương ứng là tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,43 %, năm 2010 là 0,33 % và năm 2011 là 0,68 %. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD, từ đó giúp cho
hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định.
Từ những kết quả đã đạt được làm cho lợi nhuận của ngân hàng ln ở
mức cao và có sự tăng trưởng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị RRTD, đồng thời đẩy
6.2 KIẾN NGHỊ
- Đối với chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương
+ Cần khẩn trương xây dựng trung tâm thông tin doanh nghiệp và thị
trường bởi vì một khó khăn rất lớn của các ngân hàng hiện nay là thiếu thông tin
ngành nghề của khách hàng và rất khó khăn trong việc kiểm chứng thơng tin. + Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, xác lập quyền sở hữu tài sản minh bạch, rõ ràng, xây dựng quy chế và bộ máy giám sát tín dụng
độc lập, cần xây dựng các chính sách liên quan đến chất lượng cán bộ tín dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho hệ thống các ngân hàng.
- Đối với Sài Gịn Cơng Thương Ngân hàng Chi nhánh Bạc Liêu
+ Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trị cực kỳ quan trọng đối với các NHTM nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung, vì vậy mà ngân hàng cần
phải chú trọng hơn nữa. Ngân hàng cần tập trung đưa ra những chiến lược kinh
doanh phù hợp, đổi mới quy trình và bộ máy cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đảm bảo an toàn khi cho vay. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng.
+ Các ngân hàng nước ngoài thường áp dụng các điều khoản hợp đồng
cho phép ngân hàng kiểm soát một số nội dung quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Mục đích kiểm sốt này nhằm đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được duy trì trong suốt quá trình cho vay, tránh tổn thất rủi ro kinh doanh và những biến động bất lợi, đồng thời những điều khoản này cho phép ngân hàng thu nợ ngay khi doanh nghiệp có dấu hiệu sa sút trong kinh doanh. Ngân hàng nên nghiên cứu và đề xuất với hội sở để đưa vào một số ràng buộc về tài chính trong hợp đồng tín dụng đối với các khoản vay lớn của các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Thái Văn Đại (2010), “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”,
Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2010), “Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng”,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Luân (2007), “Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị
trường tài chính”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trương Thị Ngọc Diễm (2009), luận văn tốt nghiệp “Rủi ro tín dụng và các
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Càng Long”, Lớp tài chính K31, Trường Đại học Cần Thơ.
5. Nguyễn Đơng Nghi (2011), luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh
Đồng Tháp”, Lớp tài chính K34, Trường Đại học Cần Thơ.
6. TS. Lại Xuân Thủy, ThS. Lê Thị Lệ Hằng (2008), “Những nguyên nhân cơ
bản và giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Tạp chí Ngân hàng, số 18, tháng 09 - 2008, trang 48 - 51.
7. Nguyễn Kim Thài (2008), “Hạn chế rủi ro tín dụng - Bài học rút ra từ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Long An”. Tạp chí Cơng
nghệ ngân hàng, số 24, tháng 03 - 2008, trang 27 - 29. 8. Một số văn bản do NHNN ban hành:
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định sửa
đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc ban hành quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 và quyết định về việc sửa đổi bổ sụng số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về các tỷ lệ bảo
đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
9. Một số trang web:
- www.saigonbank.com.vn - www.sbv.gov.vn