CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng vậy, hiệu quả luôn đi đôi với những rủi ro và vấn đề đặt ra là làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất mà rủi ro gây ra ở mức thấp nhất. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, hoạt động tín dụng của ngân hàng ln tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, vì vậy ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng đến cơng tác phịng chống, quản lý rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Sau đây là thực trạng RRTD của Saigonbank Bạc Liêu được phân tích thơng qua các chỉ tiêu như: nợ quá hạn, nợ xấu và các chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường RRTD của ngân hàng, từ đó có thể giúp nhà quản trị ngân hàng đưa ra những chiến lược
kinh doanh thích hợp, góp phần làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt
được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững.
4.3.1 Tình hình nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, điều này chứa đựng RRTD của ngân hàng.
Trong những năm qua, nợ quá hạn của Saigonbank Bạc Liêu chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Để thấy rõ hơn, tình hình nợ quá hạn của ngân hàng
qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 6. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA SAIGONBANK BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng nợ quá hạn 2.407 2.071 3.849 -336 -13,96 1.778 85,85 Theo thời hạn Ngắn hạn 1.943 1.584 3.267 -359 -18,49 1.683 106,31 Trung và dài hạn 464 487 582 23 5,02 95 19,40 Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 530 558 1.078 28 5,28 520 93,19 Thủy sản 457 435 885 -22 -4,81 450 103,45 Công nghiệp 433 290 577 -143 -33,03 287 98,97 Xây dựng 361 249 308 -112 -31,02 59 23,69 Thương mại 482 435 924 -47 -9,75 489 112,41 Khác 144 104 77 -40 -27,78 -27 -25,96 Theo thành phần kinh tế Hộ cá thể 1.272 1.239 2.112 -32 -2,53 872 70,36 Doanh nghiệp 1.135 832 1.737 -304 -26,76 906 108,95
(Nguồn: Phịng Kinh doanh)
Nhìn vào Bảng 6 ta thấy nợ quá hạn của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011 có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn là 2.071 triệu đồng, giảm 13,96% so với năm 2009. Kết quả này là do ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng, do đó cơng tác thẩm định và kiểm sốt các khoản cho vay ln đặt lên hàng đầu, cán bộ
tín dụng luơn tích cực đơn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2011 nợ quá hạn tăng lên 3.849 triệu đồng, tăng 85,85 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản nợ quá hạn của các năm trước chưa giải quyết dứt
điểm, song lại phát sinh mới về các khoản nợ quá hạn.
4.3.1.1 Nợ quá hạn theo thời hạn
Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của ngân hàng qua các năm được thể hiện qua hình vẽ sau đây:
Hình 11. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011
- Nợ quá hạn ngắn hạn
Tương ứng với dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn ngắn hạn của Saigonbank Bạc
Liêu có tỷ trọng rất lớn, chiếm khoảng 84 %. Nhìn chung, nợ quá hạn của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Cu thể là năm 2010 nợ quá hạn ngắn hạn là 1.584 triệu đồng, giảm 18,49 % so với năm 2009. Kết quả này chủ yếu là do sự phục hồi trở lại của nền kinh tế cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho khách hàng đạt lợi nhuận cao nên trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Hơn nữa, cán bộ tín dụng thực hiện tốt cơng tác kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay và có những biện pháp xử lý kịp thời, góp phần làm cho nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng giảm. Nhưng đến năm 2011 nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 3.267 triệu đồng, tăng 106,31 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do những khó khăn gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng do tình hình kinh tế còn nhiều biến động, lạm phát cao làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, cộng thêm
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2009 2010 2011 Năm N ợ qu á hạ n (t ri ệ u đ ồng) Ngắn hạn Trung và dài hạn
phải chi trả lãi suất cao, từ đó làm giảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng.
- Nợ quá hạn trung và dài hạn
Nhìn vào Bảng 6 cũng như Hình 11 ta thấy nợ quá hạn trung và dài hạn của Saigonbank Bạc Liêu liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn trung và dài hạn là 487 triệu đồng, tăng 23 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 582 triệu đồng, tăng 19,40 % so với năm 2010. Nguyên nhân này chủ yếu là do khách hàng vay vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đạt hiệu quả kinh tế còn thấp do tình hình kinh tế địa phương cịn gặp nhiều khó khăn nên khơng thể trả nợ đúng hạn. Hơn nữa, cán bộ tín dụng phân kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn tới tình trạng khách hàng chưa thu hồi đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng.
4.3.1.2 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Để thấy rõ hơn, tình hình nợ quá hạn của ngân hàng theo ngành kinh tế qua các năm được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:
Hình 12. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011
- Đối với nông nghiệp
Dư nợ ngành nông nghiệp của Saigonbank Bạc Liêu chiếm tỷ trọng rất
thấp nhưng nợ q hạn ngành nơng nghiệp lại có tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ quá hạn, chiếm khoảng 28 %. Nhìn vào Bảng 6 ta thấy nợ quá hạn ngành nông
Năm 2009 22% 19% 15% 6% 20% 18% Năm 2010 12% 5% 21% 27% 14% 21% Năm 2011 24% 8% 2% 28% 23% 15% Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Xây dựng Thương m ại Khác
nghiệp của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn ngành này là 558 triệu đồng, tăng 5,28 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 1.078 triệu đồng, tăng 93,19 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình thời tiết khơng ổn định, ngập mặn, tình hình sâu bệnh trên cây trồng và dịch bệnh trên vật nuôi lây lan rộng đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nông phẩm, hơn nữa điều kiện kinh tế của người dân cịn khó khăn nên khơng có khả
năng trả nợ đúng hạn, cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất, khơi phục khả năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Đối với thủy sản
Ngồi nơng nghiệp, thủy sản cũng là ngành có tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao, chiếm khoảng 23 % tổng nợ quá hạn. Qua Bảng 6 ta thấy nợ quá hạn ngành thủy sản của Saigonbank Bạc Liêu có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn nông nghiệp là 435 triệu đồng, giảm 4,81 % so với năm 2009. Kết quả này là do kinh tế thủy sản của địa phương đạt kết quả cao, hơn nữa đây
là ngành được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ tích cực, từ đó góp phần
làm giảm nợ quá hạn ngành thủy sản. Nhưng đến năm 2011 nợ quá hạn thủy sản
tăng lên 885 triệu đồng, tăng 103,45 % so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu
là do tình hình thời tiết khơng ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xuất hiện nhiều trên con tôm, gây thiệt hại rất lớn cho người dân dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài, vì vậy khơng trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Đối với cơng nghiệp
Qua Hình 12 ta thấy nợ q hạn ngành cơng nghiệp của Saigonbank Bạc Liêu có tỷ lệ ở mức khá cao, chiếm khoảng 15 % tổng nợ q hạn. Nhìn chung nợ q hạn ngành cơng nghiệp của ngân hàng có sự biến động lớn qua các năm.
Năm 2010 nợ quá hạn công nghiệp là 290 triệu đồng, giảm 33,03 % so với năm
2009. Kết quả này là do ngân hàng chủ động cắt giảm dư nợ trong lĩnh vực công nghiệp, hơn nữa công tác thu nợ ngành này của ngân hàng đạt kết quả tốt nên góp phần làm cho nợ quá hạn ngành này giảm xuống. Nhưng đến năm 2011 nợ quá hạn công nghiệp tăng lên 557 triệu đồng, tăng 98,97 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn chủ yếu để mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nguyên nhiên liệu…nhưng lại không chú trọng đến công tác quản lý dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất thấp, hơn nữa ngành công nghiệp
Bạc Liêu cịn gặp nhiều khó khăn, sản lượng và chất lượng sản phẩm không cao, tiêu thụ chậm, ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng nên gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Đối với xây dựng
Xây dựng là ngành có nợ quá hạn tương đối thấp, chiếm khoảng 8 % tổng nợ quá hạn vào năm 2011. Nhìn vào Bảng 6 ta thấy nợ quá hạn ngành xây dựng của Saigonbank Bạc Liêu có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn xây dựng là 249 triệu đồng, giảm 31,02 % so với năm 2009. Kết quả này là ngân hàng tập trung trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn đối với ngành xây dựng. Đến năm 2011 nợ quá hạn ngành xây dựng tăng lên 308 triệu
đồng, tăng 23,69 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản nợ quá hạn
còn tồn đọng và phát sinh thêm các khoản nợ quá hạn mới do tình hình thu nhập khơng ổn định của khách hàng dẫn tới tình trạng khơng trả nợ đúng hạn.
- Đối với thương mại
Tuy dư nợ thương mại của Saigonbank Bạc Liêu chiếm tỷ trọng cao nhất
nhưng nợ quá hạn ngành này có tỷ lệ nhỏ hơn so với nông nghiệp, chiếm khoảng
24 % tổng nợ quá hạn. Qua Bảng 6 ta thấy nợ quá hạn ngành thương mại của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Năm 2010 nợ quá hạn ngành thương mại là 435 triệu đồng, giảm 9,75 % so với năm 2009. Kết quả này là do nền kinh tế được phục hồi giúp cho hoạt động thương mại có sự chuyển biến tích cực, khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn nên góp phần làm cho nợ quá hạn thương mại giảm. Nhưng đến năm 2011 nợ quá hạn thương mại tăng lên 924 triệu đồng, tăng 112,41 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do nền kinh tế còn chưa ổn định, hơn nữa ngành này thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư nên tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng hoạt động chưa hiệu quả nên khơng khơng có khả
năng trả nợ đúng hạn.
- Các ngành kinh tế khác
Nhìn vào Hình 12 ta thấy nợ quá hạn các ngành kinh tế khác có tỷ lệ thấp nhất, chiếm khoảng 2 % trong tổng nợ quá hạn. Nhìn chung, nợ quá hạn đối với các ngành này của Saigonbank Bạc Liêu liên tục giảm mạnh qua các năm. Cụ thể
với năm 2009 và đến năm 2011 là 77 triệu đồng, giảm 25,96 % so với năm 2010. Trong những năm qua, ngân hàng hạn chế đầu tư cho vay đối với các ngành này, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn vay cho phần lớn là khách hàng quen thuộc, có uy tín, vì vậy nợ q hạn các ngành này giảm.
4.3.1.3 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua các năm
được thể hiện qua hình vẽ sau đây:
Hình 13. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Saigonbank Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2011
- Đối với hộ cá thể
Tương ứng với dư nợ hộ cá thể, nợ quá hạn đối với hộ cá thể của
Saigonbank Bạc Liêu có tỷ lệ cao hơn so với loai hình doanh nghiệp, chiếm khoảng 55 %. Nhìn chung, nợ quá hạn đối với hộ cá thể của ngân hàng có sự biến
động qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn đối với hộ cá thể là 1.239
triệu đồng, giảm 2,53 % so với năm 2009 và đến năm 2011 là 2.112 triệu đồng,
tăng 70,36 % so với năm 2010. Nguyên nhân này là do tình hình kinh tế địa phương còn nhiều biến động, giá nguyên vật liệu đều tăng làm cho giá thành tăng, trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt nên ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn là hộ cá thể, điều này làm
ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2009 2010 2011 Năm N ợ quá hạ n (t ri ệ u đồng) Hộ cá thể Doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp
Nhìn vào Bảng 6 cũng như Hình 13 ta thấy nợ quá hạn đối với doanh nghiệp của Saigonbank Bạc Liêu có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nợ quá hạn đối với doanh nghiệp là 832 triệu đồng, giảm 26,76 % so với năm 2009. Kết quả này là do ngân hàng đã nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng, đồng thời công tác giám sát, đôn đốc các khách hàng là doanh nghiệp được quan tâm nhiều hơn, hơn nữa sự phục hồi trở lại của nền kinh tế giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đúng kế hoạch trả nợ đúng hạn, vì vậy nợ quá hạn đối với doanh nghiệp giảm. Nhưng đến năm 2011 nợ quá hạn đối với doanh nghiệp tăng lên 1.737 triệu
đồng, tăng 108,95 % so với năm 2010. Nguyên nhân này là do sự diễn biến phức
tạp của nền kinh tế địa phương đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hơn nữa việc tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý của các doanh nghiệp không muốn thực hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Nhìn chung, trong những năm qua nợ quá hạn của Saigonbank Bạc Liêu có sự biến động nhưng vẫn ở mức rất thấp. Điều này cho thấy sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân tích thẩm định khách hàng, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi vay, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ nên góp phần đẩy nhanh cơng tác thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Tuy
nhiên, nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, vì vậy ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, từ đó đưa ra các giải
pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng
nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.3.2 Tình hình nợ xấu
Nợ xấu ngày càng cao thì đó là biểu hiện của RRTD. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vịng quay vốn tín dụng chậm, khơng thể thúc đẩy q trình tái đầu tư, dẫn đến khơng thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vay