PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1.6 Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử
Việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến giúp chu chuyển vốn tăng nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế đất nước đang thay đổi nhanh chóng. Chính điều này làm luồn tiền chảy vào NH nhiều hơn, đa dạng hơn, sớm chuyển sang nền kinh tế không dùng tiền mặt.
- Đối với KH: Dịch vụ NHDT giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức KH cũng như nhân viên NH và giúp khách hàng tiếp cận với ngân hàng nhanh, hiệu quả hơn.
- Đối với ngân hàng: Dịch vụ NHDT ra đời tạo cho các NH thêm nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận, giúp NH tạo ra nhiều mối quan hệ tốt hơn với KH. Cho phép khai thác hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ. Phát triển NHDT giúp NH nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình ở trên thương trường. Tạo thuận lợi cho các NH trong việc hội nhập quốc tế, mở rộng sự xâm nhập và liên kết các dịch vụ tài chính trên tồn thế giới.
- Đối với kinh tế - xã hội: Dịch vụ này giúp cho quá trình thanh tốn trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, vốn sẽ đến những nơi cần đến một cách tốt hơn, tức là tăng hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó đáp ứng được nhu cầu về vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả. Thanh toán điện tử biến nền kinh tế tiền mặt, nền kinh tế thủ công thành nền kinh tế chuyển khoản, nền kinh tế hiện đại.
- Đối với chính phủ: Thơng qua hệ thống NHDT, chính phủ có thể kiểm sốt hầu hết các chu chuyển tiền tệ, từ đó có thể hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng… đây là điều hết sức cần thiết đối với Việt Nam hiện nay, khi mà tỉ lệ tham nhũng ở nước ta còn nhiều, bị xếp vào một trong những quốc gia có tình trạng tham nhũng cao trên thế giới.[9]