Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng tàu cho Công Ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé đến năm 2025 (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài

1.4.1.1 Hệ thống cơ chế chính sách

- Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), hoạt động khai thác Cảng bao gồm cơ sở hạ tầng (cảng, bến bãi, đƣờng bộ, đƣờng sắt); vận hành (kho bãi, trung tâm phân phối, xe tải, tàu, thuyền); dịch vụ (giao nhận hàng hóa, bốc xếp và hải quan). Mục tiêu của những hoạt động này là vận chuyển hàng hóa từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Việt Nam dù là nƣớc đƣợc đánh giá là có nhiều lợi thế trong khai thác cảng, nhƣng theo đánh giá của WB thì cơ sở hạ tầng kho vận của Việt Nam đang còn nhiều hạn chế. Kế đến là hệ thống chính sách rƣờm rà, khó hiểu, chồng chéo và khơng nhất qn. Điển hình là nhiều cơ quan quản lý nên nảy sinh nhiều luật và quy định, từ đó dẫn đến cách hiểu, cách triển khai thực thi khác nhau giữa các địa phƣơng và trung ƣơng dẫn đến việc thực hiện thủ tục hải quan xuất, nhập khẩu tốn rất nhiều thời gian.

- Tính đồng bộ, thống nhất giữa các chính sách, luật, chính sách các ngành, lĩnh vực liên quan đến luật, chính sách vận tải với Bộ luật Hàng hải vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu đề xuất điều chỉnh phù hợp.

- Việc này đòi hỏi trách nhiệm giữa các cơ quan ban ngành từ quy hoạch phƣơng tiện, hoạch định chính sách Bộ Giao thơng - Vận tải, Tổng cục Hải quan, các cơ quan quản lý thủ tục xuất nhập khẩu, các bộ phận an ninh, nghiệp vụ, Bộ công an,… cần ngồi lại, có tiếng nói chung nhằm tháo gỡ những vƣớng mắc để nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.4.1.2 Hệ thống giao thông kết nối của cảng

- Cảng biển trở thành trung tâm kết nối mạng lƣới giao thông quốc gia với thế giới bên ngoài, là nơi diễn ra hoạt động sầm uất của vận tải đa phƣơng thức mà logistics là động lực thúc đẩy. Để logistics phát triển tốt và hoạt động dịch vụ ở các cảng biển đạt hiệu quả cao, tăng “giá trị gia tăng” cho logistics cần thiết phải đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng cảng biển. Kết cấu hạ tầng cảng biển trở thành xƣơng sống của vận tải biển, đặc biệt từ khi container xuất hiện và logistics ra đời.

- Hệ thống giao thơng Việt Nam nhìn chung đang thiếu và yếu kém so với yêu cầu phát triển đất nƣớc cũng nhƣ đáp ứng nâng cao chất lƣợng logistics. Vì vậy, khả

năng khai thác cảng bị hạn chế không hẳn là do công suất cảng, mà là do năng lực vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng sắt khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa cảng và vùng hậu phƣơng. Điển hình là cầu đƣờng cịn đang dƣới tiêu chuẩn qui định để bảo đảm tải trọng cho xe container lƣu thông, chƣa kết nối tốt hệ thống giao thông nội địa với các cảng biển, hiệu quả sử dụng vận tải đa phƣơng thức còn thấp.

- Bên cạnh đó Cảng ngồi việc cần có hệ thống kỹ thuật hạ tầng nhƣ mạng lƣới giao thơng, điện, nƣớc, thơng tin liên lạc…, thì cũng cần các dịch vụ thƣơng mại tài chính ngân hàng và các cơ sở hạ tầng xã hội khác. Các cơ sở kinh tế gắn kết với cảng theo hƣớng phục vụ xuất khẩu sẽ giảm bớt khối lƣợng và chi phí vận tải chuyển tiếp; đồng thời củng cố khả năng đảm bảo nguồn hàng qua cảng. Các trung tâm dịch vụ - thƣơng mại gần cảng tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động của cảng song nó tạo đƣợc những tiện ích, tăng sức hấp dẫn đối với các hãng tàu và tăng sự tin tƣởng cho các nhà đầu tƣ.

1.4.1.3 Điều kiện thời tiết - khí hậu, dịch bệnh

- Việt Nam đƣợc cảnh báo là một trong năm nƣớc trên thế giới bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thiên tai và các hiện tƣợng BĐKH tác động ngày càng khốc liệt. Ngập mặn kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa và nông sản của Việt Nam bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều tổn thất nhất là lƣợng xuất khẩu nông sản hàng năm. Mực nƣớc biển tăng nhanh, hạn hán kéo dài và bất thƣờng, nguồn nƣớc ở các sơng lớn có xu hƣớng giảm nhanh, dịng nƣớc có xu hƣớng thấp đi, bão tố, triều cƣờng dẫn đến việc ngập lụt, xói lở ngày một nghiêm trọng.

- Biến động bất thƣờng của biển gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhƣ bồi lấp luồng lạch các cửa sơng, ven biển, gây khó khăn trong việc ra vào của tàu, các cơng trình xây dựng ven biển và ven bờ nhƣ cảng du lịch, cảng biển, các nhà máy điện chạy khí và hệ thống chuyển tải, phân phối điện, bến bãi, kho tàng, các cơng trình xây dựng cơng nghiệp, các cơng trình giao thơng ven biển, hệ thống đê biển địi hỏi mất rất nhiều chi phí cho việc gia cố bảo vệ, duy tu, bảo dƣỡng hoặc khắc phục hậu quả thiệt hại đặc biệt là sau các cơn bão.

- Ngồi ra, phải nói vấn đề nổi cộm trong ba năm gần đây là dịch Sars – Cov2 hay còn gọi là Covid-19 ảnh hƣởng trầm trọng đến nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là nền kinh tế biển mà chƣa có bất kỳ dấu hiệu nào dừng

lại. Các nền kinh tế lớn đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, Châu Âu vẫn chƣa thấy khởi sắc, tình trạng xuất nhập khẩu vẫn kiểm sốt chặt chẽ và có xu thế giảm đi vì lý do an tồn kiểm soát dịch bệnh, cũng nhƣ tác động dịch bệnh làm nền kinh tế lao đao. Tình trạng phong tỏa biên giới vẫn còn tiếp diễn nếu tình trạng bệnh dịch khó kiểm sốt trong tƣơng lai. Trong khi đó, tình hình ở Việt Nam cũng rất phức tạp, việc đứt gãy chuỗi cung ứng có thể xuất hiện nếu khơng có các biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng tàu cho Công Ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé đến năm 2025 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)