Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng tàu cho Công Ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé đến năm 2025 (Trang 31 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG

1.4.2. Các yếu tố bên trong

1.4.2.1 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của cảng

- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật có một vai trị vơ cùng to lớn trong hoạt động giải phóng tàu. Đối với trang thiết bị kỹ thuật có thể chia thành các nhóm chính gồm:

o Thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu: gồm hệ thống tín hiệu, phao tiêu,

phao nổi, cầu tàu.

o Thiết bị phục vụ xếp dỡ hàng hóa gồm cổng trục, cần trục, xe nâng,…

Đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất cảng, nó quyết định đến mức năng suất xếp dỡ và khả năng thông qua của cảng biển.

o Thiết bị phục vụ việc chứa đựng và bảo quản hàng hóa gồm kho bãi, trang thiết bị kỹ thuật trong kho bãi, kho lạnh,… sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận hàng hóa cũng nhƣ bảo quản hàng hóa, quyết định chất lƣợng dịch vụ của cảng khi cung cấp cho khách hàng.

o Hệ thống giao thông nội bộ cảng và hệ thống giao thông phụ cận, kết nối

giữa cảng với các khu vực sẽ quyết định phạm vi miền hậu phƣơng phục vụ của cảng nhƣ thế nào. Trong nội bộ cảng thông thƣờng sẽ có hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy nội địa, các thiết bị vận tải thích hợp để vận chuyển hàng hóa ra và vào giữa miền tiền phƣơng và miền hậu phƣơng.

o Hệ thống thông tin liên lạc, ánh sáng, cung cấp nƣớc, điện…

1.4.2.2 Nguồn hàng và cơ cấu luồng hàng

- Nguồn hàng hóa thu hút đến cảng là một trong những yếu tố quyết định sống cịn của một cảng biển. Do đó, việc chú trọng về nguồn hàng và cơ cấu nguồn hàng là một trong các điểm cần thiết, đòi hỏi nhiều sự quan tâm chú trọng của chính sách phát triển cảng biển.

- Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và sự biến động nhanh, mạnh các nhu cầu trên thị trƣờng, việc tạo nguồn hàng của cảng địi hỏi phải nhanh nhạy, có tầm nhìn xa, rộng và dự báo đƣợc xu hƣớng phát triển của nhu cầu khách hàng.

- Để có nguồn hàng tốt và ổn định, công tác tạo nguồn phải đƣợc tổ chức và chú trọng. Công tác này bao gồm các hoạt động tạo ra nguồn hàng nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đảm bảo chất lƣợng, quy cách, cỡ lọai. Công tác này cũng sẽ quyết định đến quay vòng kho bãi, hay các dịch vụ cung ứng dịch vụ khác đối với hàng hóa của cảng.

1.4.2.3 Cơng tác lập kế hoạch giải phóng tàu

- Cơng tác này cũng là công tác chiếm vị trí quan trọng bật nhất ở cảng biển. Cơng tác này địi hỏi phải khoa học, chi tiết, càng cụ thể càng tốt vì sẽ giúp cảng đạt năng suất giải phóng tàu tối đa, giảm thiểu các chi phí cho các hãng tàu, tăng khả năng cạnh tranh thị phần xếp dỡ giữa các cụm cảng trong khu vực.

1.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin

- Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những yếu tố đòi hỏi các cảng biển phải chú trọng và đầu tƣ, nhất là trong thời kỳ công nghệ 4.0. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động khai thác cảng sẽ giúp cảng có quy trình tiếp nhận, giải phóng tàu và quy trình quản lý giao nhận hàng hóa đƣợc chuẩn hóa, tiết giảm tối đa các bƣớc giao dịch nên thời gian nằm bến của tàu sẽ đƣợc rút ngắn, thuận lợi trao đổi thông tin giữa cảng và tàu qua hình thức truyền dữ liệu EDI.

- Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng CNTT ở hệ thống cảng biển ở Việt Nam vẫn chƣa phát huy đƣợc thế mạnh, chủ yếu là vốn đầu tƣ cho CNTT tƣơng đối cao. Ngoài ra, sự chƣa đồng bộ về quản lý thông tin giữa cảng, tàu với các cơ quan chức năng nhƣ Cảng vụ, Hải quan, biên phòng, kiểm dịch… vẫn cịn thủ cơng, tốn nhiều thời gian, dẫn đến kéo dài thời gian tàu neo đậu tại cảng.

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG TÀU TẠI CẢNG BIỂN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

- Việc đầu tƣ xây dựng, khai tác cảng biển cần chú trọng theo chiều sâu, tận dụng tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, đầu tƣ xây dựng theo hƣớng hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trƣờng, nâng cao hiệu quả khai thác, gắn kết chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần của cảng (logictisc).

- Có nhiều doanh nghiệp xí nghiệp cảng biển rất chú trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng tàu. Có thể kể đến nổi bật nhất là cảng TCIT (Công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép) vào ngày 19/05/2020, TCIT đã đạt năng suất xếp dỡ rất cao lên tới 206,19 container/giờ/tàu khi xếp dỡ tổng cộng 5.518 container (tƣơng đƣơng 8.709 TEU) cho tàu NYK WREM thuộc tuyến dịch vụ FP2W của liên minh THE. Tàu đã khởi hành đi Singapore chỉ sau 30 giờ tàu cập cảng. Để có đƣợc kết quả trên cảng đã ln duy trì sản xuất song song với cơng tác kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa dịch bệnh, đồng thời đảm bảo đầy đủ trang thiết bị hiện đại, nhằm sẵn sàng tiếp nhận và khai thác các tàu có trọng lƣợng lớn, nâng cao năng suất giải phóng tàu. Chính việc khơng ngừng nâng cao năng suất xếp dỡ này đã giúp các hàng tàu tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí đáng kể khi làm hàng. Về trang thiết bị kỹ thuật đa dạng gồm 10 cẩu bờ, 22 cẩu eRTG, 7 xe nâng, 71 xe đầu kéo, lợi thế chiều dài cầu bến (890 mét bến chính, 270 mét bến sà lan), cho phép cảng là cảng nƣớc sâu duy nhất có thể tiếp nhận đồng thời 2 tàu có trọng tải hơn 10.000 TEU cùng 1 thời điểm mà vẫn đảm bảo năng suất xếp dỡ cao. Thêm vào đó cảng cũng chú trọng các cơng tác tuyển dụng, nhân sự, các quy trình phối hợp giữa các bên liên quan nhƣ mối quan hệ cảng – chủ tàu / đại lý / chủ hàng, cảng – các cơ quan chức năng.

- Một trong những cảng cũng phát triển lâu đời ở Tp.HCM, Cảng Sài Gòn cũng rất nhiều năm chú trong nâng cao năng lực hoạt động giải phóng tàu. Năm 2020, Cảng Sài Gịn đã mạnh dạn đầu tƣ mới 1 cần cẩu Gottwld tại chi nhánh – cảng Tân Thuận tại khu vực Quận 7, Tp.HCM và đƣa vào khai thác năm 2020. Loại cẩu này là loại cẩu hiện đại, có sức nâng tới 100 tấn có đầy đủ các tính năng ti6n tiến của các loại cần cẩu hiện đại trong khu vực. Với sự góp mặt của dịng cẩu này sẽ giúp cảng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, giải phóng tàu nhanh, an tồn đặc biệt là hàng container, sắt thép, thiết bị hàng siêu trƣờng, siêu trọng kể cả cho dịng tàu có kích thƣớc lớn.

- Qua đó thấy rằng, việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng tàu ln là vấn đề quan tâm của các xí nghiệp cảng biển. Các bài học mang lại hiệu quả từ các cảng trong nƣớc là nên chú trọng đầu tƣ cải tiến trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt là thiết bị xếp dỡ nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ giải phóng tàu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã lý luận hệ thống hóa các khái niệm, quy định, nội dụng, các thành phần tham gia, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác giải phóng tàu tại cảng biển và hiệu quả hoạt động giải phóng tàu.

Theo đó, việc nâng cao hoạt động giải phóng tàu là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các xí nghiệp khai thác cảng biển. Việc ùn tắc cảng sẽ làm ảnh hƣởng đến hầu hết các bên tham gia xuất nhập khẩu mà hậu quả cuối cùng là gây ra lãng phí xã hội rất lớn. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm trễ trong cơng tác giải phóng tàu chậm, chƣa hiệu quả là do cơng tác tổ chức tiếp nhận, điều động tàu, xếp dỡ, giao nhận cịn nhiều thiếu sót, thủ tục hành chính phức tạp, trang biết bị lạc hậu, nguồn nhân lực chƣa đủ về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng.

Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu một số mơ hình của các xí nghiệp cảng biển đã thành công trong việc ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động giải phóng tàu tại các cảng biển trong nƣớc.

Từ những nền tảng trên, tác giả vận dụng vào tình huống thực tế tại Cơng ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé trong giai đoạn 2016 – 2020 để có cái nhìn cụ thể, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu hoạt động giải phóng tàu trƣớc những vƣớng mắc còn tồn đọng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢI PHĨNG TÀU CHO CƠNG TY TNHH MTV CẢNG BẾN NGHÉ

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng tàu cho Công Ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé đến năm 2025 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)