Giải pháp 3: Tăng doanh thu bán hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 137 - 147)

 Cơ sở của giải pháp:

Vòng quay tổng tài sản có xu hướng ngày càng giảm chứng tỏ hiệu quả sử

dụng tài sản của công ty càng ngày càng giảm sút, công ty cần có biện pháp để nâng

dần chỉ tiêu này lên. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty em thấy hoạt động

marketing của công ty chủ yếu là chiết khấu thương mại, tặng sản phẩm khi mua

hàng với số lượng nhiều, công ty cũng thường xuyên đưa các sản phẩm của mình đi

tham gia các buổi triển lãm, hội chợ để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh

những ưu điểm trên thì hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông còn

ít được chú trọng, hoạt động marketing vẫn chưa được vận dụng hết hiệu quả.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty rộng khắp trong cả nước và các siêu thị, nhưng công ty chưa quan tâm đến bà con ở vùng sâu vùng xa, những người không có điều kiện để đến với các siêu thị, đại lý lớn. Hơn nữa, hiện nay sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang chỉ mới có mặt tại Nhật Bản và Australia nên trong thời

gian tới công ty cần phát triển thêm các đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình ở các thị trường đầy tiềm năng này

[0,5;0,8] là đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán chứ không nên dự trữ quá

Vì vậy, theo em để tăng doanh thu bán hàng, bộ phận marketing của công ty

cần đẩy mạnh công tác marketing hơn nữa, nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng từ đó có những đề xuất cho ban lãnh đạo để sản xuất ra sản phẩm phục vụ tốt hơn

nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đến

vùng sâu, vùng xa; phát triển thêm các đại lý, chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ở nước

ngoài.

 Nội dung của giải pháp:

 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng tốt nhất nhằm

tăng doanh thu bán hàng.

- Thu thập thông tin từ khách hàng: Rà soát lại hệ thống đại lý phân phối sản

phẩm. Xem xét những yếu tố thuận lợi và khó khăn của hệ thống đại lý để từ đó có

giải pháp hỗ trợ tốt hơn. Sau đó tạo nền tảng mới cho hệ thống.

- Thu thập thông tin của những đối thủ cạnh tranh: Giá cả, chính sách,

chương trình khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh như thế nào để công ty có giải pháp đối phó kịp thời.

- Xem lại chương trình, chính sách giá của công ty đã phù hợp chưa? Có đủ

sức cạnh tranh chưa? Kiểm tra xem những chương trình khuyến mãi của công ty có

đến được với người tiêu dùng không? Hay nằm ở chổ những nhà phân phối.

Khách hàng là người tiêu dùng các sản phẩm mà công ty sản xuất và bán. Vì vậy công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng.

- Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng.

- Đảm bảo rằng mục tiêu của công ty có liên kết đến nhu cầu và nguyện vọng

của khách hàng.

- Đo được sự hài lòng của khách hàng và hành động dựa trên kết quả thu được.

- Quản lý quan hệ với khách hàng 1 cách có hệ thống.

- Đảm bảo phương pháp cân bằng giữa việc làm hài lòng khách hàng và các

phương và xã hội).

 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đến vùng sâu, vùng xa đồng thời

phát triển thêm các đại lý, chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.

Để đưa sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang đến với bà con vùng sâu, vùng xa công ty có thể thực hiện các buổi bán hàng hội chợ ở các vùng nông thôn, kèm

theo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: được hưởng chiết khấu thương mại

khi mua sản phẩm, tặng quà kèm theo, hay tặng sản phẩm để dùng thử. Để việc đưa

sản phẩm đến với bà con vùng sâu vùng xa ít tốn kém chi phí nhất công ty có thể

liên kết với các siêu thị tiêu thụ sản phẩm của mình để mở các buổi bán hàng cho bà con, với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cả công ty và cả siêu thị vì họ không chỉ bán được sản phẩm nước mắm mà còn bán được nhiều sản phẩm khác

nữa.

Bên cạnh việc cũng cố, mở rộng mạng lưới đại lý trong nước, ngoài ra công ty còn phải phát triển thêm các đại lý, chi nhánh ở nước ngoài. Tăng số lượng đại lý

sẽ giúp cho công ty tăng uy tín của mình đối với khách hàng trong nước cũng như

với khách hàng và các công ty khác trên thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các

mặt hàng may mặc, lúa gạo, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất

khẩu chính của Việt Nam là Asean, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc… công ty phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ yếu

này trong quá trình mở rộng hệ thống đại lý của mình để có thể tăng được doanh số,

thị phần nhờ vào việc khách hàng thích ăn lúa gạo, thủy hải sản của Việt Nam… thì cũng thích luôn nước mắm của Việt Nam.

 Đẩy mạnh công tác marketing:

Khi công ty đưa ra sản phẩm của mình, cần phải nhấn mạnh cho khách hàng biết rằng sản phẩm đó có những tiện ích, công dụng gì vượt trội và khác hẳn với các công ty khác. Đặc biệt với các sản phẩm mới công ty cần giới thiệu cho khách hàng

để khách hàng hiểu về sản phẩm, hiểu được tính năng và ưu điểm của sản phẩm. Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để thúc đẩy mối quan hệ

Thường xuyên củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng chất lượng sản

phẩm cũng như bằng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, có trách nhiệm cao.

Xây dựng chương trình khuyến khích bán hàng: điều này sẽ tạo cho nhân

viên bán hàng động lực để họ bán hàng tốt hơn. Doanh thu tạo ra dựa vào năng lực

bán hàng của nhân viên là rất cao. Do đó, công ty nên khuyến khích nhân viên bán hàng bằng những phần thưởng như những chuyến đi nghỉ hoặc thưởng theo định

mức bán hàng.

Cung cấp thông tin có lợi cho khách hàng: nếu công ty có chương trình khuyến mãi nào hãy thông báo ngay cho khách hàng. Họ sẽ tới mua hàng và có thể

dẫn thêm bạn hàng mới đến mua hàng của công ty. Công ty có thể gửi mail hoặc gọi điện để báo cho những khách hàng thường xuyên của mình.

Phân loại khách hàng: rõ ràng là có sự phân biệt lớn giữa khách hàng quen và khách hàng bình thường. Làm sao công ty có thể mong chờ khách hàng trung thành với công ty trong khi công ty coi khách hàng quen cũng như khách hàng vãng lai. Có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn và trân trọng khách hàng “ ruột” của

mình: khuyến mãi, giảm giá hoặc tặng thẻ vip…

Đa dạng hóa các sản phẩm: Đa dạng về chuẩn loại, đa dạng về giá nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và phân khúc thị trường.

 Hiệu quả kinh tế mang lại:

- Tăng doanh thu và thị phần nhờ việc linh động và nhanh chóng phản ứng

với các cơ hội của thị trường.

- Tăng hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài nguyên của công ty để tăng sự

hài lòng của khách hàng.

- Cải thiện được sự trung thành của khách hàng dẫn đến việc sẽ có cơ hội lặp

lại các công việc kinh doanh.

Doanh thu bán hàng tăng sẽ nâng cao được vòng quay tổng tài sản, sức tăng trưởng và khả năng sinh lời của công ty…

3.1.4 Giải pháp 4: Điều chỉnh chính sách tín dụng bán hàng.

Công ty cần điều chỉnh chính sách tín dụng bán hàng cho phù hợp hơn mặc

dù chính sách tín dụng bán hàng của công ty là ngắn hạn nhưng vẫn thấp hơn nhiều

so với 2 doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề.

 Nội dung của giải pháp:

Gia hạn thêm thời gian bán chịu cho khách hàng.

 Hiệu quả kinh tế của giải pháp:

Khách hàng sẽ mua sản phẩm của công ty nếu chính sách tín dụng của công

ty dành cho họ tốt hơn các công ty khác.

3.1.5 Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch chi phí.

 Cơ sở của giải pháp:

Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty có xu hướng tăng qua các năm nhưng

vẫn thấp hơn 2 doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề. Vì vậy công ty cần có

chính sách sử dụng chi phí tốt hơn nữa để giảm chi phí đầu vào, hạ thấp giá thành

để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh và tăng mức lợi nhuận cho công

ty. Hiện tại, theo em tìm hiểu thì công ty quản lý chi phí bằng cách lập kế hoạch chi

phí và báo cáo chi phí hàng tháng, tháng nào muốn tiết kiệm chi phí thì sẽ không

duyệt chi cho kế hoạch đó.

Nhưng có phải cắt giảm chi phí đến mức tối đa là tốt hay không? Hay cần

phải có 1 kế hoạch chi phí cụ thể?

Hơn nữa, hàng năm công ty tốn khá nhiều chi phí cho việc thu mua, bảo

quản nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất vì vậy nếu thực hiện việc liên kết

với các đầu nậu hợp lý sẽ mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế.

 Nội dung của giải pháp:

 Tiết kiệm những khoản chi phí có thể tiết kiệm được:

- Phổ biến cho nhân viên trong công ty có ý thức tiết kiệm điện, nước chẳng

hạn như: (tắt đèn, quạt khi không cần dùng, không quên khóa nước trước khi đi

khỏi)

- Nhân viên văn phòng chỉ sử dụng máy lạnh vào buổi trưa khi thời tiết nắng

 Xây dựng kế hoạch chi phí rõ ràng, cụ thể:

-Xác định các mục tiêu phụ có tác động đến kết quả cuối cùng.

-Xác định nhà cung cấp cũng như những người phụ trách liên hệ. - Lịch trình thực hiện để đơn giản hóa các hoạt động.

- Dự kiến những thay đổi hay tác động xấu có thể xảy đến để sẵn sàng đối

mặt.

 Liên kết với các đầu nậu để ổn định nguồn nguyên liệu và tiết kiệm được

chi phí thu mua:

- Ký hợp đồng với các đầu nậu để họ cung cấp nguyên liệu cho công ty trong

cả năm bằng 1 số ràng buộc có lợi cho họ như:

+ Ứng trước cho người bán 1 khoản tiền lớn.

+ Mua với giá cao hơn các công ty khác.

+ Thanh toán tiền ngay khi mua nguyên liệu.

- Để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào thì công ty nên cử nhân

viên của mình ra tận cảng để nhận nguyên liệu khi tàu vừa cập cảng và thực hiện

chế độ bảo quản theo quy trình bảo quản của công ty.

 Hiệu quả kinh tế của giải pháp:

Với việc quan tâm đến yếu tố đầu tiên này, một người lên kế hoạch chi phí

có thể xác định chính xác hơn số tiền cần phải chi, xác định các phương sách cắt

giảm hiệu quả hơn, với những người phụ trách liên hệ đúng, chúng ta sẽ có khả năng đàm phán tốt hơn để giành được giá tốt nhất từ các nhà cung cấp. Với 1 lịch

trình thực hiện minh bạch, người lập kế hoạch chi phí có thể kiểm soát tiến trình thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. Khi đã dự kiến được những tác động không

hay có thể xảy ra, người lên kế hoạch chi phí có khả năng xác định nguồn tài chính hay nhân sự cần có để vượt qua những khó khăn.

Việc liên kết với các đầu nậu sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định,

kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu.Đồng thời giảm áp lực từ tìm kiếm

nguồn nguyên liệu có chất lượng, giảm được chi phí tìm kiếm, thu mua nguyên liệu

3.1.6 Giải pháp 6: Cân đối giữa việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy

tài chính.

 Cơ sở của giải pháp:

Ban lãnh đạo công ty nên hạn chế mức độ của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để gia tăng EPS và tài sản cổ đông. Vì khi sử dụng đòn bẩy tăng lên, rủi ro cũng tăng thêm. Các nhà đầu tư cung cấp vốn cho công ty dưới hình thức vốn

cổ phần thường và nợ sẽ xem xét mức độ rủi ro này khi ấn định tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của họ. Rủi ro của công ty càng lớn, tỷ suất lợi nhuận các nhà đầu tư đòi hỏi

càng cao.

 Nội dung của giải pháp:

Công ty nên cân đối giữa DOL và DFL để có được 1 DTL như ý muốn. Nếu

công ty có một DOL tương đối cao chẳng hạn và muốn đạt được 1 DTL nào đó,

công ty có thể bù trừ mức DOL cao này với 1 DFL thấp hơn. Hay công ty có 1 DFL cao, trong trường hợp này công ty nên sử dụng 1 DOL thấp hơn. Ví dụ công ty đang

xem xét mua tài sản, tức sẽ gia tăng các chi phí hoạt động cố định. Để bù trừ DOL

cao này, công ty có thể cần giảm tỷ lệ nợ (hoặc lợi tức cổ phần trong cấu trúc vốn

của mình, từ đó giảm được các chi phí tài chính cố định và DFL.  Hiệu quả kinh tế của giải pháp:

Công ty có thể điều chỉnh đòn bẩy tài chính hợp lý nhằm giúp nhà quản lý

công ty ra quyết định đầu tư và huy động vốn hợp lý nhất.

3.2 Kết luận:

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu tại Công ty Cổ

phần Thủy sản 584 Nha Trang đến nay về cơ bản đề tài đã hoàn thành. Đề tài đã

khái quát được thực trạng sản xuất kinh doanh tại CTCP Thủy sản 584 Nha Trang.

Đề tài phần nào tìm hiểu đánh giá được ưu nhược điểm của vài chỉ tiêu trong tài chính của công ty và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cũng như đưa ra

một vài giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao khả năng tài chính của công ty trong

Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Phạm Xuân

Thủy và những cô chú, anh chị tại phòng Tài chính- kinh doanh Công ty cổ phần

Thủy sản 584 Nha trang.

Song do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân chưa nhiều,

thời gian thực tế chưa đủ và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế để có thể rút ra

những kết luận mang tính khoa học hơn, nên chắc rằng nội dung của đề tài còn nhiều thiếu sót, chưa giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của Quý thầy cô,

các bạn và những người quan tâm đến vấn đề tài chính doanh nghiệp nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 25 tháng 6 năm 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, nhà xuất bản đại học quốc

gia TP.Hồ Chí Minh.

2. Phạm Văn Dược- Đặng Kim Cương (2000), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, nhà xuất bản thống kê.

3. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, nhà xuất bản tài chính.

4. Phân tích báo cáo tài chính (2001), nhà xuất bản thống kê. 5. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullright.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 137 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)