Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 132 - 147)

Chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty cổ phần

Thủy sản 584 Nha Trang thông qua mô hình SWOT:

Điểm mạnh:

- Sản phẩm của công ty đa dạng, đúng chất lượng và có độ tin cậy cao của người tiêu dùng.

- Sản phẩm nước mắm của CTCP Thủy sản 584 Nha Trang đa dạng về chủng loại, mẫu

mã đẹp.

- Hệ thống phân phối sản phẩm tương đối

rộng.

- Đội ngũ nhân viên lành nghề và có nhiều

Điểm yếu:

- Chưa có các đại lý tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

- Khả năng cung cấp vào các siêu thị lớn có

tên tuôi tuổi chưa nhiều.

- Chưa có chương trình bán đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Chưa đầu tư cho việc quảng cáo sản phẩm

trên báo, tivi, internet và chưa đầu tư vào

kinh nghiệm trong việc sản xuất nước mắm.

- Qui trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt và đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn vệ sinh an

toàn thực phẩm.

- Phân xưởng đặt gần nguồn nguyên liệu

nhằm giảm chi phí vận chuyển và chọn được

nguồn nguyên liệu đầu vào tốt. - Tình hình tài chính của công ty: + Huy động vốn của công ty:

 An ninh tài chính được đảm bảo.

 Mức độ độc lập tài chính của công ty vẫn

không bị đe dọa mặc dù có xu hướng giảm. + Đảm bảo khả năng thanh toán ngoại trừ khả năng thanh toán nhanh.

+ Vốn mạnh.

- Về tình hình tài chính:

+ Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý (nợ phải trả

quá cao).

+ Cấu trúc tài chính chưa được tốt mặc dù tốt hơn so với 2 công ty cùng ngành nghề kinh

doanh.

+ Khả năng thanh toán nhanh quá thấp. + Khả năng hoạt động chưa tốt đặc biệt là vòng quay tổng tài sản và kỳ thu tiền bình quân.

+ Khả năng sinh lời của công ty chưa cao. + Sử dụng đòn bẩy tài chính chưa hợp lý. + Sức tăng trưởng có xu hướng giảm.

+ Hiệu quả sử dụng chi phí chưa được tốt.

Cơ hội:

- Nước mắm 584 Nha Trang đã có thương

hiệu trên thị trường ( đặc biệt là ở khu vực

Miền Trung - Tây Nguyên).

- Nha Trang là thành phố du lịch với lượng du khách hàng năm khá lớn. Đây là điều kiện tốt để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nước mắm 584 đến du khách trong và ngoài nước nhằm nâng cao thương hiệu của công ty.

- Là công ty đầu tiên ở Khánh Hòa có đủ điều

Thách thức:

- Sức mua của người tiêu dùng giảm đáng kể

do ảnh hưởng những khó khăn chung của

nền kinh tế.

- Do thời tiết và giá xăng dầu tăng nên dẫn đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao. - Sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và được quảng cáo, tiếp thị,

khuyến mãi rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như nước mắm Nam Ngư của tập đoàn Masan trong khi sản phẩm

kiện được bộ y tế cho phép sản xuất ra loại nước mắm sắt dinh dưỡng, bổ sung chất sắt

NafeEDTA 300-500 mg/ lít theo chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu

sắt.

- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty

tiếp tục tiếp cận và xâm nhập vào hệ thống

các siêu thị có uy tín như: hệ thống siêu thị

Cotte tại miền Nam, siêu thị Hapro, Intimex

tại Hà Nội.

- Ngân hàng nông nghiệp đã tăng hạn mức tín

dụng.

- Ngân hàng quân đội đã mở hạn mức tín

dụng cho công ty tạo điều kiện tốt về vốn để

mua nguyên liệu dự trữ.

của công ty tuy được đầu tư, quảng cáo tiếp

thị nhưng còn manh mún chưa đi vào chiều

sâu.

Qua đó cho ta thấy tình hình tài chính của công ty chưa được tốt lắm, công ty cần có những giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện tình hình tài chính của công ty.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP- KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN,

NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 3.1 Giải pháp- kiến nghị.

Trên cơ sở phân tích SWOT về sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang em xin đề xuất một số giải pháp nhằm

cải thiện và nâng cao khả năng tài chính của công ty với mục tiêu phát huy nội lực

hạn chế điểm yếu nắm bắt cơ hội và khắc phục những thách thức đặt ra.

3.1.1 Giải pháp 1: Tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm tốc độ tăng nợ vay.

 Cơ sở của giải pháp:

Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy cấu trúc tài chính của công ty là không hợp lý lắm vì sự dịch chuyển về tỷ trọng của các khoản mục trong tổng

nguồn vốn có xu hướng ngày càng xấu đi do tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng

ngày càng cao. Vì vậy công ty cần có các giải pháp để giảm tốc độ nợ vay mà vẫn đảm bảo đủ vốn để hoạt động kinh doanh.

 Nội dung của giải pháp:

Công ty có thể hạn chế vay nợ bằng một số chính sách sau: -Huy động nguồn vốn sẵn có từ các cổ đông hiện hữu.

Cách làm này công ty không phải tốn thêm chi phí quảng bá, cũng không tốn

nhiều thủ tục phí, đồng thời còn tạo điều kiện để cùng gắn bó lâu dài với công ty. - Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng:

Kéo dài thời gian thanh toán với bạn hàng là cách làm để tạo nguồn vốn,

khoản mục này không phải trả lãi suất mà đã có ngay trong quỹ. - Huy động vốn trong nội bộ công ty.

Huy động vốn nhàn rỗi từ nhân viên với 1 mức lãi suất hợp lý.

 Hiệu quả kinh tế của giải pháp:

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi đó nợ vay sẽ giảm. Điều này sẽ đảm

bảo an ninh tài chính của công ty, cấu trúc tài chính của công ty được cải thiện.

3.1.2 Giải pháp 2: Tăng tiền và các khoản tương đương tiền.

Qua quá trình phân tích ta thấy công ty đảm bảo đủ khả năng thanh toán

ngoại trừ khả năng thanh toán nhanh vì vậy cần có những giải pháp tăng khả năng thanh toán nhanh để đáp ứng kịp thời trong những công việc khẩn cấp. Qua thời

gian thực tập ở công ty em thấy công tác quản lý công nợ của công ty chưa được tốt

lắm, hơn nữa công ty chưa tận dụng hết khả năng chiếm dụng vốn. Vì vậy, công ty

cần cải thiện điều này để tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền.  Nội dung của giải pháp:

Công ty có thể tăng tiền và các khoản tương đương tiền bằng các cách sau:  Phân loại các tài khoản phải thu theo tuổi nợ:

-Ít hơn 30 ngày.

- Trong khoảng từ 30 đến 59 ngày.

- Trong khoản từ 60 đến 90 ngày.

Với cách làm này giúp cho công ty có hành động sớm với các khoản nợ quá

hạn.

 Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu:

Tận dụng tối đa thời gian cho phép nợ tiền hàng của nhà cung cấp (thường là 60 ngày hoặc 90 ngày). Xem như đây là 1 khoản vay mà không phải trả lãi, nó giúp

công ty có đủ thời gian để thu tiền bán hàng trong khi không cần trả nợ sớm.  Tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp:

Nếu các nhà cung cấp đề nghị chiết khấu khi trả tiền sớm (thường là trong vòng 2 tuần kể từ ngày nhận được hóa đơn) công ty hãy tận dụng cơ hội này vì nếu

ta nhìn nhận vấn đề theo cách sau: 2% chiết khấu trên giá trị hóa đơn trong vòng 30 ngày sẽ tương đương với lãi suất 24% trong 1 năm nếu mang số tiền này đi đầu tư.

Nếu các nhà cung cấp của công ty không đề nghị kiểu khuyến khích này thì công ty có thể yêu cầu họ, rất có thể họ sẽ vui lòng chiết khấu cho công ty để đổi lấy việc được nhận tiền sớm hơn.

 Kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho:

Tích trữ hàng tồn kho quá nhiều trong kho làm cho 1 số tiền lớn bị đóng băng. Thường xuyên theo dõi vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp đảm bảo rằng chúng

đang được lưu giữ với 1 lượng hợp lý. Kiểm tra định kỳ để xác định hàng chậm

luân chuyển và hàng tồn, và nên trì hoãn những đơn hàng tiếp theo để có thể sử

dụng lượng hàng đang tồn trong kho hoặc thanh lý chúng với giá vốn để có thể cải

thiện dòng tiền của công ty.

Công ty nên dự trữ 1 lượng tiền chỉ đủ lớn để đảm bảo khả năng thanh toán

nhanh

mức tiền tại quỹ vì việc để tiền mặt trong công ty nhiều luôn có chi phí cơ hội. Vì vậy muốn biết dự trữ tiền bao nhiêu là đủ công ty cần thường xuyên tính chỉ số khả năng thanh toán nhanh.

 Hiệu quả kinh tế mang lại của giải pháp:

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng lên, khả năng thanh

toán nhanh của công ty được cải thiện.

3.1.3 Giải pháp 3: Tăng doanh thu bán hàng.

 Cơ sở của giải pháp:

Vòng quay tổng tài sản có xu hướng ngày càng giảm chứng tỏ hiệu quả sử

dụng tài sản của công ty càng ngày càng giảm sút, công ty cần có biện pháp để nâng

dần chỉ tiêu này lên. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty em thấy hoạt động

marketing của công ty chủ yếu là chiết khấu thương mại, tặng sản phẩm khi mua

hàng với số lượng nhiều, công ty cũng thường xuyên đưa các sản phẩm của mình đi

tham gia các buổi triển lãm, hội chợ để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh

những ưu điểm trên thì hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông còn

ít được chú trọng, hoạt động marketing vẫn chưa được vận dụng hết hiệu quả.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty rộng khắp trong cả nước và các siêu thị, nhưng công ty chưa quan tâm đến bà con ở vùng sâu vùng xa, những người không có điều kiện để đến với các siêu thị, đại lý lớn. Hơn nữa, hiện nay sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang chỉ mới có mặt tại Nhật Bản và Australia nên trong thời

gian tới công ty cần phát triển thêm các đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình ở các thị trường đầy tiềm năng này

[0,5;0,8] là đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán chứ không nên dự trữ quá

Vì vậy, theo em để tăng doanh thu bán hàng, bộ phận marketing của công ty

cần đẩy mạnh công tác marketing hơn nữa, nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng từ đó có những đề xuất cho ban lãnh đạo để sản xuất ra sản phẩm phục vụ tốt hơn

nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đến

vùng sâu, vùng xa; phát triển thêm các đại lý, chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ở nước

ngoài.

 Nội dung của giải pháp:

 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng tốt nhất nhằm

tăng doanh thu bán hàng.

- Thu thập thông tin từ khách hàng: Rà soát lại hệ thống đại lý phân phối sản

phẩm. Xem xét những yếu tố thuận lợi và khó khăn của hệ thống đại lý để từ đó có

giải pháp hỗ trợ tốt hơn. Sau đó tạo nền tảng mới cho hệ thống.

- Thu thập thông tin của những đối thủ cạnh tranh: Giá cả, chính sách,

chương trình khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh như thế nào để công ty có giải pháp đối phó kịp thời.

- Xem lại chương trình, chính sách giá của công ty đã phù hợp chưa? Có đủ

sức cạnh tranh chưa? Kiểm tra xem những chương trình khuyến mãi của công ty có

đến được với người tiêu dùng không? Hay nằm ở chổ những nhà phân phối.

Khách hàng là người tiêu dùng các sản phẩm mà công ty sản xuất và bán. Vì vậy công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng.

- Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng.

- Đảm bảo rằng mục tiêu của công ty có liên kết đến nhu cầu và nguyện vọng

của khách hàng.

- Đo được sự hài lòng của khách hàng và hành động dựa trên kết quả thu được.

- Quản lý quan hệ với khách hàng 1 cách có hệ thống.

- Đảm bảo phương pháp cân bằng giữa việc làm hài lòng khách hàng và các

phương và xã hội).

 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đến vùng sâu, vùng xa đồng thời

phát triển thêm các đại lý, chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.

Để đưa sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang đến với bà con vùng sâu, vùng xa công ty có thể thực hiện các buổi bán hàng hội chợ ở các vùng nông thôn, kèm

theo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: được hưởng chiết khấu thương mại

khi mua sản phẩm, tặng quà kèm theo, hay tặng sản phẩm để dùng thử. Để việc đưa

sản phẩm đến với bà con vùng sâu vùng xa ít tốn kém chi phí nhất công ty có thể

liên kết với các siêu thị tiêu thụ sản phẩm của mình để mở các buổi bán hàng cho bà con, với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cả công ty và cả siêu thị vì họ không chỉ bán được sản phẩm nước mắm mà còn bán được nhiều sản phẩm khác

nữa.

Bên cạnh việc cũng cố, mở rộng mạng lưới đại lý trong nước, ngoài ra công ty còn phải phát triển thêm các đại lý, chi nhánh ở nước ngoài. Tăng số lượng đại lý

sẽ giúp cho công ty tăng uy tín của mình đối với khách hàng trong nước cũng như

với khách hàng và các công ty khác trên thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các

mặt hàng may mặc, lúa gạo, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất

khẩu chính của Việt Nam là Asean, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc… công ty phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ yếu

này trong quá trình mở rộng hệ thống đại lý của mình để có thể tăng được doanh số,

thị phần nhờ vào việc khách hàng thích ăn lúa gạo, thủy hải sản của Việt Nam… thì cũng thích luôn nước mắm của Việt Nam.

 Đẩy mạnh công tác marketing:

Khi công ty đưa ra sản phẩm của mình, cần phải nhấn mạnh cho khách hàng biết rằng sản phẩm đó có những tiện ích, công dụng gì vượt trội và khác hẳn với các công ty khác. Đặc biệt với các sản phẩm mới công ty cần giới thiệu cho khách hàng

để khách hàng hiểu về sản phẩm, hiểu được tính năng và ưu điểm của sản phẩm. Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để thúc đẩy mối quan hệ

Thường xuyên củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng chất lượng sản

phẩm cũng như bằng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, có trách nhiệm cao.

Xây dựng chương trình khuyến khích bán hàng: điều này sẽ tạo cho nhân

viên bán hàng động lực để họ bán hàng tốt hơn. Doanh thu tạo ra dựa vào năng lực

bán hàng của nhân viên là rất cao. Do đó, công ty nên khuyến khích nhân viên bán hàng bằng những phần thưởng như những chuyến đi nghỉ hoặc thưởng theo định

mức bán hàng.

Cung cấp thông tin có lợi cho khách hàng: nếu công ty có chương trình khuyến mãi nào hãy thông báo ngay cho khách hàng. Họ sẽ tới mua hàng và có thể

dẫn thêm bạn hàng mới đến mua hàng của công ty. Công ty có thể gửi mail hoặc gọi điện để báo cho những khách hàng thường xuyên của mình.

Phân loại khách hàng: rõ ràng là có sự phân biệt lớn giữa khách hàng quen và khách hàng bình thường. Làm sao công ty có thể mong chờ khách hàng trung

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 132 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)