Phân tích các khoản phải trả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 70 - 73)

Cũng tương tự như các khoản phải thu ta phân tích các khoản phải trả để

thấy được mức độ chiếm dụng vốn của công ty cũng như hiểu được tình hình trả nợ

của công ty như thế nào.Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả.

Dựa vào các số liệu liên quan ta có bảng phân tích tình hình biến động các

khoản phải trả (xem phục lục đính kèm bảng 2.18) Qua bảng 2.18 ta có nhận xét:

Các khoản phải trả có xu hướng tăng về qui mô. Các khoản phải trả năm

2007 so với 2006 giảm 179.309.898 đồng tương đương với 2,87%; năm 2008 so với 2007 tăng 5.508.271.120 đồng tương đương với 90,88%; năm 2009 so với 2008 tăng 5.458.003.479 đồng tương đương với 47,18%

Các khoản phải trả có xu hướng tăng về qui mô do:

- Nợ ngắn hạn tăng về qui mô qua các năm. Khoản mục nợ ngắn hạn năm

2007 so với 2006 giảm 179.309.898 đồng tương đương với 2,87%; năm 2008 so với 2007 tăng 5.474.997.334 đồng tương đương với 90,33%; năm 2009 so với 2008 tăng 5.458.003.479 đồng tương đương với 47,31%.

Nguyên nhân của sự gia tăng nợ ngắn hạn là do tất cả các khoản mục trong

nợ ngắn hạn đều có xu hướng tăng đặc biệt là khoản mục vay và nợ ngắn hạn, phải

trả người bán, phải trả người lao động.

- Nợ dài hạn tăng do trong năm 2008, 2009 công ty có trích lập dự phòng trợ

cấp mất việc làm.

Xét về mặt tỷ trọng thì nhìn chung tỷ trọng tất cả các khoản mục đều giảm

ngoại trừ thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả phải nộp ngắn

Nhìn chung khoản phải trả qua 4 năm có khuynh hướng tăng dần về qui mô,

chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của

công ty còn hạn chế nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường

công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải cố gắng

giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ

ngày càng cao.

Để đánh giá yêu cầu thanh toán đối với công ty ta tiếp tục đi vào phân tích tỷ

lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn.

Dựa vào các số liệu liên quan ta có bảng tỷ số khoản phải trả trên tài sản

ngắn hạn của công ty, năm 2006- 2009 (xem trang 61)

Biểu đồ 2.24: Tỷ lệ khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn của công ty, năm

2006- 2009 Qua bảng 2.19 và biểu đồ 2.24 ta có nhận xét:

Nhìn chung qua 4 năm tỷ trọng các khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn có xu

Khoản phải trả/ Tài sản ngắn hạn Tổng các khoản phải trả Tổng tài sản ngắn hạn = 79,47 80,68 75,91 70,48 64,00 66,00 68,00 70,00 72,00 74,00 76,00 78,00 80,00 82,00 2006 2007 2008 2009 Năm %

Bảng 2.19: Tỷ số khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn của công ty, năm 2006- 2009

Năm So sánh năm

2007 so với 2006 2008 so với 2007 2009 so với 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Chênh lệch giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch giá trị Tỷ lệ (%) 1. Tổng các khoản phải trả 6.240.448.418 6.061.138.520 11.569.409.640 17.027.413.119 -179.309.898 -2,87 5.508.271.120 90,88 5.458.003.479 47,18 2. Tổng tài sản ngắn hạn 7.852.981.828 8.600.000.072 15.241.222.413 21.103.593.962 747.018.244 9,51 6.641.222.341 77,22 5.862.371.549 38,46 3. Tỷ số khoản phải trả/ tài sản ngắn hạn 79,47 70,48 75,91 80,68 -9 -11,31 5 7,70 4,78 6,29

hướng tăng qua các năm, nhưng trong năm 2007 tỷ lệ các khoản phải trả trên tài sản

ngắn hạn đặc biệt giảm mạnh chỉ còn 70,48%. Sang năm 2008, 2009 lại có xu hướng tăng nhanh. Điều này thể hiện lượng vốn do công ty đi chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu không mấy tốt cho thấy

yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng tăng nhưng đồng thời cũng cho thấy công

ty chiếm dụng khoản vốn này càng lâu thì càng quay vòng vốn nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)