Tri thức bản địa về nghề thủ công 1 Nghề dệt

Một phần của tài liệu Lồng ghép tri thức bản địa vào trong giảng dạy để nâng cao chất lượng bồi dưỡng các lớp tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 48)

6.1. Nghề dệt

Có thể nói, một trong nghề thủ cơng nghiệp có từ lâu đời phát triển nhất và nổi tiếng nhất của người Thái Nghệ An là nghề dệt. Với các kỹ thuật dệt truyền thống đạt đến một trình độ khá cao, các sản phẩm dệt của họ chẳng những phục vụ nhu cầu tự túc, tự cấp mà còn đáp ứng một phần nhu cầu mua bán, trao đổi. Tuy nhiên nghề dệt cũng chỉ là một nghề phụ, phụ thuộc vào nghề trồng trọt và chủ yếu nhằm mục đích sử dụng trong gia đình là chính.

Để có được vải vóc, người ta phải thực hiện các khâu công việc từ trồng bông, thu hoạch, phơi, cán, bật, kéo sợi, se sợi, nhuộm cho đến khâu cuối cùng là dệt thành vải, rồi mới tạo thành các sản phẩm khác nhau như váy, áo, khăn, đệm, gối, túi đeo, màn, rèm trang trí. Bên cạnh đó người Thái cịn biết ni tằm, kéo kén lấy sợi, nhuộm màu để dệt một số loại váy quý hiếm, nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng để làm chỉ thêu.

Người Thái Nghệ An có 3 kỹ thuật dệt vải: dệt trơn (xản hăn/mạn), dệt đan cài que (khuýt/kếp), dệt trang trí hay ikat (mặt mí)

Người Thái Nghệ An thường dệt 2 loại vải chính:

Vải mộc trắng: vải này dùng để may quần áo tang, hầu hết các gia đình đều có một số vải mộc dữ trự trong nhà. Đây là loại vải dệt theo lóng mốt được cuộn lại thành súc khoảng 7-8 sải tay (1,6 m).

Vải thổ cẩm: loại vải dệt từ sợi tơ tằm và sợi bông nhuộm màu với nhiều họa tiết hoa văn, dùng làm gối, mặt chăn, đệm, địu trẻ... cũng có khi người ta dùng 2 loại sợi để dệt vải thổ cẩm. Sợi bông căng dọc, sợi tơ tằm nhuộm màu

46

đan ngang, tạo hoa văn. Ngoài việc sử dụng tronggia đình, làm của hồi mơn cho các con gái khi về nhà chồng, các tấm mặt chăn và vải thổ cẩm còn được dùng để phủ lên và quây xung quanh quan tài khi trong nhà có tang, với ý nghĩa “của chia”cho người quá cố và một phần dùng để khoe sự giàu có của gia chủ.

Trong tiếng Thái động tác thêu gọi là xẻo. Nếu như kỹ thuật dệt để tạo hoa văn chỉ áp dụng với mặt chăn, rèm màn là chính thì kỹ thuật thêu hoa văn lại được áp dụng rộng rãi cho việc thêu mặt chăn, mặt gối và nhất là chân váy.

Các mơ típ hoa văn dệt thêu của người Thái ở Nghệ An khá phong phú, gồm 3 chủ đề: động vật có con rái cá, con rắn,con khỉ, con ngựa, con bướm, con công, con voi, con rồng, con nai, mai cua, chân nhái, mỏ gà; Thực vật có rau dớn, lá dừa, hoa đọc đâm, rau bợ, hạt dưa; các mơ típ khác có mặt trời, ngơi sao, dàn treo chiêng, chân để đèn.

Muốn thêu được chân váy hay chiếc khăn đẹp, ngoài chất lượng chỉ thêu và sự bố trí màu thích hợp, kỹ năng thêu rất quan trọng. Muốn đạt được kỹ năng thêu thuần thụcđịi hỏi phải có tính cần cù khéo léo, có khả năng sáng tạo, hay như người Thái thường nói là phải có hoa tay. Chính vì thế các bà mẹ thường dạy con gái học thêu từ khi 13-14 tuổi.

6.2. Các nghề thủ công khác

Bên cạnh nghề dệt, trước đây nghề đan lát các đồ gia dụng (gùi, yhungs mủng, dần, sang nong, nia...) ở người Thái Nghệ An khá phổ biến. Tuy nhiên các sản phẩm đan lát chỉ nhằm mục đích sử dụng trong gia đình,chứ chưa mang tính hàng hóa. Mỗi bản thường có một vài người biết đan một vài sản phẩm nào đó. Việc trao đổi hay mua các sản phẩm đan lát thường diễn ra dưới hình thức vật đổi vật hoặc mua bằng tiền trong nội bộ dân tộc hoặc giữa người Thái và người Khơ Mú là chính.

Một phần của tài liệu Lồng ghép tri thức bản địa vào trong giảng dạy để nâng cao chất lượng bồi dưỡng các lớp tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)