Hình ảnh chứa trong bài viết của Công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hoạt động content marketing thông qua kênh trực tuyến của công ty TNHH lắp đặt camera hà nội (Trang 71 - 79)

B3. Chỉnh sửa bài viết và đăng bài lên website

Sau khi đã hoàn thành bài viết, nhân viên viết bài sẽ phải kiểm tra lại tất cả bài viết so với tiêu chuẩn SEO từ tiêu đề, cách chia luận điểm, thẻ Meta, cách chèn từ khóa, các vấn đề về kích thước, màu sắc, nguồn, độ nét... của hình ảnh. Tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp và đăng lên trang chủ website của Công ty.

Để kiểm tra một bài viết có chuẩn SEO hay khơng, Cơng ty có liệt kê một vài tiêu chí dưới đây:

Trên một website, có rất nhiều trang và mỗi trang sinh ra với một mục đích nhất định. Trang bài viết thì khác với trang sản phẩm, trang danh mục, trang tĩnh… Và bài viết trên trang cũng chia thành nhiều loại, điển hình có thể thấy như bài tin tức, bài tư vấn…Một bài viết SEO thông thường sẽ gắn với một hoặc một nhóm từ khóa hay chủ đề nhất định. Yếu tố “chuẩn” cần đảm bảo trong bài viết chính là việc đáp ứng được ý định tìm kiếm hay sâu hơn là insight người dùng khi tìm kiếm từ khóa mà bài viết hướng đến.

Bài viết chuẩn SEO dễ đọc:

Bài viết chuẩn SEO cần đảm bảo tính dễ đọc cũng như được trình bày dưới định dạng nội dung phù hợp nhất. Tính dễ đọc và định dạng nội dung phù hợp ở đây chính là việc trình bày nội dung một cách hợp lý, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt được thông tin bài viết. Các yếu tố dễ đọc có thể kiểm tra như:

+ Sử dụng các định dạng văn bản như bơi đậm, in nghiêng, gạch chân có hợp lý khơng?

+ Có lỗi chính tả hay sai cú pháp câu khơng?

+ Font chữ có thống nhất khơng, cỡ chữ đủ để đọc cả trên bản di động, và PC khơng?

+ Các heading trong bài có nổi bật khơng?

+ Câu văn có quá dài dịng và bị lặp ý khơng?

+ Việc phân bố ảnh, bảng biểu trong bài có hợp lý khơng?

+ Ảnh dùng có đúng ngữ cảnh, mơ tả đúng nội dung minh họa, có nét khơng?

Bài viết khơng copy:

Khơng copy là tiêu chí tối thiểu của cần đảm bảo khi kiểm tra bài viết chuẩn SEO. Phải check được nội dung trên website mình có copy từ các trang khác hay khơng và có bị trùng lặp giữa các trang trên website hay không?

đoạn văn ngắn khoảng vài chục từ và tìm kiếm với cú pháp này. Trường hợp kết quả trả về cho nhiều bài viết với các phần in đậm giống hệt đoạn văn bạn vừa dán lên thì rõ ràng bài viết này đã copy, ít nhất là từ những bài viết bị trùng đoạn này. Ngoài ra người check cũng sử dụng các công cụ để kiểm tra như Small SEO Tools, Copyscape…để kiểm tra độ sao chép của bài viết.

Tiêu đề:

Tiêu đề bài viết chính là khái quát một cách chính xác và hấp dẫn về nội dung bài viết hướng tới. Với một tiêu đề chuẩn SEO, cần kiểm tra:

+ Độ dài tiêu đề có phù hợp hay khơng? Có bị mất khi hiển thị trên PC hay mobile hay khơng?

+ Tiêu đề có từ khóa chính, từ khóa phụ khơng?

+ Tiêu đề có hấp dẫn khơng? Có các ký tự đặc biệt khơng? Nhìn có muốn “click” vào khơng?

+ Tiêu đề có bị trùng lặp không?

Phần mô tả:

Mô tả bài viết sẽ khái quát một cách chi tiết và rõ ràng hơn về nội dung bài viết. Cùng với tiêu đề, mơ tả chính là 2 yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của một bài viết. Các yếu tố chuẩn SEO khi check mô tả bài viết:

+ Mơ tả có dài q khơng?

+ Mơ tả có chứa từ khóa chính, từ khóa phụ khơng?

+ Từ khóa phụ có bị lặp lại q nhiều lần khơng?

+ Mơ tả có hiển thị hợp lý trên cơng cụ tìm kiếm khơng?

- Từ khóa và mật độ từ khóa:

Một bài viết chuẩn SEO thường sẽ phục vụ một nhóm từ khóa nhất định, bao gồm từ khóa chính và từ khóa phụ. Ngồi ra cịn có các từ khóa bổ nghĩa và từ khóa ngữ

nghĩa. Các loại từ khóa phải được sử dụng một cách linh hoạt, đúng, đủ và không được spam.

Khi check từ khóa của bài viết chuẩn SEO sẽ check những tiêu chí sau:

+ Từ khóa chính của bài viết là gì?

+ Từ khóa chính xuất hiện mấy lần, mật độ phân bổ ra sao?

+ Từ khóa chính có trong tiêu đề, mơ tả, heading, ALT ảnh, tên ảnh, URL, URL ảnh khơng?

+ Bài viết có tất cả các từ khóa phụ khơng?

+ Việc sử dụng từ khóa phụ có phù hợp về ngữ cảnh, có mượt mà khơng?

+ Từ khóa phụ có trong heading, ALT ảnh khơng?

+ Từ khóa chính/từ khóa phụ có xuất hiện ở gần đầu bài và cuối bài không?

Để kiểm tra mật độ một từ khóa của bài viết, Công ty dùng Yoast SEO để check mật độ từ khóa chính cũng như sự xuất hiện của từ khóa chính ở các thành phần như tiêu đề, mơ tả, heading, ALT ảnh.

Ảnh:

Ảnh là một định dạng nội dung ngày càng phổ biến trong các bài viết chuẩn SEO. Ngoài việc minh họa rõ hơn cho nội dung text, việc sử dụng ảnh, infographic trong bài cũng giúp bài viết thu hút hơn. Để đánh giá ảnh trong bài viết có chuẩn SEO hay khơng, Cơng ty tiến hành kiểm tra những tiêu chí sau:

+ Tên ảnh có đúng định dạng khơng?

+ Ảnh có được tối ưu về mặt dung lượng và đảm bảo độ nét khơng?

+ URL ảnh có thân thiện khơng? Có chứa từ khóa khơng?

+ Kích thước của ảnh có phù hợp với khung website trên PC và mobile không?

+ Ảnh có minh họa đúng nội dung xung quanh không? Nội dung xung quanh ảnh có chứa từ khóa khơng?

+ Ảnh bìa bài viết có thumbnail chuẩn khi chia sẻ trên các trang mạng xã hội, tin nhắn hay không?

Việc kiểm tra ảnh chuẩn SEO, Công ty sử dụng công cụ Screaming Frog để kiểm tra.

Links:

Việc sử dụng link trong bài viết nhằm mục đích bổ sung các nội dung để dẫn chứng cho thông tin hay hướng đến một bài viết chuyên sâu hơn về một nội dung nhất định. Trong bài viết chuẩn SEO cần có các internal link và external link phù hợp, cần phải check được:

+ Có dẫn đến nội dung hợp lý khơng?

+ Với external link có dẫn đến trang web uy tín khơng?

+ Có sử dụng anchor text chung chung như “trang”, “bài viết” hoặc “nhấp vào đây” khơng? (nên tránh)

+ Link có nổi bật khơng? Có dễ nhìn thấy và biết là link không hay để trùng màu văn bản hoặc để màu trắng đánh lừa người dùng không?

Để kiểm tra các internal link và external link của một bài viết, bạn có thể sử dụng các công cụ Screaming Frog để kiểm tra.

CTA (Call to Action) – Kêu gọi hành động

Cần phải xem xét các bài viết chuẩn SEO có đảm bảo tính hợp lý về các CTA trong bài khơng:

+ Bài viết có những CTA nào? Là các dạng CTA gì? + CTA có nổi bật, thu hút khơng?

+ Bài viết có nút chia sẻ trên các trang MXH thông dụng không?

Một số yếu tố kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến độ chuẩn SEO của bài cần chú ý khi check như:

+ Tốc độ trang

+ Lỗi thu thập thơng tin

+ Tính thân thiện với thiết bị di động

+ Tính bảo mật của trang.

Các yếu tố kỹ thuật này thường sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vấn đề của website nhưng đơi khi có những bài viết phát sinh các lỗi. Cần phải check được bài viết chuẩn SEO có đảm bảo khơng mắc các lỗi về kỹ thuật này không. Các công cụ sử dụng để check các vấn đề kỹ thuật này được Công ty sử dụng là Google Search Console.

Sau khi kiểm tra và chỉnh sửa xong thì bài viết sẽ được đăng lên trên website. Với kế hoạch đăng bài như sau: Mỗi tuần một nhân viên Content marketing sẽ viết cho mình 2 bài dựa theo các chủ đề khác nhau, sau đó sẽ được bộ phận check bài viết chuẩn SEO check bài và lên kế hoạch mỗi ngày sẽ đăng từ 1-2 bài lên website.

2.2.3.3. Phân tích kết quả hoạt động Content marketing thông qua Website

Để có thể theo dõi được tình hình website, các nhân viên Marketing của Công ty thường xuyên lấy dữ liệu từ công cụ Google Analytics, đây là công cụ liên kết từ bên thứ 3 cho phép thống kê lại những tiêu chí như: tỉ lệ người dùng truy cập lần đầu và người dùng cũ, đặc điểm nhân khẩu học cơ bản (độ tuổi, giới tính…), nguồn truy cập vào Website, thiết bị truy cập vào Website, các yếu tố liên quan đến thời gian. Chung quy lại, Google Analytics là công cụ giúp các doanh nghiệp phân tích website, chất lượng nội dung của trang web từ đó cải tiến website nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của

a. Tỉ lệ người dùng truy cập lần đầu và người truy cập cũ giai đoạn 20/4/2020 – 20/4/2021

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ người dùng lần đầu truy cập và người dùng cũ giai đoạn 20/4/2020

– 20/4/2021

New visor: Khách hàng lần đầu tiên truy cập vào website

Returning visitor: Khách hàng quay trở lại website từ lần thứ hai trở lên

Visor được tính như một session (phiên) hay còn gọi là khoảng thời gian mà người truy cập sử dụng website mà không xem xét bất cứ một trang nào khác thông qua một địa chỉ truy cập trên website ban đầu. Một session sẽ kết thúc nếu thời gian vượt quá 30 phút hoặc quá nửa đêm. Lượng người dùng truy cập được đo thông qua cookies (đoạn văn bản ghi thơng tin được tạo ra và lưu) trên trình duyệt mà người truy cập sử dụng. Nghĩa là khi người dùng truy cập website, công cụ Google Analytics sẽ tạo một ID cho người đó và được tính là một new user. Nếu người dùng quay lại lần nữa, Google Analytics sẽ phát hiện ra ID khách hàng cũ và lưu vào mục Returning user. Nếu người dùng xóa cookie, mã ID sẽ bị xóa hoặc bị reset theo.

Trong khoảng thời gian từ 20/4/2020 – 20/4/2021, thống kê được số lượng khách hàng lần đầu tiên truy cập vào website chiếm tỷ lệ 88.2% và số lượng khách hàng truy cập vào website lần thứ hai trở lên chiếm 11.8%. Có thể thấy khách hàng lần đầu tiên truy cập vào website là lớn hơn rất nhiều so với lượng khách truy cập vào website lần thứ hai trở lên.

Biểu đồ 2.2. Nguồn truy cập vào Website giai đoạn 20/4/2020 – 20/4/2021

Organic Search: quá trình tìm kiếm tự nhiên của người dùng trên các cơng cụ tìm kiếm (Search Engine). Quá trình này được bắt đầu bằng việc người dùng thắc mắc và muốn tìm kiếm một vấn đề nào đó thơng qua cơng cụ tìm kiếm online.

Social: truy cập thông qua các công cụ mạng xã hội như: Facebook, blogger,…

Direct: truy cập trực tiếp vào website bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ trên trình duyệt, có thể truy cập từ đường dẫn nằm ngay trong website hoặc thông qua bookmark (các địa chỉ website đã lưu)

Refernal: truy cập thông qua một số web thứ 3

Other: Các nguồn tìm kiếm khác không nằm trong danh sách phân loại bên trên Googe Analytics không thể sắp xếp vào các loại trên.

Paid Search: truy cập thơng qua các trang tìm kiếm có trả phí.

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn truy cập vào Website thơng qua q trình tìm kiếm tự nhiên có tỷ lệ cao nhất, chiếm 50,15. Do đó cần phải tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm (SEO) để tăng tỉ lệ xuất hiện các trang web tìm kiếm như Google. Nguồn truy cập tiếp theo là thông qua thông qua các công cụ mạng xã hội như: Facebook, blogger… Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ lệ truy cập thông qua truy cập trực tiếp, truy cập thông qua một số trang website thứ 3 vẫn cịn thấp, do đó cần chú trọng hơn trong chất

lượng từng bài viết để giữ chân khách hàng, giúp khách hàng nhớ tên website của dự án mỗi khi có nhu cầu tìm kiếm thơng tin.

c. Thiết bị truy cập

Biểu đồ 2.3. Thiết bị truy cập vào Website giai đoạn 20/04/2020 – 20/04/2020

Tỷ lệ người dùng truy cập bằng điện thoại thơng minh, máy tính bàn/laptop và máy tính bảng lần lượt là 64.3%, 32.1% và 3.06%. Có thể thấy số lượng người dùng truy cập vài website bằng điện thoại thông minh chiếm một tỉ lệ khá lớn. Điều này cho thấy Công ty phải thường xuyên cập nhật những phiên bản Website có giao diện thu hút dành cho điện thoại thông minh.

d. Các chỉ số đánh giá hiệu quả Website

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hoạt động content marketing thông qua kênh trực tuyến của công ty TNHH lắp đặt camera hà nội (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)