QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 119 - 183)

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1.Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Các DNNVV trên thế giới nói chung đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, đóng góp 50% sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân và 63% việc làm. Hoạt động của DNNVV gắn liền với các cộng đồng địa phương, mang lại lối thoát nghèo nàn và phụ thuộc. Trên thực tế, tại các nước có nền kinh tế phát triển các doanh nghiệp lớn hay kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia đều hình thành từ các DNNVV cách đây 30, 40 năm. Các DNNVV có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong việc tạo dựng công nghiệp hỗ trợ và mạng lưới phân phối sản phẩm. Với tính năng động cao, các DNNVV cũng là nơi khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn để từng bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn. Với đặc điểm chung của các DNNVV, nhất là trong giai đoạn mới hình thành và phát triển (thiếu năng lực về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý còn hạn chế) các nền kinh tế đều xác định việc hỗ trợ DNNVV từ phía Chính phủ là chính sách lâu dài, chứ không phải là tạm thời.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập cao vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh và việc phát triển khu vực DNNVV là cơ hội sử dụng tốt các lợi thế này. Do đó việc phát triển DNNVV một cách mạnh mẽ, đúng hướng sẽ góp phần đẩy nhanh và thực hiện tốt quá trình này. Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015 đã được cụ thể hoá qua quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó nêu rõ quan điểm mang tính định hướng về phát triển DNNVV ở nước ta, bao gồm:

 Phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

 Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

 Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DNNVV phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật... làm chủ doanh nghiệp; chú trọng hỗ trợ phát triển DNNVVđầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

 Hỗ trợ phát triển DNNVV nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó quyết định 1231/QĐ-TTg cũng thể hiện mục tiêu tổng quát như sau: “Đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.”

Các mục tiêu định lượng cụ thể bao gồm:

 Số DNNVV thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến đạt 350,000 doanh nghiệp; tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015 cả nước có 600,000 doanh nghiệp đang hoạt động;

 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc;

 Đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;

 Khu vực DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu NSNN;

 DNNVV tạo thêm khoảng 3.5 - 4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 - 2015.

3.1.2.Quan điểm tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

Tại Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế bởi những cú sốc kinh tế với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, loại hình doanh nghiệp này đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Những khó khăn này bắt nguồn từ các

chính sách, quy định pháp luật của Chính phủ, cơ chế cho vay hoặc hỗ trợ vốn của các tổ chức tín dụng, sự giúp đỡ, kết nối của các hiệp hội có liên quan... Đây là những yếu tố mang tính khách quan, có tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng và từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng tồn tại và phát triển của DNNVV. Vì vậy, việc các ngân hàng có các chính sách nhằm mở rộng tín dụng cho DNNVV có ý nghĩa quan trọng đối với sự hồi phục và phát triển chung của nền kinh tế.

Quan điểm tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV tại Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi. Đối với các ngân hàng, khu vực DNNVV trước đây được coi là đối tượng phục vụ rất khó thì nay đã trở thành đối tượng khách hàng mục tiêu khi các ngân hàng hướng tới mở rộng lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, trái ngược với quan điểm trước đây là DNNVV là đối tượng phục vụ chủ yếu của các NHTM quy mô nhỏ với các mô hình hoạt động dựa trên quan hệ, DNNVV hiện nay là đối tượng phục vụ của rất nhiều ngân hàng khác nhau, kể cả các NHTM lớn do việc phục vụ đối tượng DNNVV được coi là hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận xứng đáng đối với ngân hàng.

Các NHTM đang xây dựng các sản phẩm tín dụng dành riêng cho đối tượng DNNVV dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và ưu tiên riêng biệt về tín dụng của các DNNVV để khắc phục những thách thức về rủi ro và chi phí phục vụ tốn kém khi cấp tín dụng cho DNNVV. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô bất ổn, các NHTM vẫn giữ vững quan điểm phục vụ đối tượng DNNVV do tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp này đối với toàn bộ nền kinh tế.

3.1.3.Định hướng tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việt Nam từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong những tháng đầu năm 2012, NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách hiệu quả. Cụ thể:

Chỉ đạo các TCTD: (i) tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, sử dụng nhiều lao động); (ii) rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc trả

nợ vốn vay; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt; xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định pháp luật;(iii) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh; (iv) xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm phù hợp với chủ trương tăng trưởng tín dụng hiệu quả của Chính phủ và NHNN...

Chỉ thị Số 06/CT-NHNN ban hành ngày 9/11/2012, Thống đốc NHNN đã định hướng cho các NHTM trong việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng nói chung và cho DNNVV nói riêng:

+ Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, các nhu cầu thanh toán.

+ Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và góp phần kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống:

- Điều hành hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật và trên cơ sở đánh giá thực trạng, khả năng tăng trưởng tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn tín dụng; bố trí nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế; ưu tiên tập trung vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, sử dụng nhiều lao động, dự án, phương án có hiệu quả.

- Nghiên cứu để xem xét triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, như cho vay theo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu, cho vay liên kết giữa chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà.

- Tổ chức, triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, như: Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ; chính sách cho vay đối với chăn nuôi, cá tra theo chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ tại công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo quy định tại Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ- TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay thu mua, tạm trữ lương thực, cà phê...

- Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân duy trì, phát triển sản xuất - kinh doanh, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ), miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của TCTD...

3.1.4.Định hướng tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mặc dù tầm quan trọng của khu vực kinh tế DNNVV đã được khẳng định nhưng các DNNVV hiện nay vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Khả năng tiếp cận nguồn tài chính đang là trở ngại lớn nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV. Ở các quốc gia phát triển, hoạt động mở rộng hỗ trợ tài chính cho các DNNVV đang ngày càng được mở rộng. Ngược lại, nhu cầu tài chính của các DNNVV ở các nước đang phát triển lại chưa được đáp ứng đủ. Sự thiếu hụt hỗ trợ tài chính cho các DNNVV ở các nước đang phát triển có thể phản ánh rằng dịch vụ ngân hàng DNNVV còn non yếu. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008 dẫn đến cắt giảm tín dụng trên toàn thế giới, các ngân hàng - kể cả các ngân hàng trong nước thuộc sở hữu tư nhân và nhà nước, và các ngân hàng nước ngoài - đã bắt đầu dịch chuyển xuống dưới theo hướng phân khúc thị trường DNNVV. Nhiều ngân hàng đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn có các hoạt động dịch vụ ngân hàng DNNVV lớn ở Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Ở Brazil và Ấn Độ, một số ngân hàng trong nước lớn nhất cũng tham gia tích cực nhất vào thị trường DNNVV.

Tương tự, các ngân hàng ở Việt Nam đã và đang phát triển các dịch vụ ngân hàng cho DNNVV, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Một điều dễ nhận thấy là với số lượng DNNVV tại Việt Nam vẫn đang trên đà tăng như hiện nay thì hầu hết các NHTM trong nước sẽ coi các DNNVV là đối tượng phục vụ quan trọng. Kể cả các ngân hàng nước ngoài hiện

nay chưa coi trọng việc phục vụ các DNNVV là ưu tiên hàng đầu thì trong thời gian tới các ngân hàng này chắc chắn cũng sẽ lựa chọn cho mình một nhóm các khách hàng là các DNNVV có uy tín, kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Với định hướng mục tiêu giúp các DNNVV phát triển và phát triển bền vững đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, các NHTM Việt Nam hiện nay đang hướng tới việc thiết kế các sản phẩm tín dụng dành cho đối tượng DNNVV được tiêu chuẩn hoá với các quy trình rõ ràng và đơn giản hoá ở mức tối đa để phục vụ các DNNVV. Các khoản tín dụng nhỏ với các quy trình thủ tục đơn giản sẽ là một trong những dịch vụ hấp dẫn cho các DNNVV. Bên cạnh đó, việc các NHTM đưa ra các “gói dịch vụ” hay tập hợp các giải pháp cho các DNNVV bên cạnh việc cấp tín dụng cũng trở thành xu hướng hiện nay.

3.2.GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ BẤT ỔN 3.2.1.Nhóm giải pháp mang tính chiến lược

3.2.1.1. Xây dựng quy trình tăng trưởng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

Việc đầu tiên các NHTM cần bắt đầu là tìm hiểu cơ hội trong thị trường DNNVV và tìm hiểu tình hình cạnh tranh để biết các nhu cầu của DNNVV về tín dụng hiện đang được đáp ứng như thế nào. Một khi đã hiểu rõ về cơ hội thị trường DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, các ngân hàng có thể đánh giá năng lực và lợi thế cạnh tranh riêng của mình, và nhận biết các trở ngại tiềm ẩn đối với việc xâm nhập thị trường, các rủi ro và yếu tố thành công nòng cốt. Cuối cùng, để thực hiện từng bước chắc chắn các ngân hàng nên lập một kế hoạch thực hiện chiến lược, nhận biết các nguồn lực cần thiết và ưu tiên các hoạt động quản lý và điều hành mà ngân hàng phải thực hiện theo trình tự thời gian. Cụ thể quy trình các bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu cơ hội đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn: Bước đầu tiên trong chiến lược tăng trưởng tín dụng cho DNNVV của các

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 119 - 183)