kiện kinh tế vĩ mô bất ổn
2.2.2.1. Quy mô tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Mở rộng tín dụng và tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV
Năm 2011 tổng số DNNVV còn dư nợ tại các ngân hàng là 126,245 doanh nghiệp; Năm 2012 là 126,030 doanh nghiệp, giảm 215 doanh nghiệp so với thời điểm 31/12/2011. Đến thời điểm 30/09/2013, tổng số DNNVV còn dư nợ tại các ngân hàng là 124,996, giảm 1,034 doanh nghiệp so với thời điểm 31/12/2012 và giảm 1,249 doanh nghiệp so với thời điểm 31/12/2011. Như vậy, số lượng các DNNVV có dư nợ tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm đi và quy mô của sự sụt giảm ngày càng lớn, chỉ trong 9 tháng năm 2013 số lượng các DNNVV có dư nợ giảm gấp gần 5 lần trong cả năm 2012.
Bảng 2.3: Số lượng DNNVV có dư nợ và quy mô dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 30/09/2013 Tổng số DNNVV còn dư nợ - - - 126,245 126,030 124,996 Tổng số dư nợ tín dụng DNNVV 344,979,082 509,043,012 586,935,579 615,514,202 643,382,299 637,114,448 Tổng dư nợ tín dụng 1,405,210,111 1,932,585,466 2,535,358,873 2,839,601,938 3,090,906,709 3,303,252,000 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cho DNNVV 47.56% 15.30% 4.87% 4.53% -0.97%
Nguồn: Báo cáo của NHNN
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ của các DNNVV đạt 615,514 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2012, tổng dư nợ dành cho đối tượng này là 643,382 tỷ đồng, tăng 4.53% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 30/09/2013, tổng dư nợ của các DNNVV đạt 637,114 tỷ đồng giảm 6,268 tỷ đồng so với 31/12/2012 nhưng tăng 11,600 tỷ đồng so với 31/12/2011 tương đương tăng 3.7%. Tuy nhiên, so với dư nợ toàn nền kinh tế, tỷ trọng dư nợ tín dụng dành cho DNNVV có xu hướng giảm dần từ 21.68% năm 2011 xuống còn 20.82% năm 2012 và 19.29% trong 9 tháng đầu năm 2013, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV thấp hơn tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế.
b. Tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNNVV
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ, lợi nhuận của đối tượng DNNVV
2008 2009 2010 2011 2012 9 tháng 2013 Tỷ trọng dư nợ DNNVV/ Tổng dư nợ tín dụng 24.55% 26.34% 23.15% 21.68% 20.82% 19.29% Trong đó - Tỷ trọng dư nợ DNNVV tại các NHTMCP 52.35% 51.90% 53.29% 51.25% 48.15% 49.19% - Tỷ trọng dư nợ DNNVV tại các NHTMNN 35.75% 33.10% 35.71% 35.75% 33.84% 33.80% Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng DNNVV/ Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
25.42% 28.65% 25.71% 23.15% 22.20% 21.54%
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng DNNVV/ Tổng lợi nhuận 19.07% 25% 21.13% 17.02% 16.24% 15.05%
Nguồn: Báo cáo của NHNN và các NHTM
Tỷ trọng dư nợ đối với đối tượng DNNVV nhìn chung chiếm khoảng 20%- 27% tổng dư nợ của các ngân hàng, có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến nay. Đến hết tháng 9/2013, tỷ trọng dư nợ của khu vực DNNVV tại các NHTM chiếm 19.29%, kỳ vọng đến cuối năm 2013 sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2012 cả về số lượng và tỷ lệ. Tỷ trọng này còn khiêm tốn là do trong những năm trước đây, tín dụng ngân hàng phần nhiều dành cho các DNNN, doanh nghiệp lớn và đổ nhiều vào lĩnh vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản). Tuy nhiên, ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Trong năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu kiểm soát tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không ưu tiên (tạm đồng nhất với lĩnh vực phi sản xuất) như bất động sản, chứng khoán ở mức 16%. Những chính sách này của NHNN đã dần nắn dòng tín dụng sang khu vực sản xuất trong đó có đối tượng DNNVV.
Nhìn vào bảng 2.3 cũng có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho DNNVV thường cao hơn ở hệ thống các NHTMCP so với các NHTMNN. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cho đối tượng DNNVV về cơ bản tỷ lệ thuận với dư nợ cho đối tượng này cho
thấy hoạt động này không tạo ra doanh thu đột biến hay quá khiêm tốn so với các hình thức tín dụng cho các đối tượng doanh nghiệp khác.
Hình 2.7: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV trên tổng dư nợ của từng ngân hàng 9 tháng 2013
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính các NHTM
Từ hình 2.6, có thể thấy tỷ trọng cho vay DNNVV của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thân Agribank là cao nhất so với các NHTM khác. Các NHTMNN như BIDV, Vietcombank, Techcombank cũng cho thấy tỷ trọng dư nợ DNNVV khá cao, trên dưới 40% tổng dư nợ cho vay của mỗi ngân hàng. Trong nhóm các NHTMCP được tổng hợp, ngân hàng Á Châu ACB, ngân hàng Quân đội, Xuất nhập khẩu có tỷ trọng cho vay DNNVV cao hơn các NHTMCP khác, từ 25 – 30% tổng dư nợ.
2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Dư nợ tín dụng DNNVV theo loại hình doanh nghiệp
Đối tượng DNNVV vay vốn ngân hàng tương đối đa dạng bao gồm: doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, doanh nghiệp là công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoảng 40% - 50% tổng dư nợ của các NHTM đối với các ngân hàng thương mại và có xu hướng gia tăng trong thời gian những năm gần đây. Kế đến là đối tượng các công ty trách nhiệm hữu hạn, khoảng 40% tổng số doanh nghiệp có dư nợ.
Hình 2.8: Dư nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại một số NHTM
Có thể thấy chiếm phần lớn dư nợ của các ngân hàng đối với đối tượng DNNVV là loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH và có xu hướng tăng với tổng dư nợ của hai đối tượng này là từ 80% năm 2008 lên gần 90% năm 2013. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ cho công ty cổ phần đã tăng mạnh vào năm 2010 từ 41% năm 2009 lên trên 55% vào năm 2013, còn loại hình doanh nghiệp khác giảm từ 17% xuống 2%, còn các loại hình doanh nghiệp còn lại có tỷ trọng khá ổn định qua các năm. Việc chuyển đổi dần cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của các ngân hàng là phù hợp với điều kiện và xu hướng kinh tế hiện nay, do các công ty cổ phần và công ty TNHH có số lượng ngày càng tăng và giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Đồng thời, cơ cấu tín dụng đa dạng, có tính ổn định cao có thể giúp các ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho DNNVV.
b. Dư nợ tín dụng DNNVV theo ngành kinh tế
Hình 2.9: Dư nợ DNNVV theo ngành kinh tế
Hình 2.10 cho thấy dư nợ DNNVV của các ngân hàng khá đều trong tương quan giữa các ngành. Đứng đầu là các ngành thương mại, ngành công nghiệp chế biến và ngành dịch vụ. Trong giai đoạn năm 2011-2013, tỷ trọng của 3 ngành này trong tổng dư nợ DNNVV tương đương nhau từ 16–23%. Các ngành nông lâm ngư nghiệp và ngành xây dựng có tỷ trọng thấp hơn từ 10-12%. Việc phát triển dư nợ của các DNNVV trong ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến là phù hợp với đặc thù của đối tượng khách hàng này. Trong đó, các ngân hàng đã ban hành các chính sách tín dụng cụ thể đối với đối tượng này, tạo định hướng rõ ràng khi tiếp thị khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tới những DNNVV trong các ngành này.
c. Dự nợ tín dụng DNNVV theo thời hạn và loại tiền
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng DNNVV theo thời hạn và loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 30/09/2013
1. Tổng số dư nợ
tín dụng DNNVV 615,514,202 643,382,299 637,114,448
1.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
615,514,202 100% 643,382,299 100% 637,114,448 100%
- Ngắn hạn 401,627,514 65.25% 425,643,779 66.15% 428,081,243 67.19%
- Trung và dài hạn 213,886,689 34.75% 217,738,520 33.85% 209,033,205 32.81%
1.2. Phân loại
theo loại tiền 615,514,202 100% 643,382,299 100% 637,114,448 100%
- VND 511,554,755 83.11% 552,589,648 85.88% 562,774,437 88.33% - Bằng ngoại tệ
(quy VND) 103,959,448 16.89% 90,792,650 14.12% 74,340,011 11.67%
Nguồn: Báo cáo của NHNN và các NHTM
Qua tổng hợp báo cáo của các TCTD, các DNNVV chủ yếu sử dụng sản phẩm vay ngắn hạn với dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm trên 65% tổng dư nợ cho vay DNNVV ( 65% năm 2011, 66% năm 2012 và 67% năm 2013) nhằm cung ứng vốn lưu động trong kinh doanh như: mua nguyên vật liệu sản xuất, chi trả lương… với đặc điểm vòng quay thu hồi vốn nhanh. Đối với các khoản vay trung, dài hạn chủ yếu nhằm tài trợ cho các nhu cầu đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới dây chuyền công nghệ. Dư nợ cho DNNVV suy giảm ở các đối tượng vay trung dài hạn trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 cho thấy các doanh nghiệp này có xu hướng thu hẹp
hoạt động nâng cao năng lực sản xuất như đổi mới dây chuyền công nghệ kĩ thuật, mở rộng kho bãi nhà xưởng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn.
Dư nợ cho vay DNNVV của các ngân hàng trong nước chủ yếu là cho vay nội tệ. Tỷ trọng cho vay nội tệ chiếm khoảng 85% so với tổng dư nợ cho vay DNNVV. Nguyên nhân là do các ngân hàng trong nước chủ yếu cho vay các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn, số lượng doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu ít. Ngược lại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu cho vay ngoại tệ vì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh toàn cầu của ngân hàng mẹ nên đối tượng khách hàng thường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
d. Dư nợ tín dụng DNNVV theo hình thức cho vay
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay đối với DNNVV
Đơn vị: %
Dư nợ theo sản phẩm cho vay Năm
2008 2009 2010 2011 2012 T9/2013
Cho vay theo hạn mức và cho
vay từng lần 55.74 50.87 51.24 51.95 52.56 52.19
Cho vay theo dự án đầu tư 34.67 39.23 38.65 38.07 37.52 37.8
Cho vay hợp vốn 0.62 0.6 0.48 0.51 0.42 0.45
Cho vay theo hạn mức thấu chi 0.05 0.14 0.15 0.15 0.16 0.17
Cho vay trả góp 5.95 6.1 6.32 6.24 6.35 6.32
Chiết khấu 0.74 0.67 0.72 0.68 0.7 0.71
Bảo lãnh ngân hang 2.07 2.25 2.31 2.28 2.18 2.24
Bao thanh toán 0.16 0.14 0.13 0.12 0.11 0.12
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Báo cáo NHNN và các NHTM
Về sản phẩm cho vay, các DNNVV chủ yếu sử dụng sản phẩm cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần và cho vay theo dự án đầu tư. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của các DNNVV là sử dụng các khoản vay ngắn hạn để quay vòng vốn hoạt động hơn là các khoản vay dài hạn. Tỷ lệ cho vay theo dự án đầu tư trên tổng dư nợ đối với DNNVV dao động trong khoảng 34% - 38% qua các năm, trong đó tăng mạnh vào năm 2009 và giảm nhẹ từ năm 2010 đến nay. Thực trạng này cũng cho thấy nhiều DNNVV không đầu tư mở rộng sản xuất, thậm chí thu hẹp quy
mô do môi trường kinh doanh bất ổn, doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Trong giai đoạn 2012 – 2013, Chính phủ và ngành ngân hàng đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp nói chung và đối tượng DNNVV (một trong năm đối tượng ưu tiên) nói riêng. Những tác nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn trước đây đã được cải thiện như lạm phát ổn định ở mức hợp lý, lãi suất giảm mạnh, tín dụng tăng trưởng tốt, CSTT, tỷ giá được điều hành linh hoạt, cẩn trọng. Tuy nhiên sự khó khăn chung của nền kinh tế thể hiện qua sức mua của nền kinh tế yếu, tổng cầu giảm cũng như những yếu kém nội tại của doanh nghiệp vẫn đang là trở ngại cho sự phục hồi sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV trong thời gian này.
Ngoài những sản phẩm được sử dụng phổ biến, những sản phẩm tín dụng khác như bao thanh toán, chiếu khấu, cho vay trả góp, bảo lãnh ngân hàng, cho vay hợp vốn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ đối với DNNVV. Điều này cho thấy DNNVV chưa hiểu biết nhiều về các sản phẩm tín dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.2.3. Chất lượng tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chất lượng tín dụng đối với DNNVV thể hiện rõ qua các con số về nợ quá hạn và nợ xấu. Cụ thể, nợ quá hạn của đối tượng này liên tục tăng từ năm 2011 đến nay, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 và có xu hướng chậm lại trong năm 2013.
Bảng 2.6: Quy mô nợ quá hạn, nợ xấu và tài sản đảm bảo đối với dư nợ các DNNVV
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 30/09/2013
1. Tổng số dư nợ tín dụng DNNVV 615,514,202 643,382,299 637,114,448
2. Nợ quá hạn DNNVV 43,275,716 57,709,676 60,995,541
3. Nợ xấu DNNVV 23,977,055 32,396,974 36,167,841
4.Tổng giá trị TSBĐ đảm bảo cho tổng
dư nợ DNNVV 994,209,821
1,057,977,558
1,138,425,679
Nguồn: Báo cáo NHNN
Nợ xấu của các DNNVV từ năm 2011-2013 đã tăng cả về giá trị lẫn tỷ lệ trên tổng dư nợ. Cụ thể, nợ xấu của các DNNVV đã tăng từ 23,977 tỷ đồng năm 2011 lên 32,397 tỷ đồng năm 2012 và tại thời điểm 30/09/2013 là 36,168 tỷ đồng. Về tỷ lệ nợ
xấu của DNNVV trên tổng dư nợ của nền kinh tế, năm 2011 là 3.9%, năm 2012 là 5%, thời điểm 30/09/2013 là 5.7%.
So với tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV luôn ở mức cao và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nợ xấu (thường trên 50% tỷ lệ nợ xấu). Tỷ trọng dư nợ của các DNNVV có xu hướng giảm xuống kể từ năm 2009 đến 2013, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này lại có sự gia tăng rõ rệt, tăng nhanh hơn tốc độ tăng nợ xấu trung bình của tất cả các nhóm khách hàng. Điều đó cho thấy công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại đối với đối tượng DNNVV còn nhiều bất cập. Các ngân hàng thương mại chưa có những ứng phó kịp thời đối với những biến động của kinh tế vĩ mô tác động tới đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là đà gia tăng nợ xấu trong mạnh mẽ trong năm 2012 đã được kìm hãm trong 9 tháng đầu năm 2013.
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV 2008 2009 2010 2011 2012 9 tháng 2013 Tỷ trọng dư nợ DNNVV 24.55% 26.34% 23.15% 21.68% 20.82% 19.29% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dự nợ tín dụng 2.06% 1.90% 2.21% 3.10% 4.20% 4.58% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/ Tổng dư nợ tín dụng DNNVV 1.13% 1.59% 1.97% 3.9% 5.00% 5.2%
Nguồn: Báo cáo của NHNN và các NHTM
Tổng giá trị tài sản đảm bảo đảm bảo cho dư nợ của DNNVV đã tăng liên tục qua các năm từ 2011-2013. Cụ thể, tổng giá trị đảm bảo cho dư nợ của các DNNVV năm 2011 là 994 nghìn tỷ đồng (chiếm 161% dư nợ). Đến năm 2012 tăng 64 tỷ đồng so với 31/12/2011và ở mức 1,058 nghìn tỷ đồng (chiếm 164% dư nợ). Tại thời điểm 30/09/2013 tổng giá trị tài sản đảm bảo đạt 1,138 nghìn tỷ đồng (chiếm 178% dư nợ) và tiếp tục tăng 80 tỷ đồng so với 31/12/2012. Giá trị tài sản đảm bảo tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối cho thấy các ngân hàng ngày càng thận trọng khi cấp tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tuy nhiên, sự thận trọng của các ngân hàng phần nào đã hạn