Nghiên cứu thực nghiệm thực trạng tăng trưởng tín dụng của các DNNVV trong

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 95 - 109)

DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

2.2.4.1. Quá trình xây dựng mẫu và thu thập dữ liệu

Để đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng của các DNNVV của Việt Nam, tác giả thu thập số liệu từ 109 DNNVV là các khách hàng của các NHTM Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011. Việc lựa chọn các khách hàng này được thực hiện trên cơ sở ngẫu nhiên từ hệ thống khách hàng của các NHTM Việt Nam có quan hệ tín dụng, tiền gửi, và thanh toán.

Tác giả thu thập dữ liệu về ngành nghề, số liệu các tài khoản trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong hai năm tài chính là 2010 và 2011. Tiêu chí phân nhóm ngành dựa vào cơ cấu doanh thu trung bình trong các năm của doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động chiếm trên 50% cơ cấu doanh thu hoặc chiếm tỷ trọng cao hơn các hoạt động còn lại, sẽ được lựa chọn làm ngành nghề chính.

Hình 2.10: Tỷ trọng các DNNVV trong mẫu phân theo ngành nghề

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong số 109 doanh nghiệp thu thập được, có 04 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có hoạt động kinh doanh khác với các doanh nghiệp còn lại trong mẫu nên được loại ra khỏi mô hình. Tiếp tục kiểm tra số liệu của các doanh nghiệp thông qua các cân đối kế toán, tác giả phát hiện thêm 28 doanh nghiệp có số liệu trên báo cáo tài chính bị sai lệch hoặc thiếu sót số liệu tài khoản nên tiếp tục loại 28 doanh nghiệp này ra khỏi mẫu. Nhìn chung, các DNNVV trong mẫu thu thập có xu hướng tăng lên về quy mô, song vẫn tập trung chủ yếu với quy mô của doanh nghiệp dưới 10 tỷ và từ 50 tỷ đến 100 tỷ tổng nguồn vốn.

Bảng 2.8: Tỷ trọng các DNNVV trong mẫu phân theo quy mô tổng nguồn vốn

Quy mô tổng nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011

0 - 10 tỷ 36.76% 32.35%

10-20 tỷ 22.06% 20.59%

20-50 tỷ 19.12% 20.59%

50-100 tỷ 22.06% 25.00%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Do đặc điểm của mô hình hồi quy OLS là kết quả hồi quy rất nhạy cảm với những giá trị cá biệt nên để tăng độ chính xác cho kết quả mô hình hồi quy, tác giả kiểm tra các biến thuộc 5% tổng số lượng quan sát thu được có giá trị lớn nhất ở các biến và 5% tổng số quan sát thu được có giá trị nhỏ nhất ở các biến để phát hiện các giá trị cá biệt trong mẫu. Tiếp tục loại bỏ thêm 9 doanh nghiệp có các giá trị cá biệt trong năm 2010 và 2011, tác giả thu được mẫu ổn định gồm 68 quan sát.

2.2.4.2. Thực trạng diễn biến tăng trưởng tín dụng của các DNNVV trong mẫu nghiên cứu

Về tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, trung bình các DNNVV trong mẫu nghiên cứu chỉ vay ngắn hạn ngân hàng chưa đến 15% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn trên tổng nguồn vốn tăng nhẹ so với năm 2010, từ mức 13.8% lên 14.2%.

Trong đó, một số ngành có tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cao hơn hẳn trung bình hệ thống là các ngành HHDVCN, TPDU, YT; đều xấp xỉ ở mức 25% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ngành này đều là các ngành có tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn giảm xuống trong năm 2011 khi bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn và thị trường tín dụng thắt chặt. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lãi suất vay vốn trong năm 2011 tăng cao khi Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, khiến các doanh nghiệp hạn chế vay ngắn hạn ngân hàng mà chuyển sang chiếm dụng các nguồn vốn ngắn hạn khác như nợ tiền người cung cấp. Ngược lại, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn của các ngành còn lại, ngoại trừ ngành năng lượng, như CNTT, HHDVTD, XDVLXD, đều tăng lên mặc dù vẫn chỉ ở mức khá thấp so với bình quân toàn hệ thống.

Hình 2.11: Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn ngân hàng trong tổng nguồn vốn của DNNVV

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm 2011 được phản ánh khá rõ nét trong sự thay đổi nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của hai ngành XDVLXD và HHDVCN. Đối với ngành XDVLXD, mức tăng từ 4.51% lên 6.79% không phải do doanh nghiệp vay để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà các khoản tín dụng ngắn hạn tăng lên chủ yếu đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn khi các khoản phải thu bị chậm lại do sự đi xuống của toàn ngành trong tình hình tài chính khó khăn

của các khách hàng. Thực trạng này khiến cho sự tự chủ về mặt tài chính của các doanh nghiệp trong ngành bị giảm xuống. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trên tổng nguồn vốn của ngành HHDVCN cho thấy sự sụt giảm của nhu cầu thị trường đối với máy móc, thiết bị khiến cho các doanh nghiệp trong ngành hạn chế vay vốn ngân hàng để tài trợ cho các tài sản lưu động mới.

Các DNNVV có xu hướng vay vốn ngắn hạn hơn dài hạn. Đặc điểm này phản ánh cấu trúc thị trường tiền tệ và thị trường vốn tại Việt Nam khi thị trường vốn để các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu chưa phát triển. Phụ thuộc vào ngân hàng với vai trò chủ yếu là cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn nên các DNNVV đa phần nhận được nguồn vốn tín dụng ngắn hạn hơn là các khoản tín dụng trung và dài hạn. Xét về huy động vốn vay dài hạn, chỉ có ngành TPDU, HHDVCN, và YT là các ngành có tỷ trọng vốn dài hạn trên tổng nguồn vốn cao hơn so với các ngành còn lại. Ngành TPDU là ngành có tỷ trọng nguồn vốn tín dụng dài hạn cao nhất, lên tới gần 30%. Điều này xuất phát từ đặc điểm của ngành là ít chịu rủi ro kinh doanh nên có thể gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính, đặc biệt là thông qua các khoản tín dụng ngắn hạn lẫn dài hạn từ phía ngân hàng. Mặc dù bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn nhưng do là ngành cơ bản, nên việc ngành TPDU tăng tỷ trọng vốn tín dụng dài hạn là điều bình thường.

Hình 2.12: Tỷ trọng vốn vay dài hạn ngân hàng trong tổng nguồn vốn của DNNVV

Nguồn: Tính toán của tác giả

DNNVV huy động vốn dài hạn chủ thông qua tín dụng ngân hàng khi nguồn vốn tín dụng dài hạn ngân hàng chiếm tới gần 80% trong tổng nguồn vay nợ dài hạn còn lại là các khoản nợ dài hạn khác với các đối tác khác. Tuy nhiên, thực trạng này chỉ tồn tại ở một số ngành như HHDVCN, TPDU, và YT còn các ngành khác tỷ trọng này tương đối thấp và vẫn có tiềm năng khai thác đối với ngân hàng.

Hình 2.13: Tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn của DNNVV

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tỷ trọng tín dụng ngân hàng trên tổng nguồn vốn của các DNNVV trong mẫu năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, phản ánh đúng xu thế của tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và dài hạn. Tỷ trọng tín dụng ngân hàng tăng lên chủ yếu là từ các ngành CNTT, HHDVCN, TPDU, XDVLXD, và YT.

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, các DNNVV còn chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả người bán, tăng từ 12.93% lên đến 13.55%, và khoản người mua ứng tiền trước, giảm từ 5.9% xuống còn 5.72% trên tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ phải trả người bán và khoản người mua ứng tiền trước tập trung chủ yếu ở các ngành HHDVTD, NL, XDVLXD. Đây chính là các ngành có mức tín dụng ngắn hạn tương đối thấp so với các ngành còn lại.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ ngắn hạn cao trong khi tỷ lệ tín dụng ngân hàng trong tổng nguồn vốn lại thấp cho thấy các DNNVV vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, trong tương lai, đây là tiềm năng lớn đối với ngân hàng khi các DNNVV có thể chuyển các khoản vốn huy động khác sang vay ngân hàng.

Hình 2.14: Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của DNNVV

2.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng của DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

Dựa trên lý thuyết về cấu trúc vốn của DNNVV, tác giả xây dựng giả thuyết và mô hình kinh tế lượng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ vay vốn ngân hàng trong tổng nguồn vốn.

2.2.4.3.1. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng của DNNVV

Tác giả đưa ra bảy giả thuyết khác nhau liên quan tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng của các DNNVV như sau:

Giả thuyết 1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và quy mô doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy và quy mô doanh nghiệp (Darwin và Rodolfo, 2009 [46]; Titman và Wessels, 1988 [81]; Raijan và Zingales, 1995 [71]; Ozkan, 2001 [68]; Fama và French, 2002 [50]; Chen, 2004 [43]; Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran, 2006 [83]).… Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có một mạng lưới rộng, ngành nghề và hạng mục đầu tư đa dạng, mối quan hệ rộng lớn và uy tín trên nhiều thị trường, thông tin về doanh nghiệp có tính trung thực, chính xác và mịnh bạch tương đối nên các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng tiếp cận với vốn vay ngân hàng hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp này có thể nhận được các khoản vay với các điều khoản thuận lợi hơn.

Giả thuyết 2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định hữu hình lớn thường có khả năng đảm bảo trả nợ cao hơn, rủi ro tài chính thấp hơn… làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính, nên có xu hướng tận dụng việc vay nợ. Jensen và Meckling (1976) [55] chỉ ra rằng các chi phí liên quan tới vấn đề người đại diện phát sinh khi ban giám đốc có xu hướng thực hiện các dự án đầu tư có rủi ro cao hơn khi doanh nghiệp phát hành nợ. Từ quan điểm của lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp với giá trị tài sản cố định cao sẽ làm giảm chi phí liên quan tới vấn đề nay thông qua việc sử dụng tài sản bảo đảm là các tài sản cố định hữu hình. Hơn nữa, khi doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản cố định hữu hình bị phá sản, giá trị tổn thất thường thấp hơn các doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản cố định vô hình (De Jong và cộng sự, 2008 [48]; Daskalakis và Psillaki, 2009 [47]; Bevan và Danbolt, 2004 [38]). Với thị trường tiền tệ và thị trường vốn thiếu thông tin và chất lượng thông tin thiếu minh bạch như ở

Việt Nam, vấn đề thông tin bất đối xứng trở nên rõ rệt nên yêu cầu tài sản bảo đảm gần như trở thành điều kiện bắt buộc cho bất cứ doanh nghiệp tìm kiếm các khoản vay. Doanh nghiệp sở hữu các tài sản cố định có giá trị cao làm tài sản thế chấp sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng hơn.

Giả thuyết 3: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và lá chắn thuế phi nợ của doanh nghiệp

Theo lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng vay nợ có tương quan ngược với lá chắn thuế do doanh nghiệp không thể cùng lúc tận dụng được tối đa ích lợi của cả chi phí lãi và khấu hao tài sản cố định. Vì cả khấu hao và chi phí lãi vay được đều là các khoản chi phí được khấu trừ từ doanh thu để tính lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro thua lỗ khi phải gánh chịu cùng một lúc hai khoản chi phí lớn trên. Doanh nghiệp khi đã có ích lợi từ lá chắn thuế phi nợ (như khấu hao) sẽ có xu hướng sử dụng ít nguồn vốn vay ngân hàng hơn do lợi ích của việc khấu trừ chi phí lãi vay không còn lớn như trước (Sogorb Mira, 2005 [76]; Ramalho và da Silva, 2009 [72]).

Giả thuyết 4: Có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Có hai quan điểm trái ngược nhau về mối tương quan giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ vay (Titman và Wessels, 1988 [82]; Huang và Song, 2006 [51]; Qian và các cộng sự, 2009[70]; Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran, 2006 [83]). Theo Modigliani và Miller (1958) [59], các doanh nghiệp với lợi nhuận cao sẽ tăng cường vay ngân hàng nhằm tận dụng tối đa lá chắn thuế. Ngoài ra, nếu lợi nhuận trong quá khứ của doanh nghiệp cao sẽ khiến cho lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai sẽ cao, làm tăng khả năng được vay vốn của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, lợi nhuận có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ và tín dụng ngân hàng. Ngược lại, lý thuyết phân hạng của Myers (1984) [62], các doanh nghiệp ưu thích sử dụng những nguồn vốn bên trong (lợi nhuận giữ lại), sau đó mới đến vay nợ, và phát hành cổ phiếu là sự lựa chọn cuối cùng. Hơn thế, những doanh nghiệp với khả năng sinh lời cao có nhiều lợi nhuận để lại nhằm phục vụ cho những dự án đầu tư tiềm năng hơn là hoàn trả lại cho chủ sở hữu.

Giả thuyết 5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và tình hình thanh khoản của doanh nghiệp

Tính thanh khoản có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đên cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Atrill và McLaney, 2002 [35]; Myers và Bacon, 2004 [61]). Thứ

nhất, doanh nghiệp có tính thanh khoản cao có thể tận dụng được ích lợi từ vay nợ do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ hay vay ngắn hạn khi thu được tiền từ các tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp với nhiều tài sản thanh khoản cũng có thể sử dụng các tài sản này để tài trợ cho các chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc bán các tài sản này trên thị trường. Như vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều hoặc ngược chiều với tỷ trọng và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Thứ hai, doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp là những doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định, nên có thể đem những tài sản này đi thế chấp để có được các khoản vay phục vụ cho đầu tư… Trong trường hợp này, thanh khoản có quan hệ ngược chiều với tỷ trọng và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Giả thuyết 6: Có mối quan hệ khác nhau về tăng trưởng tín dụng ngân hàng giữa các ngành nghề kinh doanh

Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau về nhu cầu sử dụng vốn, khả năng, phương thức huy động vốn nên tăng trưởng tín dụng ngân hàng sẽ khác nhau.

Giả thuyết 7: Có mối quan hệ khác nhau về tăng trưởng tín dụng ngân hàng giữa các thời kỳ kinh tế vĩ mô ổn định và bất ổn

Hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế đều không tránh khỏi ảnh hưởng từ những biến động vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư... Mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động huy động vốn, phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thực trạng kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, và triển vọng của nền kinh tế. Thực trạng nền kinh tế phát triển sẽ làm tăng nhu cầu nhu cầu vay vốn ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

2.2.4.3.2. Xây dựng mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng của DNNVV

Trong thời gian đầu, hầu hết các bằng chứng thực nghiệm về việc lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp đều được tiến hành ở Mỹ (Bosworth, 1971 [39]; Taggart, 1977 [79]; Titman và Wessels, 1988 [82]; Shyamsunder và Mayers, 1999 [75]), sau đó được tiến hành ở một số quốc gia châu Âu khác như Anh (Brealey và các cộng sự, 1976 [40]; Mash, 1982 [57]; Bevan và Danbolt, 2002 [37]), Tây Ban Nha (Sorgorb - Mira, 2005) [77], và ở Đức (Wald, 1999) [84]. Về nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về cấu trúc vốn của DNNVV, đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả Chittenden, Hall và Hutchinson (1996) [44]; Jordan, Lowe và Taylor (1998)

[56], Michaelas và các cộng sự (1999) [58]; Berggren và các cộng sự (2000) [36]; Cassar và Holmes (2003) [42]; Sogorb Mira (2005) [76]; Ramalho và da Silva (2009) [72] …

Chittenden, Hall và Hutchinson (1996) [44] xác định các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn dựa trên mẫu các doanh nghiệp nhỏ gồm cả doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 95 - 109)