Chính sách của Chính phủ về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 73 - 80)

doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

2.1.4.1. Chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

Trong thời gian qua, những bất ổn kinh tế vĩ mô đã khiến môi trường hoạt động của các DNNVV xấu đi khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Trong năm 2009, khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã ban hành gói kích thích kinh tế nhằm phục hồi kinh tế trong đó DNNVV cũng là đối tượng nhận được hỗ trợ nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, các doanh nghiệp khi vay vốn tại các TCTD được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong giai đoạn từ tháng 2 đến cuối tháng 12/2009 và tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn trong năm 2010 đã hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các TCTD xem xét và điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng đã ký xuống mức lãi suất cho vay hiện hành.

Các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của các DNNVV bao gồm các chính sách hỗ trợ về thuế, chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến xúc tiến thương mại và đổi mới công nghệ. Về chính sách hỗ trợ về thuế,gói kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 cũng đã đưa ra chính sách hỗ trợ về thuế cho các DNNVV. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho DNNVV nhằm tháo gỡ khó khăn,

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo đó, các DNNVV được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian một năm kể từ ngày đến hạn nộp thuế (trừ số thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số kiến thiết, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thu nhập từ kinh doanh các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu theo quy định của pháp luật).

Bên cạnh đó, để tiếp tục hỗ trợ DNNVV, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 101/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Theo Nghị định này, các DNNVV sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; giảm 50% số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh từ 01/07/2011 đến hết năm 2011 đối với hoạt động cung ứng xuất ăn ca cho công nhân trong doanh nghiệp.

Hiện nay, chưa có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường nào dành riêng cho DNNVV. Các chương trình xúc tiến thương mại vẫn đang lồng ghép trong các chương trình xúc tiến thương mại chung đã phần nào hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vì chưa đáp ứng được tính đặc thù của DNNVV nên hiệu quả của những chương trình này đối với DNNVV vẫn chưa cao.

Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ đã được ban hành như: Chương trình hỗ trợ các DNNVV phát triển tài sản trí tuệ theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg hay Quỹ Phát triển khoa học công nghệ quốc gia, hàng năm đều dành một phần kinh phí để hỗ trợ DNNVV đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ, các tỉnh thành trong cả nước cũng đã xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ DNNVV thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ khác.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNNVV phát triển thông qua đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận tài chính... Các chính sách,

chương trình trợ giúp đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực (tài chính, mặt bằng sản xuất, xúc tiến, mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...) và trong thời gian khá dài. Nhìn chung, những chính sách hỗ trợ này đã góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV, giúp các DNNVV tiếp cận tín dụng từ các NHTM tốt hơn. Tuy nhiên, các biện pháp, chính sách hỗ trợ DNNVV còn mang tính giải quyết vấn đề phát sinh trước mắt ngắn hạn, chưa phát huy được hiệu quả hỗ trợ thực sự cho sự phát triển của DNNVV.

2.1.4.2. Cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

Thực hiện Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách để khuyến khích các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là các TCTD) mở rộng tín dụng đối với các DNNVV nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn hoạt động cho DNNVV.

2.1.4.2.1. Chính sách tín dụng thương mại thông thường

Hiện tại, các TCTD đang thực hiện hoạt động cho vay đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng theo quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 3/2/2005 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNNvà Quyết định số 783/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 sửa đổi, bổ sung Quyết định 127/2005/QĐ- NHNN. DNNVV được bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, các DNNVV được các TCTD xem xét cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm. Việc cho vay có bảo đảm được thực hiện theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

2.1.4.2.2. Chính sách lãi suất

Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động được thực hiện từ năm 2012 cho tói nay, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt

là đối với 5 lĩnh vực ưu tiên trong đó có DNNVV. Riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ưu tiên từ mức 13%/năm xuống mức 9%/năm (quy định tại Thông tư 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013 của NHNN). Hiện trần lãi suất cho vay đối với DNNVV thấp hơn khoảng 2-3%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.

2.1.4.2.3. Chính sách ngoại hối

Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cũng như bổ sung thêm các đối tượng được phép vay vốn bằng ngoại tệ phục vụ nhu cầu kinh doanh đặc biệt là các nhu cầu vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012 thay thế Thông tư 07/2011/TT-NHNN và Thông tư số 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 thay thế Thông tư 03/2012/TT-NHNN.

Với mục tiêu tăng cường quản lý ngoại hối ngày 16/7/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thay thế Thông tư 19/2011/TT-NHNN, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các doanh nghiệp phát hành, tạo thêm kênh hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

2.1.4.2.4.Chính sách tín dụng đặc thù áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(1) Các chính sách liên quan tới hoạt động bảo lãnh

a. Về bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển cho DNNVV vay vốn của NHTM Ngày 10/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 03/2011/QĐ- TTg về Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM thay thế Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 về Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 14/2009/QĐ-TTg. Hiện nay, NHNN đang dự thảo Thông tư hướng dẫn các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đối với các DNNVV được Ngân hàng Phát triển bảo lãnh theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg nêu trên. Theo đó, các DNNVV (trừ DN siêu nhỏ) khi vay vốn các NHTM để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được Ngân hàng Phát triển bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM (tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của dự án).

b.Về bảo lãnh qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV

Tại các địa phương, Chính phủ cho phép thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương theo quy định tại Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 193/2001/QĐ-TTg. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày 20/2/2006, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2006/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.

Để đưa ra cơ chế huy động nguồn vốn góp thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng từ các thành phần kinh tế cho phù hợp hơn với tình hình hoạt động của các DNNVV hiện nay, ngày 15/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Thời gian tới NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn các TCTD thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định này.

(2) Các chính sách tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tại các vùng khó khăn và trong lĩnh vực đầu tư, xuất khẩu đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi đặc thù của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ và vay vốn tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất vốn vay để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch với mức tiền vay tối đa để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước bằng 100% giá trị hàng hóa theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 22/2012/TT-NHNN ngày 22/6/2012 của NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2013, NHNN đã tích cực nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính

sách xã hội) nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách để hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như:

- Thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, ngày 8/4/2011, NHNN đã ban hành Thông tư 08/2011/TT-NHNN quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo. Theo đó NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối đảm bảo nguồn vốn để cho vay đối với thương nhân thực hiện kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa theo kế hoạch dự kiến được cân đối theo quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP.

- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, NHNN đã ban hànhThông tư 06/2009/TT-NHNN ngày 9/4/2009 quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo. Theo đó, các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh (bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ) trên địa bàn 61 huyện nghèo được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước.

b. Đối với DNNVV hoạt động tại vùng khó khăn

Các thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được hưởng chương trình tín dụng chính sách theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, nhóm đối tượng này được vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất cho vay áp dụng bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 9.6%/năm, thời hạn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tối đa được vay đến 500 triệu đồng.

Ngoài ra, thực hiện dự án cho vay DNNVV (Dự án KFW) do Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức tài trợ, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp ở vùng xa, vùng khó khăn, các doanh nghiệp này được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với số tiền tối đa là 500 triệu đồng/doanh nghiệp và lãi suất hiện nay là 10.8%/năm, thời hạn cho vay ngắn hạn và trung hạn với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNNVV để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư phát triển.

c. Đối với lĩnh vực đầu tư, xuất khẩu

Các DNNVV đủ điều kiện, có dự án thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và hỗ trợ sau đầu tư tại Ngân hàng Phát

triển Việt Nam theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 73 - 80)