ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TCT GIẤY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 76 - 96)

TCT GIẤY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.4.1. Nhng thành công đạt được

V doanh thu, li nhun

Trong thời gian qua (giai đoạn 2008 - 2011), cùng với kết quả thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, TCT Giấy Việt Nam đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN, chỉ tiêu phát triển thị phần … đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và thị trường giấy Việt Nam nói riêng.

Thế mạnh và sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh đó là đó là việc phát huy lợi thế về quy mô doanh nghiệp (quy mô vốn, quy mô nguồn nguyên liệu tự chủ), biết tận dụng thế mạnh về thị trường và khách hàng truyền thống lớn trên khắp mọi miền đất nước, tiếp tục khẳng định như

70

thương hiệu Vinapaco là số một trong lĩnh vực giấy ở Việt Nam trong con mắt khách hàng và các đối tác kinh doanh.

Thế mạnh này được khẳng định ở việc năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam luôn được đánh giá cao và trong nhóm đứng đầu so với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực giấy. Hệ thống cơ sở sản xuất của TCT Giấy Việt Nam liên tục được quan tâm đầu tư mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm giấy luôn được duy trì ổn định, đảm bảo sự hài lòng của người tiêu dùng ... Các sản phẩm mới được tích cực đẩy mạnh triển khai đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Những thành công được thể hiện qua một số chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận có so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong bảng sau đây:

Bng 2.13: Mt s ch tiêu v năng lc tài chính ca TCT Giy Vit Nam 2008 – 2011

STT Ch tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2008-2011 A B C 2 3 4 5 6 1 Doanh thu 1.1 Tng doanh thu TCT Giấy Việt Nam Tỷđồng 1.913,289 2.155,120 2.693,371 3.648,637 10.410,417 CTCP TĐ Tân Mai Tỷđồng 1.808,686 2.512,877 3.761,482 2.607,830 10.690,875 CT Giấy Việt Trì Tỷđồng 111,774 577,935 724,015 973,354 2.378,078 1.2 Tthu c độ tăng doanh TCT Giấy Việt Nam % 12,6 25,0 35,4 26,3 CTCP TĐ Tân Mai % 38,9 49,7 -30,6 23,3 CT Giấy Việt Trì % 417 25,2 34,4 128,6 2 Lợi nhuận 2.1 Tng li nhun TCT Giấy Việt Nam Tỷđồng 18,647 21,959 95,548 97,355 312,393 CTCP TĐ Tân Mai Tỷđồng 65,474 78,946 95,777 8,707 248,904

71 CT Giấy Việt Trì Tỷđồng 1,175 4,857 8,087 9,148 23,267 2.2 Tnhuc độ tăng li n TCT Giấy Việt Nam % 17,7 335,1 1,9 159,4 CTCP TĐ Tân Mai % 20,5 21,3 -90,9 15,6 CT Giấy Việt Trì % 313,3 66,5 13,1 98,6

Ngun: Phòng Kế toán và tính toán ca tác gi

Nhìn bảng 2.13 ta thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của TCT Giấy Việt Nam rất cao và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh với trung bình 159% giai đoạn 2008 – 2011. Điều này thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm của TCT dần được cải thiện và ngày càng lớn mạnh.

Doanh thu từ kinh doanh các sản phẩm giấy tăng lên không ngừng, tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2008 - 2011 trung bình đạt 26,3%. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu còn chưa bứt phá so với các đối thủ cạnh tranh, nguyên nhân chủ yếu là chia sẻ thị trường với các đối thủ cạnh tranh và áp lực giảm giá sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh khách hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Lợi nhuận sau thuế trung bình giai đoạn 2008 - 2011 của TCT Giấy Việt Nam cũng tăng khá hấp dẫn với 159,4%, đặc biệt lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng đột biến với 335,1% trong hoàn cảnh năm 2009 mức tăng lợi nhuận sau thuế của TCT chỉ là 17,7%, điều này cho thấy sản phẩm của TCT đã chiếm lĩnh lại được thị trường khi kinh tế hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2008 - 2009.

V th phn chiếm lĩnh ca doanh nghip

Sau đây là sơđồ thị phần các doanh nghiệp ngành giấy trên thị trường Việt Nam:

Bng 2.14. Th phn ngành giy Vit Nam

Doanh nghip Th phn Đơn v tính

TCT GVN 48,0 % Tân Mai 7,2 % Việt Trì 3,0 % Khác 41,8 % Tổng 100 % Ngun: Tác gi t tng hp

72

2.5.2 Nhng hn chế bt cp

Tuy đạt được các kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, đứng vững và khẳng định được vị thế trong môi trường cạnh tranh, nhưng trong thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, TCT Giấy Việt Nam cũng không tránh khỏi các hạn chế bất cập đó là:

a) Năng lực triển khai đầu tư, đổi mới công nghệ còn chậm, e dè chờ đợi các cơ chế chính sách cho phép của Nhà nước nên việc triển khai các kế hoạch nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh giấy và các sản phẩm dịch vụ khác chưa đáp ứng được như tiến độ dự kiến.

b) Cơ chế quản lý và điều hành vẫn chậm sửa đổi đặc biệt là cơ chế tài chính. TCT Giấy Việt Nam chưa đi sâu vào đổi mới hạch toán nội bộ, hạch toán từng mảng sản phẩm, từng công đoạn để tạo thế chủ động, kích thích tính năng động, nâng cao trách nhiệm, làm rõ hiệu quảđầu tư, kinh doanh từng đơn vị, từng sản phẩm. Đồng thời công tác kiểm tra, giám sát còn chưa thường xuyên và chưa đạt được hiệu quả, còn để xảy ra những vụ việc vi phạm quy định quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại TCT.

c) Hoạt động cạnh tranh tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, giá sản phẩm giấy giảm, thị phần ngày càng bị chia sẻ, trong khi việc xoay chuyển để thích ứng với tình hình mới diễn ra chậm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Chi phí của TCT ngày càng tăng cao do áp lực cạnh tranh và nhu cầu cải tiến kỹ thuật nhằm đa dạng hóa sản phẩm đã khiến giá thành trong khi doanh thu không tăng tương xứng, vì vậy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngày càng giảm.

d) Lực lượng lao động nhiều về số lượng, nhưng còn hạn chế về chuyên môn, đặc biệt là các chuyên gia cao cấp về cả lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Công tác đào tạo chưa đem lại kết quả như mong đợi. Cơ chế tạo động lực cho người lao động, thu hút chất xám chưa đem lại hiệu quả. Tâm lý làm việc thiếu tích cực vẫn tồn tại khá phổ biến trong CBCNV; tính chủ động và dám chịu trách nhiệm trong công việc còn hạn chế.

e) Hoạt động kinh doanh còn thiếu tính chủ động, sức ỳ lớn, chưa linh hoạt với những thay đổi của môi trường kinh doanh và tình hình cạnh tranh. Sự phối hợp, hợp tác kinh doanh giữa các đơn vị thành viên, các đơn vị liên kết chưa chặt chẽ. Công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại chưa thật tốt.

73

f) Việc chấp hành kỷ luật tài chính của một số đơn vị thành viên chưa nghiêm, tỷ lệ nợ đọng cao, tiến độ giải quyết tồn đọng về thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản tại một số đơn vị còn chậm, gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng tới điều hành dòng tiền của TCT.

2.5.3 Nguyên nhân ca nhng yếu kém, tn ti

Qua phân tích các khó khăn, thách thức và các yếu kém tồn tại trong quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn bởi các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Hoạt động cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày một gay gắt do ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp phép, trong đó các đối thủ cạnh tranh hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chính đem lại doanh thu và lợi nhuận cao của TCT Giấy Việt Nam, tập trung khai thác ở các vùng thị trường trọng điểm (các thành phố lớn, khu đông dân cư, khu công nghiệp...). Bên cạnh đó, việc thực thi các cam kết của Chính phủ khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới (WTO, AFTA...) ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của TCT, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Hành lang pháp lý của Nhà nước chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân về các cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng gây hạn chế cho TCT Giấy Việt Nam phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thểđó là: sự suy giảm kinh tế trong nước và thế giới, thu nhập của người dân không ổn định, làm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ giấy, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang những mặt hàng có khả năng thay thế những sản phẩm từ giấy truyền thống. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát (Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011) đã buộc TCT Giấy Việt Nam phải cắt giảm đầu tư, chi tiêu cho sản xuất kinh doanh trong khi sức ép về mở rộng về công nghệ, chất lượng của các sản phẩm cạnh tranh từ bên ngoài ngày càng lớn, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư mở rộng kinh doanh của TCT Giấy Việt Nam.

2.5.3.2. Nguyên nhân ch quan

Th nht, việc tập trung đầu tư vào công nghệđang diễn ra khá nhanh trong khi công tác quản lý, vận hành, khai thác hệ thống vẫn tồn tại bất cập, còn thiếu công cụ quản lý, thiếu trình độ quản lý phù hợp.

74

Th hai, đội ngũ CBCNV tuy đã được nâng lên về trình độ nhưng vẫn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu ngành, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia quản lý kinh tế. Trong khi số lượng lao động lớn, chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng và theo kịp với đòi hỏi của thị trường đang là một trong những cản trở TCT Giấy Việt Nam trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.

Th ba, một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là TCT Giấy Việt Nam chưa có chiến lược cạnh tranh bài bản, còn mang tính chủ quan, chủ trương, chính sách cạnh tranh chưa rạch ròi, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và động lực của người lao động.

Th tư, việc chuyển đổi mô hình tổ chức trước đây dựa trên mô hình sẵn có, chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập khi môi trường kinh doanh có biến động lớn, chưa bóc tách để đánh giá cụ thể từng lĩnh vực hoạt động. Mặt khác, quá trình đổi mới tổ chức diễn ra chậm, không theo kịp với xu hướng đổi mới doanh nghiệp và phát triển của thị trường, trong khi mô hình tổ chức hiện tại với cơ chế quản lý tập trung cao là rào cản lớn trong việc thiết kế các cơ chế phù hợp, linh hoạt để thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường.

Th năm, còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý kinh tế nội bộ tại cơ quan TCT Giấy Việt Nam, chưa tạo động lực thực sự cho các đơn vị trong việc tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.

Th sáu, hoạt động cạnh tranh tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, giá sản phẩm giấy và các sản phẩm khác của TCT giảm nhanh, thị phần ngày càng bị chia sẻ, trong khi TCT Giấy Việt Nam chưa linh hoạt trong việc điều chính giá phần nào đã làm giảm năng lực cạnh tranh.

75

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã giới thiệu tổng quan về TCT Giấy Việt Nam bao gồm quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hiện tại cũng như kết quả sản xuất kinh doanh mà TCT Giấy Việt Nam đã đạt được giai đoạn 2008 - 2011. Những kết quả này đã phản ánh phần nào năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Chương này đã phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh (năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, trình độ trang thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực) và thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong thời gian qua trong đó đặc biệt, phân tích các áp lực cạnh tranh cũng như phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2011 thông qua phân tích báo cáo từ các doanh nghiệp, kết hợp với kết quả điều tra khảo sát thực tế để rút ra những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Đây là căn cứ quan trọng đểđề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong bối cảnh mới, giai đoạn khi Việt Nam là thành viên của WTO với các cam kết có hiệu lực.

76

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TCT GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020 GIAI ĐOẠN 2012 – 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020

3.1.1. Định hướng chiến lược phát trin

a) Xây dựng Tổng công ty giấy Việt nam là đơn vị chủđạo trong ngành sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam. Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực.

b) Đảm bảo Tổng công ty phát triển bền vững, đạt hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo việc làm; đời sống và thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và hàng chục vạn lao động địa phương vùng trồng rừng nguyên liệu giấy, đặc biệt góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

3.1.2. Mc tiêu phát trin sn xut kinh doanh

Bng 3.1. Các ch tiêu ch yếu giai đon 2011 đến 2015 ca Tng công ty

Ch tiêu Đơn vtính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trưởng BQ (%) 1. Giá trị SXCN tỷđ 1.607,7 1.727,2 2.276,3 2.430,5 3.342,5 16,5 Trong đó: - Cty mẹ 1.388,0 1.485,6 2.010,5 2.138,7 3.021,5 - Cty con 219,7 241,6 265,8 291,8 321,0 2. Doanh thu tỷđ 3.581,8 4.087,0 5.403,1 5.886,0 8.351,0 19,6 Trong đó: - Cty mẹ 3.206,8 3.682,9 4.958,5 5.397,0 7.813,1 - Cty con 378 404,1 444,6 489,0 537,9 3. Lợi nhuận tỷđ 113,7 65,8 70,65 111,2 113,2 10

77 Trong đó: - Cty mẹ 95,7 47,8 52,65 93,2 95,2 - Cty con 18 18 18 18 18 4. Sản phẩm giấy: tấn 111.111 116.000 130.000 130.000 276.000 29 Mặt hàng: - Giấy in, viết 100.111 105.000 120.000 120.000 125.000 - Giấy vệ sinh - Giấy bao bì công nghiệp 11.000 11.000 11.000 11.000 51.000 100.000 5. Sản phẩm bột giấy thương phẩm: tấn 15.000 70.000 70.000 70.000 6. Sản phẩm khai thác gỗ nguyên liệu giấy: tấn 158.000 173.000 300.000 380.000 380.000 17 7. Trồng rừng nguyên liệu giấy: ha 2.694 2.850 6.000 7.000 9.000 26 8. Sản phẩm gỗ chế biến - Sản lượng - Doanh thu m3 tỷđ 12.000 108 20.000 180 25.000 225

Ngun: Đề án tái cu trúc doanh nghip TCT Giy Vit Nam

Với chiến lược phát triển của ngành giấy nói chung và của Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng, giai đoạn 2016 - 2020 Tổng công ty sẽ phấn đấu đạt được các mục tiêu chủ yếu như sau:

- Đầu tư chiều sâu:

+ Đến năm 2020 nâng công suất sản xuất của dây chuyền bột giấy tăng thêm 30% so với 2015.

+ Đồng thời nâng công suất sản xuất giấy tăng tương ứng là 30% vào năm 2020 so với cuối giai đoạn 2012 – 2015.

78

- Vềđầu tư mới: Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ phấn đấu xây dựng hoàn thiện thêm một 01 nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp có công suất 200.000 tấn/năm vào năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế sản phẩm nhập khẩu.

- Chuyển sản xuất bột và giấy tissue Sông Đuống từ khu vực công nghiệp hiện tại ra khỏi nội thị thành phố Hà Nội phù hợp theo chủ trương của thành phố. Đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)