CỦA TCT GIẤY VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
Trên cơ sở những phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong thời gian qua, có thể đề xuất một số những định hướng, quan điểm phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam như sau:
Một là, đổi mới tư duy, chủđộng sáng tạo, tập trung điều hành bằng những biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó đảm bảo phát triển bền vững và ổn định về mặt sản phẩm, thị trường, thị phần đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước trong việc đóng góp vào NSNN, thực hiện nghĩa vụ công ích với Nhà nước
79
với lợi ích của TCT Giấy Việt Nam, người lao động và khách hàng của TCT Giấy Việt Nam.
Hai là, tập trung đổi mới mô hình tổ chức, tái cơ cấu lại TCT Giấy Việt Nam để phát huy tính chủ động của từng đơn vị thành viên, thích ứng với quá trình đổi mới công nghệ và phát triển dịch vụ nhằm từng bước tăng cường năng lực cạnh tranh của từng đơn vị và toàn TCT. Trong giai đoạn tới, việc tái cấu trúc các doanh nghiệp đang là yêu cầu trọng tâm của Chính phủđặt ra đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn tới, đặc biệt là TCT Giấy Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao, đồng thời cần phải đặt đây là bước đột phá để tái cấu trúc lại TCT Giấy Việt Nam. Do vậy trong thời gian tới TCT Giấy Việt Nam cần tập trung đổi mới mô hình tổ chức, tái cơ cấu TCT, nâng cao năng lực kinh doanh và cạnh tranh của các đơn vị thành viên, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ba là, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công nghệ, kỹ thuật để nâng cao trình độ công nghệ và trang thiết bị của TCT Giấy Việt Nam, coi đây là khâu đột phá để tiếp tục giữ vững lợi thế cạnh tranh về quy mô và là nền tảng để phát triển các sản phẩm mới mới. Chỉ có tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư mới tạo ra năng lực cạnh tranh, phù hợp với xu hướng sở thích của người tiêu dùng góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước và nước ngoài khi gia nhập vào thị trường giấy Việt Nam.
Bảng 3.3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2012 - 2015
ĐVT: Tỷđồng
Tên dự án N2012 ăm N2013 ăm N2014 ăm N2015 ăm Cộng
I. Dự án Nhà máy giấy và bột giấy
Tổng vốn đầu tư: 4.484 tỷđồng; chiếm 95,3% tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn
1. DA Nhà máy Bột giấy
Phương Nam 700 700
2. Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao tại Bãi Bằng 100.000 tấn/năm
300 1.100 1.700 3.100
3. Dự án nhà máy giấy Tissue
80 4. Dự án cải tạo dây chuyền sản xuất giấy in, viết tại Bãi Bằng 8 76 84 5. Dự án Nhà máy chế biến gỗ tại Bãi Bằng 54 54 6. Dự án cải tạo dây chuyền bột và lò hơi thu hồi 120 120 7. Cải tạo lò hơi đốt than tại Bãi Bằng 3,1 25 28,1 8. Xây dựng lò hơi đốt rác tại Bãi Bằng 41,1 41,1 II. Đầu tư khác
Tổng vốn đầu tư: 222 tỷđồng; chiếm 4,7% tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn
Dự án xây dựng Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê của Tổng công ty tại 25A Lý Thường Kiệt – Hà Nội
148 148
Các Dự án B, C khác 20 20 20 14 74
Tổng cộng 879,1 516,1 1.440 2.114 4.949,2