Thứ nhất, việc tập trung đầu tư vào công nghệđang diễn ra khá nhanh trong khi công tác quản lý, vận hành, khai thác hệ thống vẫn tồn tại bất cập, còn thiếu công cụ quản lý, thiếu trình độ quản lý phù hợp.
74
Thứ hai, đội ngũ CBCNV tuy đã được nâng lên về trình độ nhưng vẫn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu ngành, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia quản lý kinh tế. Trong khi số lượng lao động lớn, chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng và theo kịp với đòi hỏi của thị trường đang là một trong những cản trở TCT Giấy Việt Nam trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.
Thứ ba, một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là TCT Giấy Việt Nam chưa có chiến lược cạnh tranh bài bản, còn mang tính chủ quan, chủ trương, chính sách cạnh tranh chưa rạch ròi, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và động lực của người lao động.
Thứ tư, việc chuyển đổi mô hình tổ chức trước đây dựa trên mô hình sẵn có, chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập khi môi trường kinh doanh có biến động lớn, chưa bóc tách để đánh giá cụ thể từng lĩnh vực hoạt động. Mặt khác, quá trình đổi mới tổ chức diễn ra chậm, không theo kịp với xu hướng đổi mới doanh nghiệp và phát triển của thị trường, trong khi mô hình tổ chức hiện tại với cơ chế quản lý tập trung cao là rào cản lớn trong việc thiết kế các cơ chế phù hợp, linh hoạt để thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường.
Thứ năm, còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý kinh tế nội bộ tại cơ quan TCT Giấy Việt Nam, chưa tạo động lực thực sự cho các đơn vị trong việc tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.
Thứ sáu, hoạt động cạnh tranh tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, giá sản phẩm giấy và các sản phẩm khác của TCT giảm nhanh, thị phần ngày càng bị chia sẻ, trong khi TCT Giấy Việt Nam chưa linh hoạt trong việc điều chính giá phần nào đã làm giảm năng lực cạnh tranh.
75
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương II đã giới thiệu tổng quan về TCT Giấy Việt Nam bao gồm quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hiện tại cũng như kết quả sản xuất kinh doanh mà TCT Giấy Việt Nam đã đạt được giai đoạn 2008 - 2011. Những kết quả này đã phản ánh phần nào năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Chương này đã phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh (năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, trình độ trang thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực) và thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong thời gian qua trong đó đặc biệt, phân tích các áp lực cạnh tranh cũng như phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2011 thông qua phân tích báo cáo từ các doanh nghiệp, kết hợp với kết quả điều tra khảo sát thực tế để rút ra những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Đây là căn cứ quan trọng đểđề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong bối cảnh mới, giai đoạn khi Việt Nam là thành viên của WTO với các cam kết có hiệu lực.
76
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM