được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí này được khái quát ở mục 1.3.4 phía trên.
Phương pháp xác định các chỉ số
Phương pháp này được thực hiện thông qua lập các phiếu lấy ý kiến chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp các bước sau đây:
+ Bước 1: Xác định ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó phải xác định cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh theo lĩnh vực hoạt động, mức độ thực hiện cạnh tranh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh và tầm quan trọng của các chỉ số.
+ Bước 2: Thống kê ý kiến của các chuyên gia, các điểm sốđánh giá tương ứng với các mức độ thực hiện tương đối. Trọng số của mỗi chỉ sốđược xác định bằng điểm số cho tầm quan trọng của chỉ số đó so với tổng số điểm. Xác định giá trị cho từng nhóm chỉ số theo các chỉ số thành phần.
+ Bước 3: Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp. Trong đó thể hiện được điểm số đánh giá và tầm quan trọng theo nhóm chỉ số quan trọng đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như năng lực tài chính, năng lực Marketing, nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng lực R&D, năng lực quản trị chiến lược.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và kết quả đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rút ra được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu. Từđó có phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm giữ vững vị thế kinh doanh trên thị trường.
1.3. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Hiện nay, có nhiều lý thuyết được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ việc phân tích môi trường kinh doanh để đánh giá năng lực cạnh tranh, đến việc phân tích lựa chọn các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mô hình được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là ma trận SWOT; ma trận hình ảnh cạnh tranh. Tùy từng hoàn
38
cảnh và giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh khác nhau.
1.3.1. Ma trận SWOT
Ma trận phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống với bất cứ tổ chức nào. SWOT viết tắt của 4 chữ: Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một doanh nghiệp. SWOT là một kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác định Điểm mạnh, Điểm yếu để từđó tìm ra Cơ hội và Nguy cơ. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo các thứ tựưu tiên. Tiếp đó là phối hợp tạo ra các nhóm tương ứng với mỗi nhóm này là các phương án chiến lược cạnh tranh.
Bảng 1.2 Ma trận SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức) Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T) Mặt mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) Mặt yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)
Mô hình SWOT được sử dụng đểđưa ra 4 chiến lược cơ bản:
- S/O: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội thị trường.
- W/O: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội thị trường.
39
- W/T: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện các phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường tựđặt các câu hỏi sau:
- Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào làm tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
- Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang được xem như là điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề cả bên trong và bên ngoài. Vì sao các đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?
- Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay xu hướng tiêu dùng, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực... phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tựđặt câu hỏi liệu các ưu thếấy có mở ra cơ hội mới nào không?
- Các nguy cơ: Những trở ngại hiện tại? Có yếu điểm nào đang đe doạ doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến điểm yếu thành triển vọng.
Ma trận phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn. Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: văn hoá doanh nghiệp; hình ảnh doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức; nhân sự chủ chốt; khả năng sử dụng các nguồn lực; kinh nghiệm đã có; hiệu quả hoạt động; năng lực hoạt động; danh tiếng thương hiệu; thị phần; nguồn tài chính; hợp đồng chính yếu; bản quyền và bí mật thương mại. Các yếu tố bên ngoài có thể là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.
40
Chất lượng phân tích của ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hoà hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.
Ưu điểm của phân tích SWOT là đơn giản, dễ hình dung và bao quát đủ các yếu tố, cả trong và ngoài doanh nghiệp. Nếu sử dụng thông tin bất đối xứng để đưa ra quyết định có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cần phải phân tích tổng thể các mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức tác động đến doanh nghiệp mà không nên chỉ phân tích điểm mạnh, cơ hội đem đến với doanh nghiệp mà bỏ qua phân tích điểm yếu, thách thức của doanh nghiệp.
1.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Việc xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh được thực hiện qua bước sau đây: Bước 1. Lập danh sách các yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bước 2. Phân loại tầm quan trọng: 0.0 – 0.2 : không quan trọng 0.2 – 0.4 : Ít quan trọng 0.4 – 0.6 : Quan trọng 0.6 – 0.8 : Khá quan trọng 0.8 – 1.0 : Rất quan trọng
Bước 3. Đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp với các yếu tố:
Việc phân loại để xác định được rằng: cách thức mà các chiến lược của công ty phản ứng với các yếu tố này quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp.
4 điểm là phản ứng tốt
3 điểm là phản ứng phản ứng trên trung bình 2 điểm là phản ứng trung bình
1 điểm là phản ứng ít
41
Bảng 1.1. Bảng mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh
Cty mẫu Cty cạnh tranh1 Cty cạnh tranh2
Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại điểm Tổng điểm Phân loại điểm Tổng điểm Phân loại điểm Tổng điểm Tổng sốđiểm quan trọng 1.0 Bước 5. Kết luận: 2.5 là điểm trung bình
Phân tích trên và dưới 2.5 điểm Phân tích các điểm phản ứng mạnh
42
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của một số tác giả trong nước và thế giới từđó rút ra khái niệm tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO. Trong chương này, luận văn cũng đã phân tích, rút ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí và phương pháp đánh giá tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là các mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó làm căn cứđể đề xuất một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh áp dụng cho TCT Giấy Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam theo các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam có so sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường giấy trong giai đoạn vừa qua từđó đề xuất ra các giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam trong thời gian tới.
43
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM