Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 43 - 46)

Tên công ty : TNG CÔNG TY GIY VIT NAM

Tên giao dịch: TNG CÔNG TY GIY VIT NAM

Tên quốc tế : VIET NAM PAPER CORPORATION

Tên viết tắt: VINAPACO

Trụ sở chính: 25A Lý Thường Kit, Hoàn Kiếm, Hà Ni

Điện thoại: 0438247773

Fax: 0438260381

Email: vp.hn@vinapaco.com.vn; bapacopn@hn.vnn.vn

Website: http://www.vinapaco.com.vn

TCT Giấy Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở là Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm (VINAPIMEX). Sau khi thành lập, tên viết tắt VINAPIMEX vẫn được dùng cho đến năm 2006 thì đổi thành VINAPACO.

Vào thời điểm mới thành lập, TCT Giấy Việt Nam có 16 đơn vị trong đó có 9 đơn vị sản xuất giấy và bột giấy với năng lực là 152.000 tấn giấy/năm và 112.000 tấn bột giấy/năm chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn ngành. Ngoài ra có 6

44

đơn vị khác như sản xuất diêm, may mặc, chế biến gỗ, văn phòng phẩm v.v… 3 đơn vị hành chính sự nghiệp gồm Viện Công nghiệp Giấy Xenluylô, Trường đào tạo nghề giấy Bãi Bằng và Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu Giấy.

Sau quá trình phát triển đến năm 2005, đã có tổng cộng 21 đơn vị thành viên trực thuộc TCT Giấy Việt Nam. Trong đó thêm mới là 2 Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phúc và Miền Nam có diện tích hơn 78.000 ha rừng trồng Nguyên liệu giấy, các Ban quản lý Dự án Kon Tum, Thanh Hóa; Chi nhánh TCT Giấy tại Thành phố Hồ Chí Minh, xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm nghiệp v.v… Một số đơn vị được nâng cấp như Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Trường Cao đẳng Công nghệ Giấy và Cơđiện.

Ngày 01/02/2005, thủ tướng chính phủ đã ký ban hành quyết định số 29/2005/QĐ-TTg về việc chuyển TCT Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) là công ty Nhà nước, được hình hành trên cơ sở tổ chức lại văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam và công ty giấy Bãi Bằng, hoạt động trong các lĩnh vực: trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, điện, văn phòng phẩm, xuất khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc vật tư ngành giấy, kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn… Cho đến hết năm 2008, hầu hết các Công ty thành viên cũ đã được cổ phần hóa và trở thành Công ty con, Công ty liên kết với Tổng Công ty Giấy Việt nam.

Hiện nay tổng công ty giấy Việt Nam gồm gần 30 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, 3 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 2 công ty con và 16 công ty liên kết, các đơn vị hạch toán báo sổ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, khối phòng ban chức năng và các đơn vị sự nghiệp. Danh sách các công ty con, công ty liên kết, đơn vị hạch toán, khối phòng ban và đơn vị sự nghiệp xem thêm ở phụ lục.

Tại thời điểm 01/01/2005 vốn điều lệ của TCT Giấy Việt Nam là 1.045,865 tỷđ. Có thể chia các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Giấy Việt nam từ 1995 đến 2010 như sau :

Giai đon 1 (1995 – 1999):

Giai đoạn đầu tư chiều sâu hồi phục sản xuất về công suất thiết kế; cân đối giữa sản xuất bột giấy và giấy (tình hình trước giai đoạn 1995, khả năng huy động năng lực máy móc thiết bị chỉ đạt 50%). Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất đạt 180.000 tấn giấy/năm và 123.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 40% năng lực sản xuất giấy và 50% năng lực sản xuất bột giấy toàn ngành.

45

Giai đon 2 (2001 – 2005):

Giai đoạn đầu tư mở rộng các đơn vị hiện có như các dự án: Tân mai, Bãi Bằng giai đoạn 1, Đồng nai, Việt Trì, Bình An, Hoàng văn Thụ, Vạn Điểm, Sông Đuống. Riêng những Dự án mới như Kon Tum, Thanh Hóa, Bãi Bằng giai đoạn 2 cũng được khởi sự (nghiên cứu khả thi, thành lập ban quản lý Dự án, thực hiện lễ động thổ/khởi công v.v…) nhưng việc triển khai hết khó khăn và chậm trễ, trong đó Dự án Kon Tum bị hủy bỏ. Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất giấy đạt 326.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 41% năng lực giấy và 75% năng lực bột giấy toàn ngành.

Giai đon 3 (2006 – 2010):

Giai đoạn vận hành theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và thực hiện chuyển đổi hoàn toàn từ sở hữu từ 100% vốn Nhà nước sang dạng Công ty cổ phần. Triển khai thực hiện tiếp tục các Dự án mở rộng Bãi Bằng giai đoạn 2, Thanh Hóa, Tân Mai, Công ty cổ phần Bãi Bằng. Năng lực sản xuất giấy của Công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết đến hết năm 2008 là 350.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy; chiếm 29% năng lực sản xuất giấy và 72% năng lực sản xuất bột giâý toàn ngành. Dự kiến, khi kết thúc giai đoạn 3 (hết năm 2010) năng lực sản xuất giấy sẽ gia tăng thêm 200.000 tấn/năm (từ Dự án cổ phần Giấy Bãi Bằng và Thanh Hóa), bột giấy là 90.000 tấn/năm (từ Thanh Hóa). Dự kiến, kết quả đầu tư từ Dự án Bãi Bằng giai đoạn 2 và di dởi mở rộng Giấy Tân Mai sẽ đạt vào giai đoạn kế tiếp (2011 -2015). Đồng thời theo kế hoạch sang năm 2010 sẽ chính thức cổ phần hóa toàn bộ TCT Giấy Việt Nam.

TCT Giấy Việt Nam nằm trong tổng số 19 tổng công ty Nhà nước lớn trực thuộc trực tiếp chính phủ, là đơn vị quốc doanh tiêu biểu của tinh thần đổi mới: năng động – sáng tạo – hợp tác – hội nhập và phát triển. TCT Giấy Việt Nam và sản phẩm của tổng công ty đã nhận được nhiều giải thưởng khen tặng của Nhà nước và chính phủ như: Huân chương Độc lập Hạng Ba (năm 2001); Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2006); Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2001, 2002); Cờ thi đua của Bộ trưởng (năm 2006, 2007). Đặc biệt, năm 2000 TCT Giấy Việt Nam vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳđổi mới, Năm 2007, sản phẩm giấy của TCT Giấy Việt Nam giành được giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” cho top 100 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn, nhận “Cúp vàng ISO” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt

46

Nam trao tặng; giải thưởng khoa học sáng tạo, giải thưởng WIPO năm 2009 cho nhà sáng tạo nữ xuất sắc nhất và giải thưởng “Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10”. Ngoài ra còn có các giải “Ngôi sao vàng Quốc tế”, 7 năm liền được khách hàng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao", 5 năm liền đạt giải "Quả cầu vàng" do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp trao tặng cùng nhiều Huy chương Vàng và bằng khen của các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)