THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TCT GIẤY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 53 - 62)

GIẤY VIỆT NAM

Trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, áp lực cạnh tranh đối với TCT Giấy Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, TCT Giấy Việt Nam mới chỉ quan tâm đến việc thích ứng với môi trường cạnh tranh trong hiệp định thương mại ASEAN (AFTA) và các điều khoản cam kết của Việt Nam với WTO mà chưa thực sự chú trọng và đánh giá đúng mức các đối thủ trong nước đang cạnh tranh với mình.

Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của ban lãnh đạo TCT Giấy Việt Nam chưa đồng nhất. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam chưa được nhận thức đầy đủ và thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện.

Qua phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của TCT Giấy Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam, kết hợp với việc điều tra, khảo sát thông qua phỏng vấn các chuyên gia quản lý đang công tác liên quan đến lĩnh vực giấy và khách hàng sử dụng sản phẩm giấy của TCT Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần tập đoàn giấy Tân Mai, Công ty Giấy Việt Trì, có thể thấy thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam như sau:

2.2.1. Năng lc tài chính

Tổng công ty có vốn điều lệ là 1.046 tỷđồng, Tổng tài sản là 3.240 tỷđồng (tính đến hết tháng 12/2011), là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và dự kiến hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào năm 2015.

Tổng công ty thực hiện quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ và Quyết định số 2767/QĐ-BTC ngày 17/8/2006 của Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con. Tổng công ty đã xây dựng chếđộ quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trong Tổng công ty cụ thể: Ban hành quy định phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị chi nhánh

54

tiêu thụ bán hàng, khối các đơn vị công ty lâm nghiệp, khối các đơn vị kinh sản xuất kinh doanh (công ty Tissue Sông Đuống, Công ty Xuất nhập khẩu dăm mảnh Quảng Ninh) các đơn vị hạch toán độc lập khác; ban hành các quy định về lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận, mối quan hệ giữa Công ty mẹ và các công ty con và các công ty liên kết.

Tổng công ty đã chủ động trong việc trình các cấp có thẩm quyền mượn, góp vốn liên doanh, thanh lý các loại vật tư ứđọng, xử lý các công nợ không có khả năng thu hồi, trích lập các khoản dự phòng giảm giá, lỗ, giãn hoặc xóa nợ cho các đơn vị kinh doanh bị lỗ, xử lý các khoản nợ đọng kéo dài tại các đơn vị trực thuộc làm lành mạnh hoá tình hình tài chính trong các đơn vị và Tổng công ty.

Công tác huy động vốn cũng được linh hoạt bằng việc tích cực chủ động trong việc xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng thương mại trong việc vay vốn kinh doanh, tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước, quốc tế cũng như từ Chính phủ Việt Nam để huy động được các nguồn vốn ưu đãi như nguồn vốn ODA để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư có hiệu quả.

Có thể thấy rằng kể từ khi thành lập, năng lực tài chính của TCT Giấy Việt Nam được nâng lên rõ rệt, các quan hệ kinh tế, công tác quản lý tài chính được tăng cường kỷ cương, minh bạch và lành mạnh hóa. Điều này được thể hiện trong từng chỉ tiêu tài chính cụ thể. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong Bảng 2.2.

Bng 2.3: Mt s ch tiêu v năng lc tài chính ca TCT Giy Vit Nam so vi mt số đối th 2008 – 2011 STT Ch tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2008-2011 A B C 2 3 4 5 6 1 Tng tài sn TCT Giấy Việt Nam Tỷđồng 2.494,877 2.677,062 2.932,397 3.284,869 11.308,205 CTCP TĐ Tân Mai Tỷđồng 1.699,477 1.887,373 2.097,483 2.205,005 7.889,338 CT Giấy Việt Trì Tỷđồng 673,834 670,977 639,791 682,783 2.667,385 2 Tc độ tăng tng TS

55 TCT Giấy Việt Nam % 7,3 9,5 12,0 9,7 CTCP TĐ Tân Mai % 11,0 11,1 5,1 8,9 CT Giấy Việt Trì % -0,4 -4,6 6,7 0,6 3 Vn ch s hu TCT Giấy Việt Nam Tỷđồng 1.134.672 1.197,821 1.284,878 1.365,557 4.982,928 CTCP TĐ Tân Mai Tỷđồng 793,443 839,578 878,759 950,007 3.461,787 CT Giấy Việt Trì Tỷđồng 45,374 46,974 51,156 55,209 198,713 4 Tc độ tăng vn CSH TCT Giấy Việt Nam % 5,5 7,2 6,2 4,1 CTCP TĐ Tân Mai % 5,8 4,6 8,1 3,3 CT Giấy Việt Trì % 3,5 8,9 7,9 4,0 5 Tng vn đầu tư TCT Giấy Việt Nam Tỷđồng 511,878 592,648 693,348 672,768 2.470,642 CTCP TĐ Tân Mai Tỷđồng 471,714 725,606 881,924 777,410 2.856,654 CT Giấy Việt Trì Tỷđồng 46,074 51,156 55,209 56,671 209,110 6 Tc độ tăng đầu tư TCT Giấy Việt Nam % 15,7 17,0 -2,9 9,7 CTCP TĐ Tân Mai % 53,8 21,5 -11,8 20,4 CT Giấy Việt Trì % 11,0 7,9 2,6 7,0

56

Qua 4 năm hoạt động gần đây (2008 - 2011), nội lực tài chính của TCT Giấy Việt Nam tiếp tục được tăng cường:

a) Tổng tài sản của TCT tăng lên không ngừng, tốc độ tổng tài sản giai đoạn 2008 - 2011 trung bình đạt 9,7%, lớn nhất so với các doanh nghiệp so sánh. Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng tài sản còn chưa bứt phá, nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế suy giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2010.

b) Vốn chủ sở hữu lớn nhất trong 3 doanh nghiệp so sánh, đạt 4.982,928 tỷđồng trong cả giai đoạn 2008 – 20011; tốc độ tăng vốn chủ sở hữu giai đoạn này cũng là lớn nhất với 4,1% trong khi CTCP Tập đoàn Tân Mai là 3,3 %, công ty giấy Việt Trì là 4,0%.

c) Vốn đầu tư của TCT Giấy Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 không ngừng tăng tuy rằng tăng với tốc độ chậm. Song điều này vẫn cho thấy TCT Giấy Việt Nam rất quan tâm đến việc đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể giữ vững vị thế doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu luôn ngày càng tăng của xã hội và chất lượng sản phẩm giấy của mình.

d) Thực hiện tốt việc cân đối vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh tuân thủ mục tiêu triệt để sử dụng nguồn vốn tái đầu tư, không phát sinh các khoản vay tín dụng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tổng nguồn vốn được cân đối cho đầu tư giai đoạn 2008 – 2011 đạt 2.470,642 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tái đầu tư chiếm trên 90%. Khả năng thanh toán đảm bảo mức an toàn cho phép, chủđộng thanh toán các khoản nợ đến hạn, không tồn tại nợ quá hạn.

e) Hình thành bộ phận tham mưu, tăng cường quản lý nguồn tài chính của TCT và định hướng hoạt động tại các doanh nghiệp khác đặc biệt là chủ động tìm kiếm cơ hội, đẩy mạnh các biện pháp, hình thức đầu tư kinh doanh tài chính của TCT. Bên cạnh đó cũng tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ đọng, nợ khó đòi, tận thu cước ghi nợ, tăng vòng quay của vốn có hiệu quả, góp phần lành mạnh hóa tài chính của TCT Giấy Việt Nam.

f) Bảo đảm việc nộp đúng, nộp đủ các khoản phải nộp, thực hiện tốt việc đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của Pháp luật. Thực hiện tốt chế độ công khai tài chính, tăng cường công tác quản lý ngân quỹ, thực hiện các biện pháp quản lý vốn bằng tiền, quản lý chặt chẽ tiền mặt dòng tiền trong đầu tư sản xuất kinh doanh.

57

Qua việc so sánh một số chỉ tiêu tài chính của TCT Giấy Việt Nam với Công ty cổ phần tập đoàn giấy Tân Mai, Công ty Giấy Việt Trì và căn cứ và kết quả điều tra cho thấy năng lực tài chính của TCT Giấy Việt Nam là có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh đặc biệt về trị số tương đối, tuy nhiên đối với chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu về tốc độ thấp hơn rất nhiều so với Công ty cổ phần tập đoàn giấy Tân Mai và Công ty Giấy Việt Trì.

2.2.2. Năng lc t chc, qun lý, điu hành

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển lâu dài bền vững từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường hàng hóa có sựđiều tiết vĩ mô của Nhà nước. TCT Giấy Việt Nam đang từng bước sắp xếp bố trí lao động và bộ máy quản lý phù hợp, gọn nhẹ bao hết việc. Mọi số liệu tính toán cập nhật trên hệ thống máy vi tính, mọi thông tin liên lạc nhanh nhạy qua hệ thống điện thoại cốđịnh và điện thoại di động.

Việc lãnh đạo điều hành, chỉ đạo, điều hành trong quản lý, sản xuất cũng như trong kinh doanh TCT Giấy Việt Nam đều xây dựng kế hoạch, quy chế, cơ chế, nội quy và quy định trên cơ sở quyết định của Nhà nước làm cơ sở, căn cứđiều hành và quản lý để tận dụng, phát huy hết năng lực sẵn có nhằm đảm bảo mọi hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT đạt hiệu quả cao nhất.

Trong những năm qua, tuy có nhiều yếu tố tác động không thuận lợi nhưng TCT Giấy Việt Nam đã luôn phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu và các nhiệm vụ đề ra. Kết quả này thể hiện phần nào năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo TCT và sự quyết tâm của tập thể cán bộ TCT Giấy Việt Nam. Ban lãnh đạo TCT Giấy Việt Nam đã luôn sâu sát với cơ sở, tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn của các đơn vị thành viên. Các phòng ban chức năng đã làm tốt vai trò tham mưu, nhạy bén, linh hoạt trong công tác điều hành, quản lý. Đội ngũ quản lý thường xuyên được đào tạo nâng cao về năng lực, trình độ ở trong và ngoài nước để tiếp thu các kinh nghiệm quản lý tiên tiến áp dụng vào thực tiễn trong sản xuất của TCT Giấy Việt Nam.

Cơ chế quản lý đã được cải thiện, công tác quản lý điều hành đã liên tục được kiện toàn ở tất cả các lĩnh vực công tác; hệ thống văn bản quản lý được ban hành kịp thời và đồng bộ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động. Điều này thể hiện ở các hệ thống cơ chế quản lý nội bộ, quy trình quản lý; hệ thống tiêu chuẩn chất lượng; hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật… đã liên tục được ban hành, được sửa đổi và hoàn

58

thiện thể hiện năng lực quản lý của lãnh đạo rất sát sao đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo công cụ quản lý hữu hiệu trong công tác điều hành sản xuất.

Đến nay, công tác quản lý điều hành chung đã có nhiều tiến bộ, có nhiều điều chỉnh đổi mới, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Việc phân cấp, mở rộng quyền chủ động đã gắn với trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị; đã giảm nhiều chếđộ hội họp, tăng cường đối thoại, giảm bớt thủ tục hành chính; tập trung xem xét, giải quyết nhanh, kịp thời giữa các bộ phận chức năng tham mưu, quản lý.

Bên cạnh đó, trước những yêu cầu đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới phương thức quản lý nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, một số các đơn vị thuộc TCT Giấy Việt Nam được đang chuẩn bị cho quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa như sau:

Bng 2.4. bng tng hp v tình hình tài chính và sn xut kinh doanh năm 2011 ca các đơn v thuc Tng công ty đề ngh sp xếp đổi mi, c phn hóa

TT Tên đơn vị Ngành nghề Vốn CSH (tỷđ SLLĐ (người Doan h thu (tỷđ) Lợi nhuận (tỷđ) Nộp ngân sách (tỷ đ) TNBQ (tr/th) 1 Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam Trồng rừng nguyên liệu giấy 22 132 1,7 -4,8 0,025 2 Công ty Vận tải và Chế biến lâm sản Chế biến lâm sản, vận chuyển hàng hoá. 14 44 15 0,008 0,9 2,9 3 Công ty Giấy Tissue Sông Đuống SX giấy tissue, gỗ dán, ván sàn 99 535 347 9,5 14 4,5 4 Công ty Chvà XNK Dăếm biến mảnh XK dăm mảnh 35 86 916 31 0,04 8,2

5 Công ty ThiLâm nghi ết kế

ệp K.sát, t.knghiệp ế lâm 0,8 25 3,5 0,02 0,37 4,4 6 Các Công ty lâm nghiệp (19 công ty) Trồng rừng NL Giấy 86 1565 126 1,23 1,08 2,9 7 Nhà máy BPh ột giấy ương Nam SX bột giấy -414 110 8 Viện Công nghiệp giấy & Xenluylô N.cứu công nghệ giấy 32 67 3 0,12 0,2

59

Ngun: Đề án tái cơ cu doanh nghip TCT Giy Vit Nam

2.2.3. Ngun nhân lc

2.2.3.1. Cơ cu ngun nhân lc

Trong thời gian qua, TCT Giấy Việt Nam đã thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thể hiện ở chỗ: TCT Giấy Việt Nam đã ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và triển khai xây dựng quy hoạch cán bộ; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực đào đạo và phát triển nguồn nhân lực; tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ mới được bổ nhiệm; chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, chương trình, tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực kỹ thuật giấy, tài chính, ngân hàng, Marketing, quản trị kinh doanh ...; nâng cao năng lực tổ chức, chất lượng các khóa bồi dưỡng đểđáp ứng yêu cầu thực tế của từng đơn vị.

Lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Giấy Việt Nam có đặc điểm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, sáng tạo ra các giá trị mới cho các sản phẩm. Mặc dù, so với chi phí nguyên vật liệu và máy móc thiết bị chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng người lao động lại là đối tượng tham gia vào suốt quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì lực lượng nhân sự phải có trình độ tay nghề cao, làm việc có hiệu quả để không lãng phí người lao động.

9 Vicây Nguyên liện Nghiên cệứu u giấy

Nghiên cứu cây

53

Bng 2.5: Cơ cu lao động ca TCT giy Vit Nam ( t năm 2008 đến 2011) Đơn v : người

Ngun: Phòng t chc lao động 2008 2009 2010 2011 GVN TCT Tân Mai Vit Trì GVN TCT Tân Mai Vit Trì GVN TCT Tân Mai Vit Trì GVN TCT Tân Mai ViTrì t I. TNG SỐ 7.657 2.796 850 7.292 2.296 867 6.816 2.260 885 6.211 2.118 912

Phân theo trình độđào to

1. Chưa qua đào tạo 1.407 569 79 1.362 587 84 1.307 504 85 1.106 436 91

2. Sơ cấp nghề 278 103 60 226 114 67 182 119 75 201 127 80

3. Công nhân kỹ thuật 4.296 1.499 248 3.892 906 327 3.391 895 241 2.956 764 188

4. Trung cấp nghề 171 89 50 196 94 59 215 99 72 227 102 98

5. Cao đẳng nghề 50 40 10 62 44 12 92 49 18 101 54 21

6. Trung cấp chuyên nghiệp 386 201 216 359 220 200 348 259 193 339 214 210

7. Cao đẳng 298 101 119 266 116 110 237 121 111 216 124 118

8. Đại học 754 180 60 907 190 73 1.019 200 81 1.038 215 95

9. Trên đại học 18 14 8 22 25 8 25 50 9 27 82 10

II. CƠ CU

Tổng số: = 100%

1. Chưa qua đào tạo (%) 18,5 18,6 19,1 17,8

2. Sơ cấp nghề (%) 3,6 3,1 2,7 3,2

3. Công nhân kỹ thuật (%) 56,26 53,4 49,8 47,6

4. Trung cấp nghề (%) 2,2 2,8 3,1 3,67

5. Cao đẳng nghề (%) 0,7 0,9 1,2 1,6

6 . Trung cấp chuyên nghiệp (%) 4,8 4,9 5,0 5,5

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)