Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 34 - 36)

các chỉ tiêu như: trình độ công nghệ, trình độ quản lý, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa ...

Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được chỉ tiêu này đòi hỏi người phân tích cần phải thu thập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem xét sự đánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

1.2.5. Các phương pháp phân tích năng lc cnh tranh ca doanh nghip

1.2.5.1 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lc cnh tranh ca doanh nghip doanh nghip

Phương pháp phân tích theo cu trúc th trường

Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét theo năm yếu tố của môi trường kinh doanh kinh tế vi mô theo mô hình cạnh tranh của Porter đó là: các đối thủ cạnh tranh; các sản phẩm, dịch vụ thay thế; các doanh nghiệp cung cấp các yếu tốđầu vào; sức mạnh của người mua; các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Ởđây, ta chỉ xét môi trường kinh doanh ở tầm kinh tế vi mô ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và loại bỏảnh hưởng của môi trường vĩ mô cũng như những nỗ lực trong kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Như thế, quan điểm phân tích năng lực theo cấu trúc thị trường sẽ chỉ đưa ra một bức tranh hẹp về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong môi trường đó, việc doanh nghiệp phát huy năng lực cạnh tranh của mình đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tìm cách thích nghi với môi trường vi mô ra sao, các yếu tố còn lại hoàn toàn thuận lợi cho doanh nghiệp. Nếu theo quan điểm này chúng ta sẽ có một cái nhìn phiến diện và có thểđánh giá sai năng lực cạnh tranh thực sự của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích trên cơ sởđánh giá li thế so sánh

Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí hay khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm. Một trong những lợi thế so sánh này là lợi thế về chi phí thấp. Trên thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp nào tìm cách tiết kiệm chi phí sẽ giảm được giá thành và tăng lợi nhuận lên. Như vậy, phân tích năng lực cạnh

35

tranh theo lợi thế so sánh là phương pháp phân tích tĩnh, tức là xem xét năng lực cạnh tranh chỉ dựa vào khả năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp và xem các yếu tố còn lại là không đổi. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, thường xuyên thay đổi theo sự biến động của môi trường ... Khi phân tích năng lực cạnh tranh động cần tính đến những dự báo về biến động chu kỳ của sản phẩm; mức độ phổ biến công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm; chi phí đầu vào; những thay đổi vềđặc điểm dân số và khuynh hướng nhu cầu; vai trò của các sản phẩm thay thế và bổ sung; những thay đổi trong chính sách của Chính phủ.

Chi phí thấp mới chỉ là bước khởi đầu để có thể cạnh tranh. Sự phát triển kinh doanh năng động sẽ tận dụng được lợi thế so sánh về chi phí, từđó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh về chất. Các kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh trong chu trình sản xuất kinh doanh: từ giai đoạn trước sản xuất (xác định và thiết kế sản phẩm, mua công nghệ và nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu và dự trữ), đến bản thân quá trình sản xuất (sử dụng lao động, nâng cao kỹ năng lao động và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng), và sau sản xuất (bao gói, nhãn hiệu, giao nhận kịp thời có chất lượng, liên kết thương mại (theo kiểu liên doanh, đối tác chiến lược hay ký kết hợp đồng), tiếp thị, tiếp cận thị trường nước ngoài) cũng là những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện và nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích theo quan đim tng th

Phân tích theo quan điểm tổng thể yêu cầu giải đáp ba vấn đề cơ bản khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đó là: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; những nhân tố thúc đẩy hay có đóng góp tích cực và những nhân tố hạn chế hay gây cản trở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; những tiêu chí đặt ra cho chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, những chính sách, chương trình và công cụ của chính phủ để đáp ứng được các tiêu chí đó. Quá trình điều chỉnh của doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu ngành diễn ra song song với những biến đổi của môi trường cạnh tranh kinh tế chung. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố do doanh nghiệp tự quyết định nhưng cũng còn phụ thuộc vào những nhân tố do chính phủ quyết định. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào những yếu tố do chính phủ và doanh nghiệp kiểm soát được trong một mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn không quyết định được.

36

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)