GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TCT GIẤY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 87 - 96)

Bn là, coi trọng chiến lược xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu hết sức quan trọng để có được đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đủ năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ mới, có bản lĩnh và ý chí quyết tâm, tâm huyết cùng với TCT Giấy Việt Nam hoàn thành mọi nhiệm vụ, đủ sức chiến thắng trong cạnh tranh.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TCT GIẤY VIỆT NAM TCT GIẤY VIỆT NAM

3.3.1. Gii pháp v tăng cường năng lc t chc, qun lý, điu hành

3.3.1.1. Căn c hình thành gii pháp

Qua những phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng năng lực cạnh tranh của TCT Giấy Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011, tác giả đã nhiều lần rút ra kết luận: một trong những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của

81

TCT Giấy Việt Nam chính là yếu tố cơ cấu tổ chức. Hiện tại, TCT Giấy Việt Nam vẫn đang hoạt động trong cơ cấu tổ chức đã được xây dựng từ lâu, khiến TCT phản ứng ỳ ạch với những thay đổi của môi trường kinh doanh (về công nghệ, về giá, về nghiên cứu và phát triển R&D …). Do đó, tái cấu trúc lại toàn diện TCT Giấy Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra trước mắt nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT.

3.3.1.2. Ni dung gii pháp

Do đặc điểm Công ty mẹ - TCT vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa quản lý hoạt động kinh doanh tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, sự nghiệp, công ty con và công ty liên kết. Do đó tái cấu trúc bộ máy quản lý tại Công ty mẹ - TCT có ý nghĩa hết sức quan trọng.

1. Nâng cao chất lượng quản lý sản xuất theo quy trình quản trị doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả trên tất cả các mặt: Giao kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, quản lý sát sao về chất lượng sản phẩm, về giao định mức và kiểm tra tình hình thực hiện định mức, đồng thời quản lý tốt hơn chất lượng công tác hạch toán kế toán, giám sát chi phí sản xuất và chi tiêu tài chính có hiệu quả. Xây dựng bổ xung nền tảng công nghệ thông tin làm tiền đềđể nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

2. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính để có biện pháp phòng ngừa. Tăng cường năng lực và quyền hạn của Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, nhưng đảm đương được đầy đủ các chức năng nhiệm vụ vừa trực tiếp quản lý sản xuất, vừa quản lý kinh doanh tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công ty con, công ty liên kết...

3. Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu quản trị và cơ chế thị trường. Bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện phần vốn Nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm tốt vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp. Xây dựng quy chế hoạt động của người đại diện và có biện pháp chế tài khi người đại diện không hoàn thành nhiệm vụ.

4. Áp dụng tổ chức lao động khoa học trong sản xuất, kinh doanh. Sắp xếp lại nhằm nâng cao chất lượng lao động trong từng đơn vị, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật với số lượng hợp lý, cơ cấu ngành nghề và bậc thợ tối ưu đối với từng công nghệ,

82

dây chuyền, công đoạn, công việc, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động của từng người và toàn Tổng công ty.

5. Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, hệ số phân phối thu nhập bổ sung theo hướng ưu tiên những người có trình độ và những người đảm nhiệm vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo năng suất lao động.

6. Thực hiện tổ chức điều tra và định biên lại lao động, sắp xếp lại theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, nhưng đảm đương thực hiện được đầy đủ các chức năng quản lý sản xuất trực tiếp và quản lý các đơn vị phụ thuộc, các công ty con và công ty liên kết.

7. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, ứng dụng các phần mềm quản lý tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý.

3.3.2. Gii pháp tài chính

3.3.2.1. Căn c hình thành gii pháp

Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2012 – 2015 về tăng trưởng sản xuất, chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản, dự kiến kế hoạch vay vốn và trả nợ các dự án.

Căn cứ vào những phân tích, đánh giá tác giả đã thực hiện ở chương II, tác giả đề xuất giải pháp tài chính với nội dung như sau.

Căn cứ vào giải pháp về tăng cường năng lực tổ chức, quản lý, điều hành TCT Giấy Việt Nam tác giảđề xuất giải pháp tài chính với nội dung như sau.

3.3.2.2. Ni dung ca gii pháp

Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trước hết phải có một điều kiện tiên quyết đó là vốn kinh doanh. Trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp trước đây, vốn của doanh nghiệp được Nhà nước tài trợ, vì vậy vai trò khai thác, thu hút vốn không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách có tính sống còn với doanh nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ là một bộ phận cùng song song tồn tại với các thành phần kinh tế khác trong cuộc cạnh tranh, do vậy nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường đã trở thành động lực và một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động khai thác thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển.

83

Tác giả xây dựng phương án tài chính của Công ty mẹ TCT Giấy Việt Nam với các chỉ tiêu cơ bản như sau: Bng 3.3. Phương án tài chính đề xut Ti thi đim ngày 31/12/2011 D kiến năm 2015 TT Ch tiêu ĐVT Không có Phương Nam Phương Nam Không có Phương Nam Nếu vn còn Phương Nam So sánh khi chưa có PN (%) So sánh khi có PN (%) A TÀI SN I Tài sản ngắn hạn Tr. đ 2.197.947 2.270.700 2.425.017 2.647.546 110 121 II Tài sản dài hạn " 1.086.922 3.190.951 3.605.052 5.709.081 332 179 CNG " 3.284.869 5.461.651 6.030.069 8.456.627 B NGUN VN I Nợ phải trả " 1.956.791 4.543.832 3.983.571 6.820.388 204 150 II Vốn chủ sở hữu " 1.328.078 917.819 2.046.498 1.636.239 154 178 CNG " 3.284.869 5.461.651 6.030.069 8.456.627 C H S NPHI TR/VN CH SHU Lần 1,47 4,95 1,95 4,17 3.3.3. Gii pháp v nhân lc

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tồn tại và phát triển, TCT Giấy Việt Nam cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, công ty phải xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao và

84

một đội ngũ cán bộ quản lý năng động, sáng tạo, tinh thông nghiệp vụ. Theo kết quả điều tra khảo sát thì có 54% số người được hỏi trả lời rằng họ không có mấy cơ hội học tập và 61% số người được hỏi trả lời rằng học không có cơ hội thăng tiến. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TCT Giấy Việt Nam, một mặt phải thu hút đội ngũ lao động giỏi phục vụ lâu dài cho TCT, mặt khác phải không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động, xây dựng một chính sách đào tạo hấp dẫn, tạo sự hứng khởi và động lực làm việc cho người lao động. Hơn thế nữa, TCT còn phải đào tạo được các lớp kế cận để khi một vị trí nào đó về hưu hoặc chuyển công tác thì có người thay thế và đảm nhiệm tiếp công việc đó, cụ thể:

1. Nâng cao trình độ, k năng cho người lao động

a) Xây dựng được một kế hoạch đào tạo dài hạn một cách chi tiết để làm cơ sở cho việc thực hiện. Xây dựng tiêu chuẩn hoá các vị trí chức danh công tác, thực hiện quy hoạch thường xuyên; triển khai chương trình đào tạo nâng cao và đào tạo bổ sung cho cán bộ hiện có và cán bộ cho các công trình mới hàng năm;

b) Thực hiện đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề tại các phòng ban, phân xưởng, nhà máy. Khi người lao động hoàn thành tốt công việc học tập thì cũng cần có những đãi ngộ như: tăng lương, thưởng, thăng chức, đưa vào diện quy hoạch vị trí cao hơn để động viên khuyến khích họ học tập.

c) Đầu tư các chương trình đào tạo chuẩn, đào tạo lại; khuyến khích, tạo cơ chế chính sách nâng cao trình độ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơđiện.

d) Phối hợp với các trường Đại học, các Học viện trong và ngoài nước để đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề, chuyên môn cho CBCNV như gửi người lao động đi học tại Học viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan) và các nước có công nghiệp giấy phát triển như Phần Lan, Pháp, ThuỵĐiển...

2. Bổ sung nguồn nhân lực mới

a) Tuyển dụng lao động đã được đào tạo và tổ chức đào tạo huấn luyện ban đầu cho người mới trúng tuyển (học nội quy, văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp, thực tập sinh) để lao động mới nhanh chóng hòa nhập, rút ngắn thời gian tích luỹ kinh nghiệm;

b) Đào tạo các khoá học chính quy tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, tuyển sinh hàng năm, trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp

85 nghề;

c) Đối với trình độ đại học trở lên: người tuyển dụng được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong nước và nước ngoài;

d) Các dự án: Ưu tiên kinh phí để đào tạo mới, đào tạo lại lao động, mà trước mắt là lao động phục vụ cho Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam và một số dự án trong tương lai.

3. Cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực

a) Cơ chế, chính sách đối với người lao động: Ưu tiên tuyển dụng những người tốt nghiệp loại khá giỏi, những người có tay nghề cao có ngành nghề phù hợp về làm việc tại các đơn vị trong Tổng công ty, ban hành quy chếđãi ngộ người lao động có tay nghề cao;

b) Cơ chế, chính sách đối với các đơn vị sử dụng lao động: Giao quyền chủ động cho người đứng đầu các đơn vị trong việc xây dựng định mức biên chế lao động và tuyển dụng lao động làm việc trong các đơn vị thuộc Tổng công ty;

c) Cơ chế, chính sách đối với cơ sởđào tạo nhân lực

- Hỗ trợ tài chính với các giảng viên tham dự các khóa đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nâng bằng cấp thuộc diện trong quy hoạch được Tổng công ty phê duyệt;

- Đề nghị Chính phủ tạo cơ chếđể các trường thuộc Tổng công ty có điều kiện tồn tại và phát triển bình đẳng với các trường trực thuộc Bộ.

4. Chính sách giữ và thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tài:

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh chất lượng và điều này có nghĩa là chất lượng của nguồn nhân lực là lợi thế quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp địa phương cần nỗ lực tập trung phát triển nguồn nhân lực của mình. Thực tếđã chỉ rõ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả là do người thuê lao động không thể tìm được lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, bên cạnh chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần có các giải pháp để thu hút, sử dụng và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao:

a) Xây dựng quy chế tiền lương, hệ số phân phối thu nhập bổ sung, kinh phí hỗ trợ đào tạo bằng hai theo hướng ưu tiên những người lao động tích cực, luôn hoàn

86

thành xuất sắc nhiệm vụ, được đưa vào quy hoạch; ưu tiên những người đảm nhiệm vị trí chủ chốt, quan trọng trong dây chuyền sản xuất;

b) Có quy chế khuyến khích lao động trẻ tích cực tham gia đề tài, sáng kiến trong sản xuất, kinh doanh và quản lý. Ưu tiên bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực vào các vị trí chủ chốt và các vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất;

c) Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho CBCNV nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề;

d) Tài trợ kinh phí cho các kỹ sư trẻ có năng lực đi học thạc sỹ trong và ngoài nước các ngành nghề lĩnh vực Tổng công ty đang cần;

e) Chính sách tiền lương: tiền lương cần phải dựa trên nhu cầu cụ thể của công việc, tính chất đặc thù của ngành nghề và giá trị sức lao động cống hiến, ngoài ra việc trả lương cũng cần tính đến thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, môi trường hội nhập và những biến động của các quy luật trong nền kinh tế thịt trường.

Bng 3.4. Kế hoch v lao động và thu nhp giai đon 2012 - 2015

Ch tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Lao động Người 6.150 6.340 6.500 7.500

2. Quỹ lương Tỷđồng 383,471 410,313 450,000 560,000 3. Thu nhập đồng/tháng 5.196.084 5.393.190 5.769.230 6.200.000

5. Nâng cao năng lực và chất lượng của các cơ sở đào tạo hiện có, phát triển thêm cơ sởđào tạo mới

a) Mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo về công nghệ mới ở trong nước, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến các dự án đang triển khai thực hiện của Tổng công ty;

b) Thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng nghề công nghệ Giấy và cơ điện cho phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, nhà làm việc và các công trình phụ trợ khác đáp ứng cho việc phát triển quy mô đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao của Tổng công ty và ngành trong những năm tiếp theo;

87

c) Tăng cường đầu tư thiết bị dạy nghề theo hướng hiện đại, có công nghệ tiên tiến, đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghềđặc biệt là nâng cao kỹ năng thực hành, vận hành và sửa chữa các trang thiết bị hiện đại trong ngành công nghệ giấy và cơđiện, tiến tới có thểđáp ứng cơ sở vật chất đào tạo ở bậc học cao hơn;

d) Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo cho tất cả các nghề mà trường đang và sẽđào tạo theo đúng yêu cầu quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề;

e) Hỗ trợ kính phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tăng tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học và giáo viên có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđào tạo mới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bịđội ngũ cho phát triển nâng cấp trường;

g) Tăng cường phối hợp với các trường Đại học, các Học viện, các Viện nghiên cứu...để mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động;

h) Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực: Tận dụng nguồn kinh phí các Dự án, nhà cung cấp đối tác cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các dự án mới của Tổng công ty về việc hỗ trợ trang thiết bịđào tạo cho nhà trường.

3.3.4. Gii pháp v công ngh

Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế đang sôi động như hiện nay, các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)