Công tác sử dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty quang hanh TKV (Trang 32 - 34)

5. Nội dung của Luận văn

1.3. Các nội dung cơ bản của công tác quản trị nhân lực

1.3.4. Công tác sử dụng nhân lực

1.3.4.1. Khái niệm

Sử dụng nhân lực là quá trình sắp đặt nhân lực vào vị trí, khai thác và phát

huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.

Sử dụng nguồn lực là hoạt động tiếp theo của quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân lực, do đó việc đào tạo và tuyển dụng có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn

nhân lực. Nếu như nguồn nhân lực được đào tạo tốt, nắm vững chuyên mơn nghề nghiệp thì cơng tác sử dụng nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại.

1.3.4.2.Nội dung của công tác sử dụng nhân lực

Sau khi đã sang lọc kỹ, ra quyết định tuyển dụng và bố trí cơng việc. Nhà quản trị xem xét nhân viên được tuyển dụng qua quá trình làm việc cũng như những kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, tính cách… có thể có được bằng cách hỏi những cơng ty mà họ từng làm, các đồng nghiệp cùng làm hay các tổ chức và cá

nhân có liên quan khác cùng với quá trình thử, học việc. Ban giám đốc và bộ phận nhân sự sẽ bàn bạc, tham vấn và đưa ra các quyết định, cuối cùng tiếp tục cộng tác

với cá nhân đó hay khơng. Nếu chọn được cá nhân phù hợp với vị trí cơng việc và

mơi trường kinh doanh thì có thể thu được lợi ích lâu dài từ người lao động. Tuy

có thể xung đột với người lao động. Chính vì vậy mà cơng tác sử dụng cũng như

quy trình tuyển dụng nhân lực phải được tiến hành quy củ cùng với sự phân tích và cân nhắc kỹ càng để có thể bố trí những cá nhân phù hợp nhất với yêu cầu việc làm.

Sử dụng nhân lực bao gồm các hoạt động định hướng đối với người lao động khi bố trí họ vào vị trí cơng việc mới, bố trí lại lao động thơng qua thuyên chuyển, đề bạt và giáng chức. Nếu q trình bố trí nhân lực được thực hiện tốt một

cách có định hướng và chủ định hợp lý thì doanh nghiệp sẽ động viên được sự đóng góp cao nhất của người lao động. Mặt khác các dạng của thôi việc như tự thôi việc, sa thải cũng gây tổn thất, khó khăn nhất định của cả hai phía, do đó phải thực hiện một cách chủ động để đạt hiệu quả cao nhất.

Định hướng là một chương trình được thiết kế nhằm giúp đỡ lao động mới

làm quen với doanh nghiệp và bắt đầu công việc một cách có hiệu suất.

Thuyên chuyển: Là việc chuyển người lao động từ vị trí này sang vị trí khác

xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp và có thể do nguyện vọng của người lao động. Khi thuyên chuyển cần đảm bảo phù hợp giữa trình độ của người lao động và vị trí cơng việc mới. Phải thực hiện các công việc đào tạo để cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người lao động khi chuyển sang công việc mới. Khi thuyên chuyển phải dựa trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động khi làm việc ở vị trí mới và phải được lãnh đạo đơn vị chấp thuận.

- Thăng chức: Việc chuyển một người nào đó lên vị trí cao hơn trong doanh nghiệp với mức tiền lương cao. Để quá trình thăng tiến đạt được kết quả tốt và có

tác dụng tích cực, doanh nghiệp có những chính sách hợp lý khuyến khích sự phát triển của mỗi cá nhân, các thủ tục đề bạt phải rõ ràng và thống nhất. Một chính sách tốt để thực hiện quan điểm của nhà lãnh đạo là khuyến khích và quan tâm đến việc đề bạt trong nội bộ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn cho người lao động.

- Giáng chức: Là việc đưa người lao động vào vị trí có cương vị và tiền lương thấp hơn, có trách nhiệm và cơ hội ít hơn. Giáng chức thường là kết quả của

việc kỷ luật hay cắt giảm biên chế hoặc do trình độ, sức khỏe của người lao động

không đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Thôi việc: Là việc chấm dứt quan hệ lao động giữa cá nhân người lao động

với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty quang hanh TKV (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)