5. Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh thị trường ( BO R) và phân bổ nguồn lực
5.3 Chiến lược marketing mối quan hệ
5.3.1 Chiến lược dựa trên tài chính, tương tác xã hội
Tại thời điểm hiện tại xu hướng mua hàng trực tuyến đang lan rộng trên thị trường, các doanh nghiệp, cá nhân trong ngành bán lẻ cũng bắt đầu đi theo xu hướng này. Trên các phương tiện điện tử như điện thoại thơng minh có các ứng dụng mua hàng online như Grab mart, Baemin Mart, Shopee food,..tích hợp các chức năng khác nhau và tăng khả năng mua hàng thuận tiện mà Circle K chưa thể làm được cho khách hàng. Và vì thế Circle K hiện cần mở rộng thị trường trên các ứng dụng này bằng cách hợp tác với các đối tác như Grab, Baemin, Shopee,.. các hình thức mua hàng trực tuyến tại các điểm bán lẻ,.. ngoại trừ đối tác đã hợp tác với circle K đó là Gojek.
Tương tác mạnh mẽ nhất của Circle K đối với các đối tác tài chính đó là sự hợp tác với ví điện tử MOMO, hiện xu hướng đến nạp MOMO để miễn phí nạp gửi tiền đã trở nên thịnh hành và Circle K cũng được hưởng lợi khi hợp tác với ví điện tử này và bổ sung chức năng điểm nạp rút MOMO cho các chi nhánh khác của Circle K, trong tương lai Circle K có tiềm năng trở thành điểm thanh toán các dịch vụ cộng đồng và tài chính khác biệt, vì thế mà ở hiện tại Circle K cần hợp tác với nhiều đối tác khác như các công ty điện lực, công ty cung cấp nước thành phố và các loại ví điện tử khác như Zalo Pay, VnPay, hoặc hợp tác chính thống với các ngân hàng chính thức truyền thống như Vietcombank, thương lượng trở thành điểm nạp và rút tiền thay thế ngân hàng, tạo sự thuận lợi và đạt được thuận lợi cả 2 chiều thu lợi nhuận từ đối tác hợp tác và cả tăng tương tác với các khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ của đối tác tại Circle K.
5.3.2 Tùy biến khách hàng
Hiện nay xu hướng tùy biến đại chúng đang rất được săn đón, cụ thể là chiến lược cá nhân hóa với khách hàng của Starbuck khi họ ghi tên của khách hàng lên ly cà phê, gần đây nhất là ghi nhầm tên để tạo ấn tượng với khách hàng. Trong tương lai Circle K có thể cân nhắc cá nhân hóa dịch vụ cho các khách hàng thân thiết theo phân tích RFM (4.3 Chiến lược
marketing theo RFM ) Các kế hoạch có thể đề xuất là :
Bao đựng sản phẩm in tên của khách hàng : đối với các khách hàng thân thiết đạt hạng cao trong CK Club, Khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ in tên của họ lên bao đựng do Circle K cung cấp miễn phí sau khi xác nhận khách hàng hạng cao khi quét mã. Chiến lược này yêu cầu công nghệ in bao bì lấy liền.
Mở rộng gian hàng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhạy cảm, các khách hàng khi tới cửa hàng tiện lợi có thể lựa chọn các sản phẩm mà họ ngại mua trên màn hình lựa chọn và nhân viên sẽ chuẩn bị sẵn những thứ khách hàng cần mà khách hàng không cần phải tự lấy, chỉ cần thanh toán online, ra quầy lấy bao hàng theo số thứ tự họ nhận và đi về, không lo lắng ánh mắt người xung quanh và nhân viên khi phải đối mặt với họ.
5.3.3 Các mơ hình mối quan hệ
Các mơ hình mối quan hệ chủ yếu thiên hướng B2B2C ( Business to Business to Customer ), Circle K làm trung gian hợp tác Gồm đối tác cung cấp dịch vụ có trong danh mục dịch vụ của Circle K và các đối tác cung ứng hàng hóa cho Circle K
Hình 12 : Mơ hình mối quan hệ B2B2C của circle K
Mơ hình cịn lại là mơ hình B2B khi Circle K cần hợp tác với các đối tác về một số dịch vụ liên quan đến công tác quản lý hoặc triển khai các chiến dịch, kế hoạch của Circle K.
Hình 13 : Mơ hình B2B