PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. Rầy nâu, Nilaparvata lugens
2.2.6. Các biện pháp phòng trừ rầy nâu
a. Sử dụng giống kháng
Sử dụng giống kháng là biện pháp hữu hiệu để phòng trừ rầy nâu, quần thể rầy nâu trên giống kháng giảm đi do sự hiện diện những độc chất của giống này sinh ra. Tuy nhiên, nếu trồng liên tục một giống kháng trên một thửa ruộng thì thơng qua chọn lọc tự nhiên, rầy có thể tạo ra những gen đối kháng giúp rầy sống được trên giống kháng đó.
b. Biện pháp canh tác
- Nên trồng những giống lúa kháng rầy.
- Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, gọn, tránh mùa vụ gối lên nhau làm lúa hiện diện liên tục trên đồng ruộng.
- Nên có thời gian đất trống để cắt đứt nguồn thức ăn của rầy nâu. - Không nên sạ quá dày, mật độ trồng thích hợp nhất là 100 - 120 kg/ha. - Khơng nên bón nhiều phân mà chỉ cần đủ lượng cho cây lúa.
- Sau khi thu hoạch phải phát sạch gốc rạ, chôn vùi lúa cịn sót lại và đốt ngay sau khi thu hoạch không để lúa chét phát triển.
- Làm sạch cỏ vì cỏ là ký chủ trung gian truyền bệnh.
c. Biện pháp phòng trừ sinh học
Biện pháp phòng trừ sinh học lấy cơ sở là sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các loài trong tự nhiên và cân bằng sinh thái. Biện pháp phòng trừ sinh học bao gồm bảo tồn các lồi thiên địch có sẵn trong tự nhiên, nhân ni và thả các lồi thiên địch và sản xuất các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh cho rầy nâu nhằm mục đích khống chế quần thể sâu hại không vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (1992) [21]
cho thấy có khoảng 52 lồi cơn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng là thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa. Có thể thả vịt con 1 – 1,5 tháng tuổi với mật số 15-20 con/1.000 m2 để tiêu diệt rầy nâu cho những ruộng chưa phun thuốc trừ sâu. Ngồi ra, ni cá trong ruộng lúa cũng có thể hạn chế được mật số rầy.
Sử dụng chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa như chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng). Hai chế phẩm sinh học trên đã được ứng dụng rộng rãi để trừ sâu, rầy hại lúa tại các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh và Tiền Giang cho thấy nếu sử dụng cùng một giống lúa thì ruộng mơ hình (ứng dụng chế phẩm sinh học Ometar/Biovip trừ sâu rầy hại lúa) có hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng đối chứng (áp dụng thuốc trừ sâu theo tập quán của bà con nơng dân). Bởi vì thuốc trừ sâu sinh học có hiệu lực bền lâu, thuốc có tác dụng lây lan mầm bệnh từ con rầy đã chết sang những con rầy non mới nở nên trong một vụ lúa chỉ cần phun một lần có thể duy trì hiệu quả trừ rầy cho suốt vụ [8].
Có thể nói hai chế phẩm vi nấm Ometar và Biovip có hiệu quả phịng trừ rất cao đối với rầy nâu hại lúa. Đặc biệt, hai chế phẩm sinh học này không ảnh hưởng tới thiên địch của sâu hại, hệ sinh thái, con người và mơi trường. Vì vậy, hai chế phẩm vi nấm này rất phù hợp với các mơ hình lúa hữu cơ, mơ hình lúa cá và mơ hình lúa tơm [9].
d. Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc hóa học là biện pháp phổ biến nhất để trừ rầy nâu trên lúa [51]. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng lúc. Khi phun thuốc, cần phải đảm bảo phun đủ nước, điều chỉnh vòi phun thật mịn, đưa cần phun gần gốc lúa, đi thật chậm, phun thật kỹ để thuốc có thể bám đều. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.