Đào tạo cho cán bộ của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 48 - 49)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ THỰC HIỆN

4.1.Đào tạo cho cán bộ của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chế phẩm sinh học

Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất)

4.1.1. Đào tạo tại Viện Lúa

Từ ngày 10/10/2011 – 21/10/2011, 02 cán bộ của Trung Tâm là bà Lê Thị Bích Uyển và ơng Lê Việt Kỳ đã được đào tạo tại Viện Lúa ĐBSCL – Quận Ơ Mơn – TP. Cần Thơ.

Tại Viện Lúa ĐBSCL, 02 cán bộ Trung tâm đã được học lý thuyết và thực hành thành thạo 05 quy trình (đính kèm phụ lục):

a. Quy trình kỹ thuật chọn tạo mơi trường thứ cấp thích hợp cho sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mơ nơng hộ.

b. Quy trình nhân nhanh nấm xanh Ometar ở quy mơ nơng hộ đạt độ thuần cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

c. Quy trình bảo quản chế phẩm nấm xanh Ometar ở dạng tươi và dạng sấy khô đạt chất lượng.

d. Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar dạng nấm tươi và sấy khô trên đồng ruộng.

e. Quy trình đánh giá hiệu quả của chế phẩm nấm xanh Ometar trên đồng ruộng.

Quy trình a, b, c được thực hành nhuần nhuyễn tại Phòng sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar của Viện Lúa ĐBSCL. Quy trình d, e được thực hành tại đồng ruộng thuộc Viện Lúa ĐBSCL. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của Viện cũng đã đưa 02 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm xuống trực tiếp hộ dân tham gia mơ hình ứng dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ để tìm hiểu thực tế hiệu quả của mơ hình tại đây.

4.1.2. Viện Lúa ĐBSCL kiểm tra thực tế và hướng dẫn kỹ thuật tại Bình Thuận Thuận

Sau khi kết thúc đào tạo, trong quá trình triển khai sản xuất chế phẩm và xây dựng mơ hình tại Bình Thuận, Viện Lúa ĐBSCL đã cử TS Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ mơn Phịng trừ Sinh học và là tác giả của các nghiên cứu về nấm xanh Ometar tại Viện về Bình Thuận để hướng dẫn kỹ thuật tại địa bàn thực tế.

TS Lộc đã kiểm tra chất lượng chế phẩm do Trung tâm sản xuất và nông dân tự sản xuất, kết luận đều đạt yêu cầu chất lượng. Khi kiểm tra đồng ruộng tại mơ hình, rầy nâu bị nấm xanh kí sinh đạt tỉ lệ cao, TS. Lộc khẳng định chế phẩm nấm xanh hồn tồn thích nghi được với điều kiện khí hậu tại Bình Thuận.

4.1.3. Hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm

Sau khi được đào tạo tại Viện Lúa ĐBSCL, 02 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã hướng dẫn lại cho 08 cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm các kỹ thuật đã được đào tạo, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar từ giống cấp 2. Các cán bộ kỹ thuật này đều nắm vững kỹ thuật được hướng dẫn và có thể cùng với 02 cán bộ được đào tạo triển khai tốt đề tài sau này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 48 - 49)