Môi trường sản xuất nấm xanh phòng trừ rầy nâu hại lúa

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 38 - 41)

PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3 Nấm xanh, Metarhizium anisopliae

2.3.5 Môi trường sản xuất nấm xanh phòng trừ rầy nâu hại lúa

Nhà khoa học người Nga, Eli Metschnikoff, là người tiên phong sản xuất và ứng dụng nấm xanh trên đồng ruộng từ việc ni cấy. Có nhiều loại môi trường đã được sử dụng bao gồm Sabouraud Dextrose Agar (SDA), Emerson’s YpSs (YpSrses), Oatmeal Agar (OA) và Malt Extract Agar (MEA). Trong đó, mơi trường nuôi cấy nhiều dinh dưỡng như SDA làm hệ sợi nấm phát triển tốt nhưng bào tử hình thành thưa thớt. Trái lại, hệ sợi nấm phát triển kém hơn trong khi số lượng bào tử tạo ra nhiều trên mơi trường ít dinh dưỡng như YpSs, OA và MEA [79]. Nấm xanh, Metarhizium anisopliae có thể được sản xuất với số lượng nhiều từ các môi trường nuôi cấy rẻ tiền như gạo vô trùng, dextrose hay sucrose và nitrate kali [33].

Môi trường nuôi cấy phổ biến cho việc nhân nuôi nấm là môi trường rắn [69]. Phương pháp nuôi cấy bào tử nấm xanh đã dựa trên chất nền tự nhiên bao gồm bo bo và lúa mạch [75], bã mía [27], gạo hoặc cám [44] và xác cơn trùng [29]. Bên cạnh đó, các chất nền nhân tạo cũng được sử dụng để sản xuất bào tử nấm xanh như môi trường Potato Dextrose Agar (PDA) [57] Sabouraud Dextrose Agar (SDA) [29] và Malt Extract Agar (MEA) [57].

Tại Brazil và Trung Quốc đã sử dụng gạo hoặc cám làm môi trường sản xuất nấm xanh. Các môi trường này được đựng trong túi ni lông hoặc chai bẹt để lây nhiễm, bào tử được thu hoạch sau vài tuần nuôi cấy [44]. Sản phẩm từ quy trình sản xuất trên được trữ trong vài tháng sau khi đóng gói [79]. Nghiên cứu của Beristain [29] cũng đã tìm ra rằng sự sản xuất nấm xanh có thể được ứng dụng trên mơi trường gạo và bột yến mạch.

Nấm xanh cũng đã được nhân nuôi trên môi trường lỏng, môi trường này sẽ sản xuất ra hệ sợi nấm. Đối với cách thức sản xuất này thì sự gia tăng hàm lượng oxy hịa tan trong mơi trường nuôi cấy lỏng sẽ giúp làm gia tăng sản phẩm hơn là môi trường bình thường [54].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc [8] cho thấy rằng bột ngô và cám gạo là môi trường sơ cấp lý tưởng cho sự sinh trưởng và sinh bào tử của nấm

xanh. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy là mơi trường phối hợp giữa 50% cám + 40% ngô và 10% trấu và tỷ lệ nước là 60% của tổng số 3 loại nguyên liệu trên là môi trường lý tưởng nhất để nhân nhanh nấm xanh vì tạo ra số lượng bào tử/1 gram chế phẩm cao nhất và cũng đạt hiệu lực cao nhất đối với rầy nâu.

Từ kết quả thí nghiệm tháng 5 năm 2008, bộ môn PTSH đã chọn công thức môi trường thứ cấp là: gạo + 50% nước (300 gram gạo + 150 ml nước) để sản xuất chế phẩm Ometar. Đặc biệt, khi sử dụng gạo làm môi trường thứ cấp để nhân ni nấm xanh thì nấm phát triển rất nhanh và rất ít bị tạp nhiễm ngay cả khi ni cấy ở nhiệt, ẩm độ bình thường (khơng cần có máy lạnh).

Tháng 6 năm 2008, bộ mơn PTSH đã tìm ra hai cơng thức mơi trường thứ cấp là (300 gram tấm gạo cũ + 180 ml nước) và (300 gram tấm gạo mới + 150 ml nước) là thích hợp nhất để nhân ni nấm xanh vì 2 cơng thức mơi trường này đem lại tỷ lệ nhiễm tạp sinh khối nấm xanh thấp, số lượng bào tử/1 gram chế phẩm cao nhất, khối lượng chế phẩm Ometar cao và hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, sử dụng 2 công thức môi trường thứ cấp này để nhân ni nấm xanh thì khơng cần phải nhân ni trong phịng lạnh và ít tốn chi phí.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)