3.2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả chế phẩm
- Số liệu điều tra định kỳ về rầy nâu, sâu cuốn lá và thiên địch được tính trung bình trên đơn vị diện tích là 1 m2 và biểu diễn thông qua các đồ thị. Ứng dụng phần mềm Excel để xử lý và vẽ đồ thị. Phân tích thống kê đối với mật số thiên địch bằng chương trình SPSS 16.0.
- Chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả kỹ thuật của chế phẩm, tức là biểu thị bằng phần trăm rầy nâu bị chế phẩm tiêu diệt (mức độ giảm mật số của rầy nâu khi bị xử lý bằng chế phẩm) và theo dõi thời gian có hiệu lực của chế phẩm.
Cơng thức tính phần trăm rầy nâu bị chế phẩm tiêu diệt:
Số rầy nâu trước phun – Số rầy nâu sau phun
- Phân tích đánh giá, so sánh giữa mơ hình và đối chứng. Số rầy nâu trước phun x 100
PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1. Đào tạo cho cán bộ của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chế phẩm sinh học Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất) Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất)
4.1.1. Đào tạo tại Viện Lúa
Từ ngày 10/10/2011 – 21/10/2011, 02 cán bộ của Trung Tâm là bà Lê Thị Bích Uyển và ơng Lê Việt Kỳ đã được đào tạo tại Viện Lúa ĐBSCL – Quận Ơ Mơn – TP. Cần Thơ.
Tại Viện Lúa ĐBSCL, 02 cán bộ Trung tâm đã được học lý thuyết và thực hành thành thạo 05 quy trình (đính kèm phụ lục):
a. Quy trình kỹ thuật chọn tạo mơi trường thứ cấp thích hợp cho sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mơ nơng hộ.
b. Quy trình nhân nhanh nấm xanh Ometar ở quy mơ nơng hộ đạt độ thuần cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
c. Quy trình bảo quản chế phẩm nấm xanh Ometar ở dạng tươi và dạng sấy khô đạt chất lượng.
d. Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar dạng nấm tươi và sấy khô trên đồng ruộng.
e. Quy trình đánh giá hiệu quả của chế phẩm nấm xanh Ometar trên đồng ruộng.
Quy trình a, b, c được thực hành nhuần nhuyễn tại Phòng sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar của Viện Lúa ĐBSCL. Quy trình d, e được thực hành tại đồng ruộng thuộc Viện Lúa ĐBSCL. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của Viện cũng đã đưa 02 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm xuống trực tiếp hộ dân tham gia mơ hình ứng dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ để tìm hiểu thực tế hiệu quả của mơ hình tại đây.
4.1.2. Viện Lúa ĐBSCL kiểm tra thực tế và hướng dẫn kỹ thuật tại Bình Thuận Thuận
Sau khi kết thúc đào tạo, trong quá trình triển khai sản xuất chế phẩm và xây dựng mơ hình tại Bình Thuận, Viện Lúa ĐBSCL đã cử TS Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ mơn Phịng trừ Sinh học và là tác giả của các nghiên cứu về nấm xanh Ometar tại Viện về Bình Thuận để hướng dẫn kỹ thuật tại địa bàn thực tế.
TS Lộc đã kiểm tra chất lượng chế phẩm do Trung tâm sản xuất và nông dân tự sản xuất, kết luận đều đạt yêu cầu chất lượng. Khi kiểm tra đồng ruộng tại mơ hình, rầy nâu bị nấm xanh kí sinh đạt tỉ lệ cao, TS. Lộc khẳng định chế phẩm nấm xanh hồn tồn thích nghi được với điều kiện khí hậu tại Bình Thuận.
4.1.3. Hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm
Sau khi được đào tạo tại Viện Lúa ĐBSCL, 02 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã hướng dẫn lại cho 08 cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm các kỹ thuật đã được đào tạo, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar từ giống cấp 2. Các cán bộ kỹ thuật này đều nắm vững kỹ thuật được hướng dẫn và có thể cùng với 02 cán bộ được đào tạo triển khai tốt đề tài sau này.
4.2. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm từ giống cấp 2 tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ khoa học cơng nghệ Bình Thuận và Ứng dụng Tiến bộ khoa học cơng nghệ Bình Thuận
4.2.1. Kết quả sản xuất chế phẩm từ giống cấp 2 tại Trung tâm
Khi được đào tạo ở Viện Lúa ĐBSCL và theo quy trình được chuyển giao, chúng tôi sử dụng tấm gạo IR50404 để sản xuất chế phẩm với lượng nước 150-180ml/túi môi trường thứ cấp và dù có đổ nhiều nước hơn thì sau khi hấp và để nguội, môi trường cũng không bị nhão. Nhưng tấm IR50404 khơng phổ biến ở Bình Thuận, nên khi về Trung tâm sản xuất, chúng tôi sử dụng loại tấm gạo thường dùng trong chăn nuôi hoặc nấu rượu. Qua nhiều lần rút kinh nghiệm, chúng tôi đã xác định được lượng nước là 110-120 ml/túi mơi trường thứ cấp. Vì nếu nhiều hơn sẽ bị nhão, vón cục, sau này cấy nấm xanh vào dễ bị nhiễm và rất tốn công đảo nấm. Tuy nhiên, theo quy trình được học, lượng
nước được định lượng bằng ca nhỏ nên mặc dù đã hướng dẫn nông dân rất kĩ nhưng đôi khi nông dân cũng đổ nhiều nước hơn và làm mơi trường tấm gạo bị nhão. Từ đó làm tăng tỷ lệ nhiễm và tăng cơng đảo nấm. Do đó, chúng tơi đã cải tiến quy trình bằng cách cho trộn tấm gạo và lượng nước vừa đủ cho 01 lần sản xuất chế phẩm, để cho tấm gạo ngấm nước đều, sau đó mới cho vào túi ni lông để không bị dư nước, làm nhão môi trường.
Sau khi được đào tạo, chúng tôi đã sản xuất thử nghiệm 50 túi chế phẩm từ giống cấp 2 và đã kiểm tra chất lượng chế phẩm đạt yêu cầu.
Từ tháng 11/2011 đến tháng 05/2013, chúng tôi tiếp tục sản xuất chế phẩm để hỗ trợ nơng dân tham gia mơ hình để phịng khi có sự cố xảy ra và để cung cấp cho nông dân tham dự các cuộc hội thảo. Tổng cộng chúng tôi đã sản xuất 572 túi chế phẩm nấm tươi, nhiễm 55 túi, còn lại 517 túi, tương đương 258,2 kg nấm tươi, đạt tỷ lệ 90,4 %, nhiễm 9,6% (tỉ lệ nhiễm dưới 10% là có thể chấp nhận được).
Vì để phục vụ cho hội thảo nên chúng tôi đã sấy khô chế phẩm nhằm bảo quản lâu dài. Sau khi sấy khô, chúng tôi đã sản xuất được 155,1 kg nấm khô/150 kg cần đạt theo yêu cầu sản phẩm của đề tài.
4.2.2. Kết quả kiểm tra chất lượng chế phẩm tại Chi cục Tiêu chuẩn – Đo Lường – Chất Lượng Bình Thuận Đo Lường – Chất Lượng Bình Thuận
Sau khi sản xuất chế phẩm Ometar tại Trung tâm, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 03 mẫu chế phẩm/lần (3 lần) và gửi đi kiểm tra chất lượng chế phẩm thông qua chỉ tiêu định lượng bào tử M.a (bào tử/g) tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bình Thuận. Kết quả như sau:
Ngày Lần 1 Kết quả Mức chất lượng Cần đạt theo đề cương TC trong nước (QĐ63/2003/TT-BNN ngày 27 tháng 5 năm 2003) 29/11/2011 Mẫu 01 2,4 x 109 BT/g 2 x 109 BT/g 1,2 x 109 BT/g Mẫu 02 3,2 x 109 BT/g Mẫu 03 2,1 x 109 BT/g 14/09/2012 Lần 2 Mẫu 01 3,63 x 109 BT/g Mẫu 02 2,9 x 109 BT/g Mẫu 03 3,1 x 109 BT/g 12/12/2012 Lần 3 Mẫu 01 2,2 x 109 BT/g Mẫu 02 2,9 x 109 BT/g Mẫu 03 2,1 x 109 BT/g
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra chất lượng chế phẩm nấm xanh từ giống cấp 2 do Trung tâm sản xuất
Từ bảng 4.1 cho thấy chế phẩm nấm xanh do Trung tâm sản xuất đều đạt và vượt yêu cầu chất lượng cần đạt của chế phẩm. Do đó, có thể kết luận rằng chế phẩm nấm xanh Ometar do Trung tâm sản xuất thử nghiệm từ giống cấp 2 đã thành công. Những lần sản xuất sau luôn đạt yêu cầu chất lượng, đôi khi đạt được mật số bào tử/g rất cao (gấp 1,8 lần so với yêu cầu).
4.3. Xây dựng mơ hình ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa tại 2 HTX thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình
4.3.1. Kết quả khảo sát chọn xã viên tham gia mơ hình
Theo phương pháp thực hiện đã đề ra trong thuyết minh đề tài, cần chọn 4-10 xã viên/HTX để tham gia mơ hình. Tuy nhiên, do các yêu cầu đặt ra với hộ xã viên tham gia mơ hình và đặc điểm ruộng tại HTX Nơng nghiệp Bình Liêm có diện tích nhỏ và manh mún nên để đạt diện tích 5 ha mơ hình/HTX, chúng tôi đã chọn hơn 10 xã viên.
Qua quá trình khảo sát, chọn xã viên tham gia mơ hình, chúng tơi đã chọn được 10 xã viên tại HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 và 15 xã viên tại HTX Nơng nghiệp Bình Liêm. Như vậy, so với kế hoạch ban đầu thì số lượng xã viên tham gia mơ hình tăng thêm 5 người được thụ hưởng kết quả của đề tài
(Danh sách đính kèm Phụ lục).
4.3.2. Tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ và kỹ thuật sử dụng chế phẩm cho cán bộ địa xanh Ometar ở quy mô nông hộ và kỹ thuật sử dụng chế phẩm cho cán bộ địa phương và xã viên tham gia mơ hình
4.3.2.1. Mua sắm thiết bị, dụng cụ cần thiết cho các HTX tham gia Mơ hình
Tại mỗi HTX, chúng tôi đã trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết để nơng dân có thể tự sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ phục vụ cho phun xịt rầy nâu trong quá trình thực hiện đề tài và sau khi đề tài kết thúc (Danh sách đính kèm Phụ lục).
4.3.2.2. Kết quả tập huấn chuyển giao quy trình
Chúng tôi đã tổ chức 01 lớp tập huấn/HTX (2 đợt) với 25 người tham gia tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hàm Chính 1 và 30 người tham gia tại HTX Nơng nghiệp Bình Liêm (Danh sách đính kèm Phụ lục).
Ở vụ đầu tiên, chúng tơi đã tiến hành hướng dẫn lý thuyết quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” và kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa. Sau đó, tiến hành cùng nông dân thực hành kỹ thuật sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ trên các trang thiết bị đã có tại HTX.
Sau khóa tập huấn, các thành viên tham gia đều đã nắm rõ quy trình kỹ thuật. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi mới tiếp xúc với việc cấy nấm trong tủ cấy nhưng sau một thời gian, các nông dân đã thực hành tương đối chính xác các thao tác trong tủ cấy.
Để các xã viên trực tiếp tham gia mơ hình có thể thực hành nhuần nhuyễn các thao tác sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nơng hộ, ngồi 2 lớp tập huấn trên, vào mỗi vụ lúa (2lần/vụ), các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã cùng nông dân thực hành sản xuất chế phẩm nấm xanh tại HTX để chuẩn bị chế phẩm cho việc phun trừ rầy nâu trên ruộng lúa của mơ hình (các
cơng việc này phát sinh ngồi thuyết minh đề cương). Do đó, các xã viên đều
được hướng dẫn cụ thể, chi tiết và sửa từng lỗi nhỏ trong thao tác để kỹ thuật của nông dân được nhuần nhuyễn và thành thạo. Các xã viên tham gia mơ hình đều nắm rõ quy trình, nhuần nhuyễn thao tác và tự sản xuất được chế phẩm Ometar.
4.3.2.3. Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ do nông dân tự sản xuất
Đề tài được thực hiện trong 03 vụ lúa liên tiếp, bắt đầu từ vụ Hè thu vào tháng 4-5/2012 đến vụ Đơng xn năm 2013. Tuy nhiên, tại mơ hình thuộc HTX Nơng nghiệp Bình Liêm, huyện Bắc Bình, vụ Hè thu năm 2012 mật số rầy nâu rất thấp, do đó khơng cần xử lý chế phẩm nấm xanh Ometar nên phải kéo dài
thời gian thực hiện mơ hình sang vụ thứ 4 là vụ Hè thu năm 2013. Dù vậy, tại mỗi vụ lúa, sau khi sạ khoảng 10 - 15 ngày và sau sạ khoảng 30 - 40 ngày, chúng tôi đều tiến hành sản xuất sẵn chế phẩm nấm tươi để sau 15 ngày có thể sử dụng khi rầy nâu xuất hiện.
a. Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ do nông dân tự sản xuất tại HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1:
- Trong 3 vụ lúa, từ vụ Hè thu năm 2012 đến vụ Đông Xuân năm 2012- 2013, nơng dân tham gia mơ hình tại HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 đã tự sản xuất tổng cộng 343 túi chế phẩm nấm tươi, nhiễm 65 túi, còn lại 278 túi, đạt 81%, nhiễm trung bình 19%. Cụ thể như sau:
Vụ Số lượng sản xuất (túi) Số lượng thành phẩm (túi) Tỷ lệ nhiễm (%) Vụ 1 100 71 29% Vụ 2 125 101 19,2% Vụ 3 118 106 10,2% Tổng cộng 343 278 Trung bình 19%
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh tại HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1
Qua bảng 4.2, cho thấy nơng dân HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 tự sản xuất chế phẩm ở vụ 1 có tỷ lệ nhiễm rất cao (29%), do nông dân mới lần đầu tiên tiếp xúc với kỹ thuật trong tủ cấy vơ trùng. Sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần và đến vụ 3 chỉ còn lại 10,2%. Điều này chứng tỏ, nông dân đã dần thành thạo hơn trong quá trình tự sản xuất chế phẩm.
- Khi nuôi nấm được khoảng 15-18 ngày kể từ ngày cấy thì cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã lấy mẫu ngẫu nhiên (3 túi nấm/vụ) và gửi Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Bình Thuận để kiểm tra đánh giá chất lượng chế
phẩm do nông dân HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 tự sản xuất. Kết quả như sau:
Ngày Vụ 1 Kết quả Mức chất lượng Cần đạt theo đề cương TC trong nước (QĐ63/2003/TT-BNN ngày 27 tháng 5 năm 2003) 17/05/2012 Mẫu 01 3.0 x 109 BT/g 2 x 109 BT/g 1,2 x 109 BT/g Mẫu 02 2.6 x 109 BT/g Mẫu 03 2.6 x 109 BT/g 10/09/2012 Vụ 2 Mẫu 01 2.0 x 109 BT/g Mẫu 02 3.43 x 109 BT/g Mẫu 03 3.6 x 109 BT/g 19/12/2012 Vụ 3 Mẫu 01 2.2 x 109 BT/g Mẫu 02 2.1 x 109 BT/g Mẫu 03 2.1 x 109 BT/g
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra chế phẩm nấm xanh Ometar do HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 sản xuất
Qua bảng 4.3, cho thấy chế phẩm nấm xanh do nông dân HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 sản xuất đều đạt chất lượng yêu cầu, mật số bào tử/gram chế phẩm đều tương đương hoặc vượt hơn mức chất lượng cần đạt.
b. Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ do nông dân tự sản xuất tại HTX Nơng nghiệp Bình Liêm:
- Trong 4 vụ lúa, từ vụ Hè thu năm 2012 đến vụ Hè thu năm 2013, nông dân tham gia mơ hình tại HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Bình Liêm đã tự sản xuất tổng cộng 346 túi chế phẩm nấm tươi, nhiễm 74 túi, còn lại 272 túi, đạt 78,6%, nhiễm trung bình 21,4%. Cụ thể như sau:
Vụ Số lượng sản xuất (túi) Số lượng thành phẩm (túi) Tỷ lệ nhiễm (%) Vụ 1 99 59 40,4% Vụ 2 26 21 19% Vụ 3 111 96 13,5% Vụ 4 110 96 12,7% Tổng cộng 346 272 Trung bình 21,4%
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất chế phẩm nấm xanh tại HTX Nơng nghiệp Bình Liêm
Qua bảng 4.4, cho thấy nông dân HTX Nơng nghiệp Bình Liêm tự sản xuất chế phẩm ở vụ 1 có tỷ lệ nhiễm rất cao (40,4%). Sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần qua các vụ và đến vụ 4 chỉ cịn lại 12,7%. Điều này chứng tỏ, nơng dân đã dần thành thạo hơn trong quá trình tự sản xuất chế phẩm.
- Trong 3 vụ đầu, chúng tôi đã lấy ngẫu nhiên 03 mẫu/vụ và gửi Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Bình Thuận để kiểm tra đánh giá chất lượng chế phẩm do nông dân HTX Nơng nghiệp Bình Liêm sản xuất. Kết quả như sau:
Vụ 1 Kết quả Mức chất lượng Cần đạt theo đề cương TC trong nước (QĐ63/2003/TT-BNN ngày 27 tháng 5 năm