PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Phương pháp điều tra, theo dõi lấy số liệu (Theo Quy trình do Viện Lúa
Lúa ĐBSCL chuyển giao, đính kèm Phụ lục)
Cán bộ trạm BVTV huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình điều tra, theo dõi định kỳ 7 ngày/lần bắt đầu từ khi lúa 15 ngày tuổi đến trước khi thu hoạch 1 tuần về biến động rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch của sâu hại lúa (gồm nhện, bọ xít mù xanh, bọ rùa và kiến ba khoang) tại ruộng mơ hình và ruộng đối chứng để đánh giá hiệu quả của chế phẩm trên rầy nâu và tác động của nó đến thiên địch.
Trong quá trình điều tra, nếu mật số rầy nâu đạt khoảng 200-300 con/m2
(khoảng 2-4 con/tép hoặc 10 con/bụi trở lên) thì cán bộ trạm BVTV huyện sẽ báo cho cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cùng theo dõi và xử lý bằng chế phẩm nấm xanh Ometar. Trong q trình đó, cán bộ trạm BVTV và cán bộ Trung tâm cùng nông dân theo dõi tỷ lệ rầy nâu bị nấm xanh kí sinh để đánh giá hiệu quả chế phẩm.
* Phương pháp điều tra:
- Do đặc điểm ruộng lúa tại 02 điểm xây dựng mơ hình có diện tích nhỏ, manh mún (từ 1000 m2
– 2000 m2) nên chúng tơi đã chọn mỗi mơ hình 5 ruộng, mỗi ruộng lấy 5 khung (5 điểm) theo hình chéo góc, tổng cộng là 25 điểm trên ruộng mơ hình và tương tự 25 điểm trên ruộng đối chứng.
- Sử dụng khung di động 40 x 50 cm, khung điều tra cách bờ ruộng 2m để đảm bảo tương đối chính xác số liệu điều tra.
- Điều tra mật số các đối tượng trên tại ruộng, xác định mật số trên khung 40 x 50 cm, sau đó nhân 5 lần để được mật số con/m2
3.2.6. Phương pháp đánh giá chất lượng và hiệu quả của chế phẩm
3.2.6.1. Phương pháp đánh giá chất lượng chế phẩm
Sinh khối nấm có số lượng bào tử cao nhất vào 18 ngày sau khi cấy. Vì vậy, trong thời gian từ 15-18 ngày sau khi cấy nấm, chúng tôi đã tiến hành lấy ngẫu nhiên 3 mẫu/lần cấy x 3 lần (của Trung tâm sản xuất) và 3 mẫu/vụ/HTX x 3 vụ (của nông dân sản xuất) và gửi đến Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bình Thuận để kiểm tra chất lượng chế phẩm.
* Phương pháp kiểm tra: đếm trực tiếp bằng buồng đếm hồng cầu.
* Chỉ tiêu: Định lượng bào tử M.a (mật số bào tử/gram chế phẩm).
* Đơn vị: bào tử/g
* Quy trình thực hiện:
+ Cân 1,02g chế chẩm nấm xanh Ometar cho vào 100 ml nước cất, nhỏ 1 giọt nước rửa chén, lắc đều dung dịch cho bào tử nấm tách ra khỏi hạt tấm gạo. Dùng vải sạch lọc dung dịch ta thu được dịch bào tử nấm xanh.
+ Dùng pippet hút dịch bào tử nấm xanh nhỏ vào đường rãnh trên buồng đếm hồng cầu sao cho 02 rãnh đầy là được, dịch bào tử nấm xanh sẽ đi vào buồng đếm nhờ cơ chế mao dẫn, độ dày khoảng 0.1mm.
+ Đặt buồng đếm lên kính hiển vi, sử dụng vật kính 10x để tìm buồng đếm. Chỉnh thật rõ, sau đó chuyển qua vật kính 40x để đếm bào tử.
+ Phương pháp đếm: đếm số bào tử trong 5 ô lớn theo đường chéo góc hoặc 10 ơ ngẫu nhiên. Trong 01 ơ lớn có 16 ơ nhỏ. Bào tử nằm trong 3 gạch chia các ô lớn không được đếm.
+ Cơng thức tính mật số bào tử/gram: Tổng số lượng bào tử của 5 ô 1
5
x
4
Hình 3.1: Phương pháp đếm tế bào trong buồng đếm hồng cầu 3.2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả chế phẩm 3.2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả chế phẩm
- Số liệu điều tra định kỳ về rầy nâu, sâu cuốn lá và thiên địch được tính trung bình trên đơn vị diện tích là 1 m2 và biểu diễn thơng qua các đồ thị. Ứng dụng phần mềm Excel để xử lý và vẽ đồ thị. Phân tích thống kê đối với mật số thiên địch bằng chương trình SPSS 16.0.
- Chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả kỹ thuật của chế phẩm, tức là biểu thị bằng phần trăm rầy nâu bị chế phẩm tiêu diệt (mức độ giảm mật số của rầy nâu khi bị xử lý bằng chế phẩm) và theo dõi thời gian có hiệu lực của chế phẩm.
Cơng thức tính phần trăm rầy nâu bị chế phẩm tiêu diệt:
Số rầy nâu trước phun – Số rầy nâu sau phun
- Phân tích đánh giá, so sánh giữa mơ hình và đối chứng. Số rầy nâu trước phun x 100