KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 100 - 103)

6.1 Kết luận

- Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar để phòng trừ rầy nâu hại lúa đạt hiệu quả cao tại mơ hình. Tuy nhiên mức độ diệt trừ rầy nâu khơng nhanh như thuốc hóa học nhưng lại có tác dụng bền lâu hơn thuốc hóa học và duy trì hiệu quả cho đến cuối vụ. Việc sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar để trừ rầy nâu thay cho thuốc hóa học đã phần nào hạn chế được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến thiên địch. Điều này cho thấy, chế phẩm này hoàn tồn phù hợp với điều kiện tại Bình Thuận.

- Chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu tuổi nào cũng cho kết quả tốt nên có thể phun Ometar trừ rầy nâu các tuổi hoặc rầy trưởng thành, nhưng phun khi rầy nâu tuổi 2, tuổi 3 thì hiệu quả cao hơn, vì rầy non nhiễm bệnh nhanh hơn rầy trưởng thành.

- Qua kết quả thực nghiệm của đề tài cho thấy, ở vụ Hè thu, chế phẩm nấm xanh Ometar cho hiệu quả phòng trừ rầy nâu tốt nhất.

- Trung tâm đã sản xuất thành công chế phẩm nấm xanh Ometar từ giống sản xuất (giống cấp 2) và chuyển giao thành công đến nông dân. Do đó, tại tỉnh ta đã có thể tự sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm xanh để phục vụ cho việc phun trừ rầy nâu và một số loại dịch hại khác tại tỉnh.

- Đề tài đã giúp nông dân trực tiếp tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, có thể tự sản xuất ra các chế phẩm sinh học trừ rầy nên chủ động trong việc phòng trừ rầy nâu, tiết kiệm chi phí sản xuất (từ 526.000 – 950.000 đồng/ha/vụ so với phun thuốc hóa học) và góp phần bảo vệ mơi trường. Sau khi kết thúc đề tài, nông dân đã được đào tạo, tập huấn có đủ năng lực để chủ động sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar theo quy trình “Sản xuất nhanh nấm xanh Ometar ở quy mô nơng hộ” để phịng trừ rầy nâu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất lúa.

- Đã nâng cao nhận thức của nông dân trong công tác bảo vệ mùa màng bằng biện pháp sinh học. Nông dân đã ý thức hơn trong việc sử dụng chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả kinh tế, đặc biệt giảm thiểu tác hại đến môi trường, con người, hệ sinh thái,…Góp phần từng bước xây dựng một nền sản xuất nơng nghiệp an tồn, bền vững.

6.2 Kiến nghị

- Nấm xanh Ometar là chế phẩm sinh học an tồn mà hiệu quả trong việc phịng trừ rầy nâu hại lúa nên cần được nhân rộng trong toàn tỉnh nhằm từng bước hướng đến một nền sản xuất lúa gạo an toàn, bền vững.

- Để kết quả đề tài được nhân rộng hơn nữa, cần phải có sự giúp đỡ, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong cơng tác phịng chống rầy nâu hại lúa bằng chế phẩm sinh học.

+ Đối với Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận: tăng cường tập huấn nhân rộng mơ hình, đào tạo kỹ thuật sản xuất và sử dụng chế phẩm nấm xanh cho nông dân, cung cấp nguồn ống giống nấm xanh để nông dân tự sản xuất hoặc cung cấp chế phẩm nấm xanh cho nông dân sử dụng,...

+ Chi cục BVTV, các trạm BVTV các huyện, các trạm khuyến nông,… thông qua các lớp tập huấn, hội thảo tăng cường tuyên truyền, khuyến khích nơng dân sử dụng rộng rãi chế phẩm nấm xanh để tăng hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nên nền sản xuất nơng nghiệp an tịan, bền vững, giảm thiểu tác hại đến môi trường, con người,… Phối hợp với Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận nhằm chủ động trong việc cung cấp ống giống nấm xanh hoặc chế phẩm nấm xanh cho nông dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

+ Đối với nông dân: liên lạc thường xuyên với cán bộ của Trung tâm Thơng tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận, Chi cục Bảo vệ thực vật, các trạm BVTV các huyện, các trạm khuyến nông,… để được hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời.

- Chế phẩm nấm xanh có tác dụng chậm hơn thuốc hóa học, do đó nơng dân nên sử dụng để phòng ngừa khi mật số rầy nâu thấp tốt hơn là giai đoạn lúa đã bị nhiễm rầy nặng. Nơng dân có thể phun phịng sau khi lúa sạ được 25-30 ngày và phun lại lần 2 sau 4 tuần nếu thấy cần thiết. Khi rầy vào đèn rộ (theo dõi bẫy đèn hoặc bản tin dự báo sâu bệnh của trạm BVTV huyện) thì nơng dân nên chuẩn bị cấy nấm, khi nấm xanh phát triển sau 15 ngày cấy là lúc rầy nở rộ (tuổi 2, tuổi 3), phun thuốc lúc này là rất phù hợp. Đối với những vùng lúa thường xuyên bị nấm bệnh tấn công như bệnh đạo ôn, khô vằn,... với tỷ lệ nặng và phải phun thuốc trừ nấm lặp lại nhiều lần thì khơng nên sử dụng chế phẩm nấm xanh vì hiệu quả kí sinh của nấm xanh sẽ bị ảnh hưởng nếu như nông dân cách ly với thuốc trừ nấm bệnh không đúng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 100 - 103)