Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 42)

PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

Chúng tơi thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến các nghiên cứu về sản xuất lúa, rầy nâu, nấm xanh M.a,… trong các báo cáo khoa học, các bài báo trên tạp chí chun ngành trong và ngồi nước. Từ đó tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung của các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện, nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng đề tài cần thực hiện. Bên cạnh đó cịn đối thoại trực tiếp với TS. Nguyễn Thị Lộc, là tác giả của các nghiên cứu về chế phẩm nấm xanh M. a của Viện Lúa ĐBSCL và với các nông dân đã tham gia sử dụng nấm xanh M.a tại Tp. Cần Thơ để nắm rõ hơn các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng chế phẩm nấm xanh M.a trong công tác quản lý rầy nâu hại lúa.

3.2.2. Phương pháp khảo sát chọn HTX, xã viên tham gia mơ hình

Để cơng tác phối hợp thực hiện đề tài được tốt, chúng tôi đã nhờ Trạm BVTV huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình chọn 2 HTX có khả năng phối hợp tốt với Trạm để thực hiện đề tài sau này. Hai HTX được chọn là HTX Dịch vụ Nơng nghiệp Hàm Chính 1 tại huyện Hàm Thuận Bắc và HTX Nơng nghiệp Bình Liêm tại huyện Bắc Bình. Sau đó, chúng tơi phối hợp với các cán bộ HTX để khảo sát chọn xã viên tham gia mơ hình.

- Điều kiện chọn xã viên: Xã viên tham gia mơ hình phải nhiệt tình, chịu khó, có tinh thần ham học hỏi, mong muốn áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp, có khả năng phối hợp tốt với cơ quan chủ trì.

- Chọn 4 - 10 xã viên tham gia mơ hình. Diện tích mơ hình là 5 ha/HTX. - Ưu tiên chọn các xã viên có ruộng lúa nằm sát nhau để dễ triển khai đề tài và đánh giá hiệu quả chế phẩm chính xác hơn.

3.2.3. Phương pháp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

Chúng tôi hướng dẫn, chuyển giao quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” và kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa cho các cán bộ địa phương và xã viên HTX. Tất cả đều được phát tài liệu, dạy lý thuyết 1 ngày và thực hành cho tới khi làm được tất cả các kỹ thuật của quy trình này.

* Lý thuyết: giới thiệu tình hình rầy nâu hại lúa, các mơ hình sử dụng chế phẩm Ometar mang hiệu quả cao tại các tỉnh ĐBSCL, giới thiệu nấm xanh M.a, kỹ thuật sản xuất chế phẩm Ometar quy mô nông hộ và kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa,...

* Quy trình thực hành kỹ thuật sản xuất nhanh chế phẩm Ometar quy mô nơng hộ bao gồm:

Quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ tương tự quy trình sản xuất chế phẩm tại Trung tâm. Tuy nhiên, với điều kiện tại nơng hộ thì việc hấp khử trùng môi trường nuôi cấy và việc sử dụng tủ cấy nấm có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

STT Sản xuất chế phẩm tại Trung tâm

Sản xuất chế phẩm tại nông hộ

1

Sử dụng nồi hấp tiệt trùng tự động (autoclave) để hấp môi trường thứ cấp.

Sử dụng nồi hấp là nồi inox có vỉ hấp cách thủy và lị than tổ ong để hấp.

Chuẩn bị môi trường thứ cấp để cấy nấm

Hấp môi trường, 2 giờ,

100 độ C Cấy nấm

Nuôi nấm Bảo quản chế phẩm

2

Hấp tiệt trùng với nhiệt độ 1210

C, 1atm trong thời gian 30 phút.

Hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 1000C (từ khi nước sôi) trong thời gian 2 giờ.

3

Sử dụng tủ cấy vi sinh an toàn sinh học để cấy nấm vào túi môi trường thứ cấp.

Sử dụng tủ cấy do Viện Lúa ĐBSCL thiết kế có đèn chiếu sáng và đèn cực tím để tiệt trùng.

4

Thời gian bật đèn cực tím trong tủ cấy là 30 phút và xả quạt 30 phút để tiệt trùng.

Thời gian bật đèn cực tím trong tủ cấy khoảng 1,5 - 2 giờ.

Sau khi cấy nấm xong, các xã viên trực tiếp cấy ghi lại tên và ngày cấy trên túi chế phẩm. Điều này giúp cán bộ kỹ thuật của Trung tâm có thể theo dõi, đánh giá khả năng thực hành sản xuất chế phẩm của từng xã viên tham gia mơ hình. Nếu túi chế phẩm của xã viên nào bị nhiễm hoặc kiểm tra mật độ bào tử nấm xanh khơng đạt u cầu thì sẽ được hướng dẫn lại thao tác cấy nhằm đảm bảo kết thúc khóa đào tạo, tất cả các xã viên đều nhuần nhuyễn thao tác và cấy được các sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu.

* Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa (đính kèm phụ lục).

3.2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Mơ hình được bố trí theo kiểu thí nghiệm trên diện rộng: chia ruộng của nơng dân thành hai phần, một phần (5 ha/HTX) áp dụng quy trình “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa” do cán bộ Trung tâm cùng cán bộ trạm BVTV của huyện chỉ đạo thực hiện và nông dân cùng tham gia, phần cịn lại (1 ha/HTX) do nơng dân tự làm theo tập quán (nông dân tại

các điểm xây dựng mơ hình và đối chứng khơng thực hiện sản xuất lúa theo IPM, giống được sử dụng phổ biến là giống ML48, mật độ gieo sạ từ 18 - 20 kg/sào).

Bố trí ruộng đối chứng trên gió so với ruộng mơ hình để khi phun chế phẩm trên ruộng mơ hình sẽ khơng gây ảnh hưởng đến ruộng đối chứng.

Kỹ thuật canh tác là như nhau ở ruộng mô hình và đối chứng, sử dụng

thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh theo tập quán của nông dân, chỉ riêng phịng trừ rầy nâu thì ruộng mơ hình sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar còn ruộng đối chứng thì sử dụng thuốc hóa học.

3.2.5. Phương pháp điều tra, theo dõi lấy số liệu (Theo Quy trình do Viện

Lúa ĐBSCL chuyển giao, đính kèm Phụ lục)

Cán bộ trạm BVTV huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình điều tra, theo dõi định kỳ 7 ngày/lần bắt đầu từ khi lúa 15 ngày tuổi đến trước khi thu hoạch 1 tuần về biến động rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch của sâu hại lúa (gồm nhện, bọ xít mù xanh, bọ rùa và kiến ba khoang) tại ruộng mơ hình và ruộng đối chứng để đánh giá hiệu quả của chế phẩm trên rầy nâu và tác động của nó đến thiên địch.

Trong quá trình điều tra, nếu mật số rầy nâu đạt khoảng 200-300 con/m2

(khoảng 2-4 con/tép hoặc 10 con/bụi trở lên) thì cán bộ trạm BVTV huyện sẽ báo cho cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cùng theo dõi và xử lý bằng chế phẩm nấm xanh Ometar. Trong q trình đó, cán bộ trạm BVTV và cán bộ Trung tâm cùng nông dân theo dõi tỷ lệ rầy nâu bị nấm xanh kí sinh để đánh giá hiệu quả chế phẩm.

* Phương pháp điều tra:

- Do đặc điểm ruộng lúa tại 02 điểm xây dựng mơ hình có diện tích nhỏ, manh mún (từ 1000 m2

– 2000 m2) nên chúng tơi đã chọn mỗi mơ hình 5 ruộng, mỗi ruộng lấy 5 khung (5 điểm) theo hình chéo góc, tổng cộng là 25 điểm trên ruộng mơ hình và tương tự 25 điểm trên ruộng đối chứng.

- Sử dụng khung di động 40 x 50 cm, khung điều tra cách bờ ruộng 2m để đảm bảo tương đối chính xác số liệu điều tra.

- Điều tra mật số các đối tượng trên tại ruộng, xác định mật số trên khung 40 x 50 cm, sau đó nhân 5 lần để được mật số con/m2

3.2.6. Phương pháp đánh giá chất lượng và hiệu quả của chế phẩm

3.2.6.1. Phương pháp đánh giá chất lượng chế phẩm

Sinh khối nấm có số lượng bào tử cao nhất vào 18 ngày sau khi cấy. Vì vậy, trong thời gian từ 15-18 ngày sau khi cấy nấm, chúng tôi đã tiến hành lấy ngẫu nhiên 3 mẫu/lần cấy x 3 lần (của Trung tâm sản xuất) và 3 mẫu/vụ/HTX x 3 vụ (của nông dân sản xuất) và gửi đến Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bình Thuận để kiểm tra chất lượng chế phẩm.

* Phương pháp kiểm tra: đếm trực tiếp bằng buồng đếm hồng cầu.

* Chỉ tiêu: Định lượng bào tử M.a (mật số bào tử/gram chế phẩm).

* Đơn vị: bào tử/g

* Quy trình thực hiện:

+ Cân 1,02g chế chẩm nấm xanh Ometar cho vào 100 ml nước cất, nhỏ 1 giọt nước rửa chén, lắc đều dung dịch cho bào tử nấm tách ra khỏi hạt tấm gạo. Dùng vải sạch lọc dung dịch ta thu được dịch bào tử nấm xanh.

+ Dùng pippet hút dịch bào tử nấm xanh nhỏ vào đường rãnh trên buồng đếm hồng cầu sao cho 02 rãnh đầy là được, dịch bào tử nấm xanh sẽ đi vào buồng đếm nhờ cơ chế mao dẫn, độ dày khoảng 0.1mm.

+ Đặt buồng đếm lên kính hiển vi, sử dụng vật kính 10x để tìm buồng đếm. Chỉnh thật rõ, sau đó chuyển qua vật kính 40x để đếm bào tử.

+ Phương pháp đếm: đếm số bào tử trong 5 ô lớn theo đường chéo góc hoặc 10 ơ ngẫu nhiên. Trong 01 ơ lớn có 16 ơ nhỏ. Bào tử nằm trong 3 gạch chia các ô lớn không được đếm.

+ Cơng thức tính mật số bào tử/gram: Tổng số lượng bào tử của 5 ô 1

5

x

4

Hình 3.1: Phương pháp đếm tế bào trong buồng đếm hồng cầu 3.2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả chế phẩm 3.2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả chế phẩm

- Số liệu điều tra định kỳ về rầy nâu, sâu cuốn lá và thiên địch được tính trung bình trên đơn vị diện tích là 1 m2 và biểu diễn thông qua các đồ thị. Ứng dụng phần mềm Excel để xử lý và vẽ đồ thị. Phân tích thống kê đối với mật số thiên địch bằng chương trình SPSS 16.0.

- Chúng tơi chỉ đánh giá hiệu quả kỹ thuật của chế phẩm, tức là biểu thị bằng phần trăm rầy nâu bị chế phẩm tiêu diệt (mức độ giảm mật số của rầy nâu khi bị xử lý bằng chế phẩm) và theo dõi thời gian có hiệu lực của chế phẩm.

Cơng thức tính phần trăm rầy nâu bị chế phẩm tiêu diệt:

Số rầy nâu trước phun – Số rầy nâu sau phun

- Phân tích đánh giá, so sánh giữa mơ hình và đối chứng. Số rầy nâu trước phun x 100

PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN

4.1. Đào tạo cho cán bộ của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chế phẩm sinh học Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất) Ometar từ giống cấp 2 (giống sản xuất)

4.1.1. Đào tạo tại Viện Lúa

Từ ngày 10/10/2011 – 21/10/2011, 02 cán bộ của Trung Tâm là bà Lê Thị Bích Uyển và ơng Lê Việt Kỳ đã được đào tạo tại Viện Lúa ĐBSCL – Quận Ô Môn – TP. Cần Thơ.

Tại Viện Lúa ĐBSCL, 02 cán bộ Trung tâm đã được học lý thuyết và thực hành thành thạo 05 quy trình (đính kèm phụ lục):

a. Quy trình kỹ thuật chọn tạo mơi trường thứ cấp thích hợp cho sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ.

b. Quy trình nhân nhanh nấm xanh Ometar ở quy mơ nơng hộ đạt độ thuần cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

c. Quy trình bảo quản chế phẩm nấm xanh Ometar ở dạng tươi và dạng sấy khô đạt chất lượng.

d. Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar dạng nấm tươi và sấy khơ trên đồng ruộng.

e. Quy trình đánh giá hiệu quả của chế phẩm nấm xanh Ometar trên đồng ruộng.

Quy trình a, b, c được thực hành nhuần nhuyễn tại Phòng sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar của Viện Lúa ĐBSCL. Quy trình d, e được thực hành tại đồng ruộng thuộc Viện Lúa ĐBSCL. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của Viện cũng đã đưa 02 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm xuống trực tiếp hộ dân tham gia mơ hình ứng dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ để tìm hiểu thực tế hiệu quả của mơ hình tại đây.

4.1.2. Viện Lúa ĐBSCL kiểm tra thực tế và hướng dẫn kỹ thuật tại Bình Thuận Thuận

Sau khi kết thúc đào tạo, trong quá trình triển khai sản xuất chế phẩm và xây dựng mơ hình tại Bình Thuận, Viện Lúa ĐBSCL đã cử TS Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ mơn Phịng trừ Sinh học và là tác giả của các nghiên cứu về nấm xanh Ometar tại Viện về Bình Thuận để hướng dẫn kỹ thuật tại địa bàn thực tế.

TS Lộc đã kiểm tra chất lượng chế phẩm do Trung tâm sản xuất và nông dân tự sản xuất, kết luận đều đạt yêu cầu chất lượng. Khi kiểm tra đồng ruộng tại mơ hình, rầy nâu bị nấm xanh kí sinh đạt tỉ lệ cao, TS. Lộc khẳng định chế phẩm nấm xanh hồn tồn thích nghi được với điều kiện khí hậu tại Bình Thuận.

4.1.3. Hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm

Sau khi được đào tạo tại Viện Lúa ĐBSCL, 02 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã hướng dẫn lại cho 08 cán bộ kỹ thuật khác của Trung tâm các kỹ thuật đã được đào tạo, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar từ giống cấp 2. Các cán bộ kỹ thuật này đều nắm vững kỹ thuật được hướng dẫn và có thể cùng với 02 cán bộ được đào tạo triển khai tốt đề tài sau này.

4.2. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm từ giống cấp 2 tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ khoa học cơng nghệ Bình Thuận và Ứng dụng Tiến bộ khoa học cơng nghệ Bình Thuận

4.2.1. Kết quả sản xuất chế phẩm từ giống cấp 2 tại Trung tâm

Khi được đào tạo ở Viện Lúa ĐBSCL và theo quy trình được chuyển giao, chúng tôi sử dụng tấm gạo IR50404 để sản xuất chế phẩm với lượng nước 150-180ml/túi mơi trường thứ cấp và dù có đổ nhiều nước hơn thì sau khi hấp và để nguội, mơi trường cũng không bị nhão. Nhưng tấm IR50404 không phổ biến ở Bình Thuận, nên khi về Trung tâm sản xuất, chúng tôi sử dụng loại tấm gạo thường dùng trong chăn nuôi hoặc nấu rượu. Qua nhiều lần rút kinh nghiệm, chúng tôi đã xác định được lượng nước là 110-120 ml/túi mơi trường thứ cấp. Vì nếu nhiều hơn sẽ bị nhão, vón cục, sau này cấy nấm xanh vào dễ bị nhiễm và rất tốn công đảo nấm. Tuy nhiên, theo quy trình được học, lượng

nước được định lượng bằng ca nhỏ nên mặc dù đã hướng dẫn nông dân rất kĩ nhưng đôi khi nông dân cũng đổ nhiều nước hơn và làm môi trường tấm gạo bị nhão. Từ đó làm tăng tỷ lệ nhiễm và tăng cơng đảo nấm. Do đó, chúng tơi đã cải tiến quy trình bằng cách cho trộn tấm gạo và lượng nước vừa đủ cho 01 lần sản xuất chế phẩm, để cho tấm gạo ngấm nước đều, sau đó mới cho vào túi ni lông để không bị dư nước, làm nhão môi trường.

Sau khi được đào tạo, chúng tôi đã sản xuất thử nghiệm 50 túi chế phẩm từ giống cấp 2 và đã kiểm tra chất lượng chế phẩm đạt yêu cầu.

Từ tháng 11/2011 đến tháng 05/2013, chúng tôi tiếp tục sản xuất chế phẩm để hỗ trợ nơng dân tham gia mơ hình để phịng khi có sự cố xảy ra và để cung cấp cho nông dân tham dự các cuộc hội thảo. Tổng cộng chúng tôi đã sản xuất 572 túi chế phẩm nấm tươi, nhiễm 55 túi, còn lại 517 túi, tương đương 258,2 kg nấm tươi, đạt tỷ lệ 90,4 %, nhiễm 9,6% (tỉ lệ nhiễm dưới 10% là có thể chấp nhận được).

Vì để phục vụ cho hội thảo nên chúng tôi đã sấy khô chế phẩm nhằm bảo quản lâu dài. Sau khi sấy khô, chúng tôi đã sản xuất được 155,1 kg nấm khô/150 kg cần đạt theo yêu cầu sản phẩm của đề tài.

4.2.2. Kết quả kiểm tra chất lượng chế phẩm tại Chi cục Tiêu chuẩn – Đo Lường – Chất Lượng Bình Thuận Đo Lường – Chất Lượng Bình Thuận

Sau khi sản xuất chế phẩm Ometar tại Trung tâm, chúng tôi đã chọn ngẫu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)