Cơ chế tác động của nấm xanh đối với côn trùng gây hại

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 36 - 37)

PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3 Nấm xanh, Metarhizium anisopliae

2.3.3. Cơ chế tác động của nấm xanh đối với côn trùng gây hại

a. Phương thức xâm nhập của nấm vào cơ thể côn trùng

Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh côn trùng bằng cách nhiễm vào ký chủ, chủ yếu xun qua biểu bì bên ngồi [33]. Bào tử của nấm dính chặt vào da côn trùng và tấn công vào da theo cơ chế bám dính khơng chun biệt thơng qua tính kỵ nước của vách tế bào của bào tử [31], [32]. Khi tiếp xúc với da côn trùng và dưới điều kiện thích hợp bào tử sẽ mọc mầm có thể tạo ra các cấu trúc xâm nhiễm (như tạo ra ống mầm, túi ngoại bào hoặc túi áp suất) từ đó xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp chitin [33].

Sự xâm nhập của nấm xanh vào cơ thể côn trùng được thực hiện nhờ sự kết hợp của nhiều loại enzyme, bao gồm exoproteases, endoproteases, esterases, lipases, chitinases, chitobiases, proteases, phospholipases. Các enzyme này sẽ làm mềm lớp vỏ chitin và tạo thành một lỗ thủng tại nơi bào tử mọc mầm, qua lỗ thủng đó mầm của bào tử nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng [33], [35], [45], [84].

b. Sự phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng

Giai đoạn phát triển của nấm từ khi xâm nhiễm vào trong cơ thể côn trùng cho đến khi côn trùng chết là giai đoạn sống ký sinh của nấm. Trong giai đoạn này nấm thường tạo ra rất nhiều sợi nấm ngắn, chúng được phân tán khắp cơ thể theo dịch máu. Tuy nhiên, nấm xanh phải vượt qua phản ứng phịng vệ của cơn trùng trước khi nấm có thể sinh sơi nảy nở trong máu nó. Thơng thường nấm xanh tạo độc tố có thể làm suy yếu phản ứng tự vệ của côn trùng. Cơn trùng có thể phản ứng với sự xâm nhiễm của nấm bằng cách sử dụng thể dịch (phenoloxidase, lectins, peptid và protein hoặc sử dụng cơ chế của vách tế bào như sự thực bào hoặc kết nang [30], [33]. Cơn trùng chết có thể là kết quả của sự phối hợp các hoạt

động như sự làm giảm dinh dưỡng, làm tắc nghẽn cơ thể hoặc sự xâm lấn của các cơ quan và tác động của độc tố đối với côn trùng như Destruxin làm tê liệt côn trùng [39], hoặc gây ức chế miễn dịch [38]. Ví dụ, nấm xanh tạo ra độc tố Destruxin A và B gây độc cho ấu trùng của bướm và muỗi [76].

Sau khi côn trùng chết, nấm thường phát triển hoại sinh trong ký chủ. Dưới điều kiện thích hợp nấm tạo ra các bào tử hoặc nấm mọc thành sợi ra bên ngồi bề mặt cơ thể vật chủ. Sau đó các bào tử được tạo thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật chủ và bị phóng thích đi. Bào tử phát tán thụ động nhờ gió và những yếu tố khác như mưa đóng vai trị quan trọng trong phát tán bào tử.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu trên lúa tỉnh Bình Thuận (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)