Trình bày được khái niệm về phản ứng nổ.

Một phần của tài liệu Kế hoạch dạy học CD 10 môn hóa 2022 2023 (Trang 41 - 43)

b) Nội dung hoạt động: Nhiệm vụ 3

Câu 5: Dựa hình 5.4 và hình 5.5, hãy mô tả hiện tượng và so sánh mức độ của mỗi vụ nổ. Câu 6: Dựa vào hình 5.5 hãy cho biết hậu quả để lại sau vụ nổ bom nguyên tử.

Câu hỏi bổ sung: Nêu một số ví dụ về phản ứng nổ một số vụ nổ lớn trong nước và trên

thế giới.

Câu 7: So sánh điểm giống nhau giữa phản ứng nổ vật lí và nổ hóa học.

Câu 8: Dựa vào hình 5.6 cho biết hiện tượng nổ nào thuộc loại phản ứng nổ vật lí hoặc nổ

hóa học.

Câu hỏi bổ sung: Nêu một số ví dụ về nổ vật lí và nổ hóa học

Câu 9: Dựa vào hình 5.9 cho biết có bao nhiêu yếu tố để hình thành” nổ bụi”. Đó là những

yếu tố nào?

Câu hỏi bổ sung: Năm 2007, tại một phân xưởng sản xuất bột mì ở tỉnh Bình Dương đã

xảy ra một vụ nổ lớn khiến 5 công nhân bị bỏng nặng. Vụ nổ xảy ra sau khi các cơng nhân hàn để bảo trì lại bể chứa bột mì. Hiện tượng này có phải vụ nổ bụi khơng? Giải thích.

c) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Câu 5: Nổ bình gas thường kèm theo tiếng nổ lớn, xảy ra đột ngột, tỏa lượng nhiệt lớn, kèm

theo cả phản ứng cháy. Thường xảy ra ở các cửa hàng bán gas, hộ gia đình, nhà hàng, …ngọn lửa khi cháy có thể lan nhanh gây thiệt hại về người và tài sản của cả những gia đình xung quanh. Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Chỉ sau vài giây được thả xuống quả bom nguyên tử đã san phẳng 13km2 thành phố. Hơn 60% nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn, con người chỉ còn lại tro cốt. Nhiều người trong số những người sống sót sau vụ nổ đã chết vì bị thương và bệnh nặng do bức xạ. Nhiệt độ do vụ ném bom tỏa ra tương đương với nhiệt độ của Mặt Trời.

Mức độ của vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945 lớn hơn rất nhiều so với mức độ của một vụ nổ khí gas.

42

Câu 6: Khi bị phơi nhiễm quá lâu với phóng xạ, cơ thể con người có thể bị bỏng, đục thủy tinh thể…Trong đó, tia Gamma đặc biệt nguy hiểm khi nó có sức tàn phá rất cao gây thủy tinh thể…Trong đó, tia Gamma đặc biệt nguy hiểm khi nó có sức tàn phá rất cao gây

ra những bệnh phóng xạ, ung thư hay thậm chí là đột biến gen ảnh hưởng đến thế hệ con cháu của nạn nhân sau này.

Câu hỏi bổ sung: Rạng sáng ngày 3 tháng 1 năm 2018 đã xảy ra vụ nổ kho phế liệu tại xã Văn

Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Vụ nổ được xác định là nổ vật liệu do chủ cơ sở đã thu gom các loại đầu đạn xếp tạo thành muối rải lên để hủy với mục đích thu kim loại nhằm tái chế. Do lượng đạn tập trung số lớn có thể lẫn đạn phosphorus gây cháy, kích nổ tồn bộ khối đạn. - Vụ nổ tại khu đô thị Văn phú, quận Hà Đông, Hà Nội năm 2016 được cho là nổ bom tại một cửa hàng phế liệu, hậu quả khiến sáu người tử vong và tám người bị thương.

Một số vụ nổ trên thế giới

- Ngày 21/9/1921, một nhà kho chứa khoảng 450 tấn amoni sulfate và amoni nitrate đã phát nổ tại nhà máy BASS ở Oppau. Các công nhân ở đây đã dùng một lượng chất nổ nhỏ để làm tơi hỗn hợp hóa chất cứng trên mà khơng biết rằng hai chất trong hỗn hợp có thể gây cháy nổ. Vị nổ đã cướp đi sinh mạng của 500 – 600 người và làm bị thương trên 2000 người.

- Vụ nổ Castle Yankee. Ngày 5/5/1954, một vũ khí hạt nhân với sức cơng phá 13,5 megaton đã được Mỹ kích nổ trên một sà lan bên cạnh đảo san hô Bikini. Bụi phóng xạ của nó lan đến tận Mexico City chỉ trong 4 ngày. Vụ nổ này có thể gây bỏng độ 3 trong khu vực có bán kính khoảng 4500km2.

Câu 7:

Nổ vật lí Nổ hóa học

Giống nhau Đều xảy ra với tốc độ rất lớn kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và tỏa lượng nhiệt lớn.

Khác nhau - Xảy ra do vật chất bị nén dưới áp suất cao trong một thể tích, làm thể tích được giải phóng đột ngột gây ra tiếng nổ.

- Không xảy ra phản ứng hóa học

- Xảy ra do sự giải phóng năng lượng đột ngột và rất nhanh trong phản ứng hóa học (có đủ điều kiện của một phản ứng cháy), làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở nhanh chóng dưới áp suất lớn, sinh cơng và gây ra nổ.

- Có xảy ra phản ứng hóa học.

Câu 8:

a) Nổ lốp xe là sự nổ vật lí do lốp xe được bơm quá căng dẫn đến khơng khí trong lốp xe bị nén dưới áp suất cao gây nổ. Hoặc có thể do lốp xe được đặt dưới nhiệt độ cao gây giãn nở khơng khí trong lốp xe làm áp suất tăng cao và gây nổ.

b) Pháo hoa là hiện tượng nổ hóa học do trong pháo hoa có xảy ra phản ứng hóa học. c) Vụ nổ hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima, Nhật Bản năm 2011 là hiện tượng nổ vật lí; cụ thể phản ứng trong các lò phản ứng hạt nhân là phản ứng phân hạch. Khi số neutron giải phóng sau mỗi phản ứng tăng lên dưới dạng khơng kiểm sốt được, sẽ kích thích nhiều phản ứng khác dẫn đến nổ.

Câu hỏi bổ sung:

- Ví dụ về nổ vật lí: + Nổ lốp xe

+ Nổ bóng bay khi bơm (thổi) quá căng hoặc có vật sắc nhọn chạm vào + Nổ ruột phích nước.

43 + Nổ nồi áp suất khi đun nấu. + Nổ nồi áp suất khi đun nấu.

- Ví dụ về nổ hóa học: + Nổ pháo hoa.

+ Nổ súng, bom.

+ Nổ mìn khai thác đá vơi. + Nổ bình gas.

+ Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu.

Câu 9: Có 5 yếu tố đề hình thành “nổ bụi” gồm: Có 5 yếu tố đề hình thành “nổ bụi” gồm: 1. Nguồn nhiệt 2. Nồng độ bụi mịn đủ lớn 3. Nguồn oxygen 4. Nhiên liệu 5. Khơng gian đủ kín.

Câu hỏi bổ sung: Hiện tượng này là nổ bụi vì các hạt bột mì có kích thước nhỏ phân tán

trong khơng gian kín, khi gặp nguồn nhiệt do máy hàn, oxygen trong khơng khí và sẽ tạo ra hiệu ứng sóng xung kích và gây nổ.

GV kết luận:

- Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh kèm sự tăng thể tích đột ngột và tỏa nhiệt mạnh.

- Có 2 loại phản ứng nổ:

+ Nổ vật lí: Sự giải phóng thể tích đột ngột khi vật bị nén dưới áp suất cao, gây ra tiếng nổ. + Nổ hóa học: Sự giải phóng năng lượng đột ngột trong phản ứng hóa học, làm hỗn hợp khí

xung quanh giãn nở nhanh, sinh công và gây nổ.

- Nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại,…) và nồng độ đủ lớn - Những sản phẩm trong các phản ứng cháy: CO2, CO, HCl, SO2,... là những sản phẩm độc

hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

2.3. Hoạt động: Tìm hiểu về những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản

ứng cháy (….phút)

a) Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Kế hoạch dạy học CD 10 môn hóa 2022 2023 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)