Vận dụng được nguyên tắt chữa cháy để dập tắt đám cháy.

Một phần của tài liệu Kế hoạch dạy học CD 10 môn hóa 2022 2023 (Trang 57 - 59)

b) Nội dung hoạt động: Nhiệm vụ 4

Câu 7: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy. Từ đó hãy nêu một số

58

Câu 8: Hãy cho ví dụ về một số chất cháy thuộc từng loại đám cháy trong Bảng 7.3. Câu 9: Vì sao trong một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy (cháy xăng,

dầu,...)?

Câu hỏi bổ sung: Giải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như

kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm,... không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy (hỗn hợp khơng khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy?

c) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy:

+ Chất cháy.

+ Chất oxi hóa (oxygen) + Nguồn nhiệt

- Một số biện pháp dập tắt một đám cháy:

+ Đối với các đám cháy là chất rắn như gỗ, củi, rơm rạ ta có thể sử dụng nước làm giảm nhiệt độ của đám cháy xuống dưới nhiệt độ cháy, làm lỗng khí cháy.

+ Đối với các đám cháy bằng xăng, dầu không dùng nước để dập tắt mà dùng cát (đối với đám cháy nhỏ) hoặc dùng bột chữa cháy chuyên dụng để dập tắt.

Câu 8:

Loại đám cháy Chất cháy Ví dụ

Loại A Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm theo sự tạo ra than hồng.

Chất rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác.

Loại B Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa

lỏng Xăng, dầu, sơn,…

Loại C Đám cháy các chất khí Khí tự nhiên, methane, hydrogen,…

Loại D Đám cháy các kim loại Kim loại kiềm (Na, K, Li), kim loại kiềm thổ (Ca, Mg), nhôm (aluminium Al)

Loại F Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng

Dầu ăn, mỡ,…

Câu 9: Không được dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì xăng, dầu nhẹ hơn nước

và không tan trong nước. Nếu dùng nước sẽ khiến xăng, dầu theo nước loang rộng ra, làm đám cháy lan rộng và khó dập tắt hơn.

Câu hỏi bổ sung: - Không sử dụng nước để dập tắt các đám cháy bằng kim loại hoạt động

mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhơm,...Vì các kim loại này có khả năng tác dụng với nước giải phóng hydrogen, dẫn đến xảy ra một vụ nổ hơi làm văng các kim loại này đi khắp nơi dẫn đến đám cháy lan rộng. Hơn nữa, một số kim loại khi bị đốt nóng sẽ phân tách nước thành oxygen và hydrogen có thể tạo ra một vụ nổ hydrogen lớn.

- Khơng dùng khí CO2 để chữa đám cháy magie vì khi magie cháy nếu có mặt CO2 sẽ xảy ra phản ứng:

59

Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than này tiếp tục cháy và làm cho đám cháy càng khó kiểm sốt.

- Khơng dùng cát để chữa đám cháy kim loại magie vì magie có thể phản ứng với SiO2 thành phần chính có trong cát, làm đám cháy càng khó kiểm sốt.

- Khơng dùng bọt chữa cháy, vì chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với khơng khí và nước có trong bọt.

Mg + H2O →MgO + H2

- Không dùng bột chữa cháy có chứa NaHCO3 vì khi nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành CO2 và lại tiếp tục phản ứng với Mg khiến đám cháy lan rộng hơn.

Mg + CO2 → MgO + C

3. Hoạt động 3: Luyện tập (….phút)

a) Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Kế hoạch dạy học CD 10 môn hóa 2022 2023 (Trang 57 - 59)