Cũng cố và khắc sâu kiến thức sơ lược về phản úng cháy nổ.

Một phần của tài liệu Kế hoạch dạy học CD 10 môn hóa 2022 2023 (Trang 44 - 47)

b) Nội dung hoạt động: Nhiệm vụ 5

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của phản ứng cháy.

Câu 2: Nổ quả bóng bay do bơm quá căng là hiện tượng nổ

A. vật lí. B. hóa học. C. hạt nhân. D. Sinh học.

Câu 3: Viết phương trình hóa học khi đốt cháy hồn tồn một số nhiên liệu sau: khí thiên

nhiên (thành phần chính là CH4), cồn (C2H5OH), gỗ (C6H10O5)n).

Câu 4: Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một số bệnh nhân trong

tình trạng hôn mê sâu, phải thở máy và tổn thương thần kinh. Nguyên nhân được xác định là đốt than trong phịng kín. Hãy giải thích vì sao khi đốt than trong phịng ngủ để sưởi ấm có thể gây hơn mê, bại não, thậm chí tử vong.

c) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thơng qua sản phẩm học tập.

45

d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Câu 1: Đặc điểm của phản ứng cháy là:

- Là phản ứng oxi hóa – khử giữa chất cháy và chất oxi hóa. - Có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

Câu 2: A.

Nổ quả bóng bay do bơm quá căng là hiện tượng nổ vật lí. Do khơng khí bị nén trong quả bóng bay dưới một áp suất cao gây nổ.

Câu 3: CH4 + 2O2 →CO2 + 2H2O

C2H5OH + 3O2 →2CO2 + 3H2O

(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O

Câu 4: Ngộ độc khí than hay cịn gọi là khí CO (carbon monoxide) do người dân đốt than

để sưởi ấm trong khơng gian chật hẹp, kín gió. Bởi, than khi cháy trong điều kiện thiếu oxygen sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO.

Đốt than trong điều kiện dư oxygen: C + O2 t°→→t° CO2 Nếu thiếu oxygen: C + CO2 t°→→t° 2CO

Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxygen của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hơn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu khơng được phát hiện và xử lý kịp thời.

46

Trường: THPT Nguyễn Việt Hồng Họ và tên giáo viên:Trần Văn Vũ Tổ: Hóa Học Tổ: Hóa Học

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

ĐIỂM CHỚP CHÁY, NHIỆT ĐỘ TỰ BỐC CHÁY VÀ NHIỆT ĐỘ CHÁY LỚP: 10 LỚP: 10

(Thời gian: 3 tiết /135 Phút) I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy. - Nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy.

- Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.

- Trình bày khái niệm nhiệt độ ngọn lửa.

- Phân tích được dấu hiệu đẻ nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy nổ.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy. Hoạt động nhóm hiệu quả theo yêu cầu cần đạt, mỗi thành viên trong nhóm điều đảm bảo cùng tham gia đầy đủ các hoạt động.

- Giải quyết và sáng tạo: Thảo luận nhóm hồn thành nhiệm vụ và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề sáng tạo và khoa học.

* Năng lực hóa học:

- Nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy, khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy.Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.Trình bày khái niệm nhiệt độ ngọn lửa.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới gốc độ hóa học: quan sát các phản ứng cháy nổ xảy ra trong các clip trên internet để rút ra kết luận nhiệt độ cháy và tự bốc cháy, điểm chớp cháy. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân tích được dấu hiệu đẻ nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy nổ

3. Về phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an tồn trong q trình làm thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, theo cặp đơi. - Kỹ thuật sơ đồ tư duy, trò chơi học tập.

- Dạy học và nêu giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi trong SGK.

III.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

47

- Sơ đồ tư duy về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. - Sách giáo khoa, video phản ứng cháy nổ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Khởi động –Kết nối ( …. phút )

a/ Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến

thức mới.

b/ Nội dung hoạt động: Nhiệm Vụ 1

Hỏa hoạn do thiên tai hoặc tai nạn luôn thường trực trong đời sống con người và thường gây hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Chúng ta hồn tồn có thể hạn chế, kiểm sốt được vấn đề hỏa hoạn và cách ứng phó thích hợp khi xảy ra cháy, nổ nếu có những hiểu biết nhất định về các thông số đánh giá khả năng gây cháy của nhiên liệu, vật liệu cũng như phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ nổ. Những chỉ số nào được dùng để cảnh báo nguy cơ cháy, nổ của một chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy?

c) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Những chỉ số được dùng để cảnh báo nguy cơ cháy, nổ của một chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy là điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa.

- Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong khơng khí khi tiếp xúc với ngọn lửa.

- Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa tại điều kiện áp suất khí quyển.

- Nhiệt độ ngọn lửa là nhiệt độ cao nhất có thể tạo ra bởi phản ứng cháy của chất cháy ở áp suất khí quyển.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới/GQVĐ/thực thi nhiệm vụ

2.1. Hoạt động: Tìm hiểu về điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa (….phút) (….phút)

a) Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Kế hoạch dạy học CD 10 môn hóa 2022 2023 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)