L ời mở đầ u
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Các nhân tố bên trong.
- Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, yếu tố công nghệ có vai trò quan trọng, kỹ thuật công nghệ hiện đại và phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty là một yếu tố thuận lợi trong cạnh tranh. Tuy nhiên số máy móc thiết bị hiện nay của công ty Cổ phần May Khánh Hoà chủ yếu được đầu tư trước năm 1992. Do đó, số máy móc thiết bị này hiện nay tương đối cũđiều đó làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động máy móc thiết bị. Vì vậy ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó máy móc thiết bị cũ dẫn đến hỏng hóc làm gián đoạn đến quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải tốn kém chi phí sửa chữa, từđó làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao.
- Trình độ tổ chức quản lý.
Đội ngũ lãnh đạo có tinh thần đoàn kết cao vượt qua mọi khó khăn đểổn định sản xuất, có trình độ tổ chức quản lý cao, sáng tạo. Tuy nhiên lực lượng trẻ chưa nhiều đa số tuổi đời cao, thiếu nhạy bén với thị trường. Mặt khác, chưa hoạch định ra chiến lược phát triển chung dài hạn dẫn đến tình trạng bị động không có khẳ năng đối phó với tác động xấu bên ngoài.
- Yếu tố lao động
Bất cứ một doanh nghiệp nào, nếu có một cơ cấu lao động tối ưu sẽ giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra nhịp nhàng và liên tục. Cơ cấu lao động được xem là tối ưu khi đủ số lượng và chất lượng. Đồng thời phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cá nhân và bộ phận với nhau, tạo điều kiện cho mọi người trong công ty có quan hệ tốt với nhau sẽ tạo không khí làm việc tốt hơn, tăng năng suất lao động
Ở Công ty May số lao động trực tiếp đông hơn số lao động gián tiếp do Công ty chủ yếu gia công hàng may mặc là chính, cũng do đặc điểm kinh doanh của Công ty mà số lượng lao động nữ chiếm 90% là phù hợp. Ngoài ra lao động dưới 30 tuổi tương đối nhiều chứng tỏ lực lượng lao động trẻ, năng động, nhanh nhẹn và dễ dàng thích ứng với công việc. Đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học và Cao Đẳng va Trung cấp có rất ít. Công nhân là người chủ yếu có trình độ thấp. Điều này sẽ làm giảm năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, công ty nên chú trọng công tác đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân để phù hợp với yêu cầu hiện nay.
2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài.
- Sự phát triển quốc tế
Công ty Cổ phần May Khánh Hoà đã có phương hướng mở rộng thị trường ra các nước ASEAN, thị trường EU… Đây là những thị trường hấp dẫn có sức hút lớn với công ty. Do đó, Công ty phải phát huy tối đa tiền lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tung ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao.
Các chủ trương của Nhà Nước về may mặc và xuất khẩu.
Hiện nay, trong điện kiện thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật. Đối với các hợp đồng gia công quốc tế Nhà nước đã đưa ra hàng loạt các chính sách tạo điều kiện cho may mặc phát triển như chính sách thuế: Chính phủ áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và thực hiện hoàn thuế GTGT một cách thuận lợi là một trong những chức năng kinh tế vĩ mô của chính phủ nhằm duy trì sự ổn định và phát triển, khuyến khích Công ty xuất khẩu tạo sự phát triển cho Công ty.
- Môi trường văn hóa - xã hội.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào người lao động cần cù chịu thương chịu khó, khéo tay, có khẳ năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này là một thuận lợi cho ngành may mặc nói riêng và các ngành cần nhiều lao động nói chung. Tuy nhiên, lao động của công ty chủ yếu là lao động trong tỉnh chỉ mới học xong phổ thông, do đó tay nghề còn non kém, vì vậy khi tuyển dụng họ phải qua một lớp học đểđào tạo tay nghề phù hợp với việc may dây chuyền.
- Môi trường công nghệ.
Với chủ trương khuyến khích nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới mọi hình thức nhất là vốn để sản xuất, điều này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tưđưa công nghệ hiện đại vào nước ta. Trong tình hình hiện nay, hầu hết các công ty may mặc trong cả nước đều có máy móc thiết bịở mức trung bình và vẫn còn một số nước vẫn có thiết bị cũ, lạc hậu. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các công ty đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa.
- Đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh là yếu tố cơ bản không thể thiếu để thúc đẩy các Công ty phát triển. Cạnh tranh nếu người nào dừng lại thì sớm muộn gì đó sẽ bịđào thải do đó Công ty cần xác định được điểm mạnh điểm yếu của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay đối thủ các đơn vị khác không những thuận lợi hơn so với Công ty về vấn đề nguyên liệu đầu vào mà còn có trình độ khoa học công nghệ cao hơn, lực lượng lao động ổn định.
- Các nhà cung cấp.
Nhà cung cấp ở đây không chỉ là nhà cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị, sức lao động mà còn có những công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo…. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà cung cấp. Vì vậy Công ty cần phải nghiên cứu kỹ về các nhà cung cấp và yếu tốđầu vào cho Công ty.
Việc cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty thường do khách hàng cung cấp nhận từ nước ngoài qua cảng Sài Gòn nên Công ty tốn thêm chi phí vận chuyển bốc dỡ. Do đó giá thành cao hơn các đơn vị khác nên ảnh hưởng không tốt đến vấn đề cạnh tranh làm hiệu quả sử dụng vốn công ty không cao.
Trong số đơn đặt hàng Công ty phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu do nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nên phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Do đó phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên khă năng tự chủ về yếu tố đầu vào của Công ty còn thấp. Để giải quyết vấn đề này cần có sự kết hợp giữa ngành dệt và ngành may để củng cố và phát triển các Công ty dệt đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho công ty May
- 4
4 -
2.1.4. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2003-2005
Bảng01: phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua:
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Chỉ tiêu ĐVT Năm2003 Năm 2004 Năm 2005 +(-) % +(-) %
1. Tổng DT bán hàng và cung cấp DV ĐỒNG 18,185,570,778 24,405,501,786 42,685,886,115 6,219,931,008 34.2 18,280,384,329 74.9 2.Trong đó DT hàng XK ĐỒNG 8,621,926,351 13,209,583,801 30,466,588,501 4,587,657,450 53.21 17,257,004,700 130.64 3.Lợi nhuận trước thuế ĐỒNG 1,004,943,099 2,379,850,882 3,362,735,231 1,374,907,783 136.81 982,884,349 41.3 4.Lợi nhuận sau thuế ĐỒNG 1,004,943,099 2,379,850,882 3,127,257,335 1,374,907,783 136.81 747,406,453 31.41 5.Tổng vốn kinh doanh bình quân ĐỒNG 12,501,844,221 13,174,306,318 15,023,924,329 672,462,097 5.38 1,849,618,011 14.04 6.Vốn chủ sở hữu bình quân ĐỒNG 4,575,284,764 5,907,011,178 8,152,071,013 1,331,726,414 29.11 2,245,059,835 38.01 7.Nộp ngân sách ĐỒNG 736,995,000 139,286,000 344,726,175 -597,709,000 -81.1 205,440,175 147.5 8.Tổng thu nhập ĐỒNG/NGƯỜI 691,000 839,000 1,100,000 148,000 21.42 261,000 31.11 9.Tổng lao động NGƯỜI 665 650 660 -15 -2.26 10 1.54 10.Lợi nhuận / VKD % 8.04 18.06 22.38 10.03 124.73 4.32 23.9 11.Lợi nhuận /VCSH % 21.96 40.29 41.25 18.32 83.43 0.96 2.39 12Lợi nhuận / DT&TN % 5.45 9.69 7.86 4.24 77.67 -1.83 -18.84
13.Khả năng thanh toán nhanh LẦN 0.03 1.15 0.44 1.12 3369.44 -0.71 -61.51
14..Khả năng thanh toán tổng quát LẦN 1.44 2.88 1.92 1.44 100 -0.96 -33.25
Nhận xét
Qua bảng phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm ta thấy Công ty là ăn có hiệu quả và có khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán lãi vay. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của Công ty còn chưa mấy khả quan. Cụ thể
§ Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2004 tăng 6.219.931.008 đ tương đương tăng 34,2% so với năm 2003. Năm 2005 DTBH & CCDV tăng hơn so với năm 2004 là 280.384.329 đ tương đương tăng 55,9% trong khi đó DT hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cụ thể: Năm 2004 chiếm 54,13%; Năm 2005 chiếm 71,57%.Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty đã mở rộng thị trường xuấtkhẩu, số lượng sản phẩm gia công hàng nội địa tăng lên, mặt khác hoạt động dịch vụ ngày càng thu hút khách
§ Lợi nhuận trước thuế: Năm 2004 tăng 1.374.907.783 đ tương đương tăng 136,8% so với năm 2003. Năm 2005 LNTT tăng hơn so với năm 2004 là 982.884.349 đ tương đương tăng 41,30%. Như vậy LNTT có xu hướng ngày càng tăng
§ Tổng vốn kinh doanh: Năm 2004 nguồn vốn kinh doanh tăng 672.462.097 đ tương đương tăng 5,38%. Sang năm 2005 nguồn vốn kinh doanh tiếp tục tăng 1.849.618.011 đ tương đương tăng 14,04 % so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến NVKD tăng do:Công ty đã đi vay ngắn hạn ngân hàng 1 khoản tiền vềđể trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, đồng thời Công ty đã chiếm dụng tạm thời 1 lượng vốn nhất định của khách hàng trong quá trình kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn nên lợi nhuận bổ sung vào quỹ tăng lên làm nguồn vốn kinh doanh tăng lên.
§ Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2004 vốn chủ sở hữu tăng 4.575.284.764 đ tương đương tăng 29,11% so với năm 2003. Năm 2005 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng 2.245.059.835 đ tương đương tăng 38,01% so với năm 2004. Điều đó chứng tỏ NVCSH có chiều hướng tăng. Nguyên nhân do, phần lớn vốn bổ sung từ lợi nhuận, quỹđầu tư phát triển, cho thấy hoạt động SXKD của Công ty tốt
§ Nộp ngân sách: Năm 2004 công ty nộp ngân sách giảm 597.709.000đ tương đương giảm 81.1% so với năm 2003 do năm 2004 công ty đã đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, giảm hàng tiêu thụ nội địa nên thuế GTGT đầu ra giảm. Năm 2005 nộp ngân sách tăng hơn so với năm 2004 là do công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
§ Tổng lao động năm 2004 giảm đi 15 người tương đương giảm 2.26% so với năm 2003 do công ty giảm đi lực lượng lao động dư thừa và trình độ lao động thấp. Sang năm 2005 lao động của công ty tăng do nhu cầu mở rộng sản xuất và trình độ lao động tăng hơn trước.
§ Thu nhập bình quân: Năm 2004 thu nhập bình quân tăng 148.000 đ tương đương tăng 21,42% so với năm 2003. Năm 2005 thu nhập bình quân tăng so với năm 2004 là 261.000 đ tương đương tăng 31,11%. Do năm 2004, năm 2005, lợi nhuận, quỹ đầu tư phát triển.
§ LNTT/VKD: Năm 2004 tăng 10,03% tương đương tăng 124,73% so với năm 2003. Năm 2005 LNTT/ VKD tăng so với năm 2004 là 4,32% tương đương tăng 23,90%. Như vậy, cứ với 100 đ vốn bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì năm 2004 thu được nhiều hơn năm 2003 là 10,32 đ và năm 2005 thu được nhiều hơn so với năm 2004 là 4,32 đ. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
§ LNTT/VCSH: Năm 2004 tăng 18,32% tương đương tăng 83,47% so với năm 2003. Sang năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,96% tương đương tăng 2,39%. Như vậy cứ 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì năm 2004 thu được nhiều hơn so với năm 2003 là 18,32 đ và năm 2005 thu được nhiều hoưn so với năm 2004 là 0,96 đ. Chứng tỏ hiệuquả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty tốt.
§ LNTT/DT&TN: Năm 2004 tăng 4,24% so với năm 2003 tương đương tăng 77,67%. Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ DT&TN giảm 1,83% tương đương giảm 18,84% so với năm 2004. Như vậy trong 100 đ DT&TN thu được thì năm 2004 thu được nhiều hơn năm 2003 là 4,24 đ LNTT. Sang năm 2005 thu được ít hơn năm 2004 là 1,83đ.
§ Khả năng thanh toán nhanh : Năm 2004 tăng 1.15 lần tương đương tăng 3369,44% so với năm 2003. Do tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên rất nhiều trong khi nợ ngắn hạn giảm. Sang năm 2005 khả năng thanh toán nhanh giảm 0,71lần tương đương giảm 61.74% do tốc độ tăng nợ ngắn hạn nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền. Như vậy khả năng thanh toán của Công ty không mấy khả quan.
§ Khả năng thanh toán tổng quát năm 2004 tăng 1,44 lần tương đương tăng 10% so với năm 2003. Nguyên nhân là do mặc dù tổng tài sản giảm xuống nhưng tốc độ giảm của tổng tài sản lại nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ phải trả. Sang năm 2005 khả năng thanh toán tổng quát của Công ty: giảm 0,96 lần tương đương giảm 33,25% nguyên nhân là do tổng tài sản của Công ty tăng nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản lại chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Nhưng nhìn chung Công ty đảm bảo khả năng thanh toán tốt các khoản nợ.
§ Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty: qua 2 năm 2004 và 2005 đều lớn hơn Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty là tốt.
2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty
- Lựa chọn và liên kết với một số khách hàng truyền thống tạo sựổn định cho sản xuất, đồng thời chuyên môn hoá từng phân xưởng để tạo năng suất và chất lượng sản phẩm cao có khả năng thâm nhập vào thị trường khó tính nhất.
- Phát huy chức năng xuất nhập trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong hợp đồng ký kết với nước ngoài, hạn chế tình trạng ép giá khi gia công cho các đơn vị trong nước, thăm dò thị trường, đầu tư mạnh trong công việc sáng tạo mẫu mã để dần thay thế phương thức may gia công bằng phương thức mau nguyên vật liệu bán thành phẩm đi vào hướng kinh doanh ngành may mặc.
- Mở rộng hoạt động kinh doanh, ngoài chức năng gia công hàng may mặc phải mở rộng các đại lý phân phối đểđẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, để tích luỹ lợi nhuận cao hơn.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA
CÔNG TY
2.2.1. Các nhân tốảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toán kế toán.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vừa gia công hàng xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, vừa kinh doanh nhà hàng khách sạn, nên khối lượng công việc kế toán rất nhiều, đòi hỏi kế toán làm nhiều công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác hạch toán kế toán như: độ chính xác khi ghi các chứng từ… do mức độ chi phối của công việc. Bên cạnh đó, do là công ty gia công nên khối lượng công việc kế toán phụ thuộc vào đơn đặt hàng nên sự thay đổi cường độ của khối lượng đơn đặt hàng trong những thời kỳ khác nhau của năm, cụ thể là những lúc công ty có đơn đặt hàng, chứng từ chuyển về phòng kế toán nhiều, các nhân viên trong phòng kế toán phải tiến hành ghi chép, đối chiếu, công việc luôn luôn bận