Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY KHÁNH HOÀ (Trang 38 - 128)

L ời mở đầ u

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển.

a. Quá trình hình thành.

Xí nghiệp May Phú Khánh là tiền thân của Công ty Cổ phần May Khánh Hoà được thành lập theo quyết định số 1272/UBN ngày 18/09/1986 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Khánh, Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động tháng 5 năm 1987.

Xí nghiệp may Phú Khánh ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế mới cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Xí nghiệp May ra đời nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng là phát triển sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để giải quyết công việc làm cho người lao động. Tuy nhiên các nhân tố cần thiết cho sự ra đời và phát triển của Xí nghiệp May như vốn, sự am hiểu thị trường của các cán bộ quản lý, lực lượng lao động lành nghề rất hạn hẹp, trong khi đó làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp May.

Đến tháng 7 năm 1989 tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà ngày nay. Xí nghiệp May Phú Khánh được đặt tại 312 Dã Tượng phường vĩnh Nguyên thành phố Nha Trang, nên khi tách tỉnh Xí nghiệp May Phú Khánh được đổi tên thành Xí nghiệp May Khánh Hoà.

Thực hiện chủ trương ổn định, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo quyết định số 500/CP của Chính phủ, Công ty May Khánh Hoà và Xí nghiệp May Nha Trang sát nhập với nhau vào ngày 14/08/1995 và lấy tên là Công ty May Khánh Hoà.

Thực hiện quyết định số 108/2002.QĐUB ngày 25/9/2002 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hoà về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Đảng, Công ty May Khánh Hoà đổi tên thành Công ty Cổ Phần May Khánh Hoà.

b. Quá trình phát triển.

Quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau : * Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1991.

Xí nghiệp được thành lập trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế nên ngay từ đầu Xí nghiệp không được cấp vốn xây dựng cơ bản mà toàn bộ vốn đầu tư ban đầu được huy động bằng nguồn vốn vay và vốn tạm ứng từ quỹđầu tư phát triển của tỉnh.

Ngày 19/05/19987 Xí nghiệp May Phú Khánh chính thức đi vào hoạt động với quy mô diện tích ban đầu chỉ có 60 máy vắt sổ, 10 máy chuyên dùng. Với diện tích mặt bằng của Xí nghiệp May 2.982 m2 bao gồm xưởng may và một xưởng cắt. Tổng số công nhân viên là 270 người với tổng vốn đầu tư 18.861.000 đồng. Trong đó thiết bị 13.161.000 đồng, xây dựng và lắp đặt thiết bị là 5.700.000 đồng .

Đây là giai đoạn cơ bản và bước ban đầu đào tạo công nhân để tiến hành tổ sản xuất. Ở giai đoạn này mặt hàng chủ yếu của Xí nghiệp là sản phẩn may mặc nội địa, các khách hàng chủ yếu của Xí nghiệp lúc này là công ty May mặc dệt kim Trung Ương, Công ty Bảo hộ lao động việt Nam, Công ty Công Nghệ Phẩm cấp II.

Trong giai đoạn khởi đầu, kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch của Nhà Nước giao, công tác cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩn là Liên xô và Đông Âu. Lúc này sản phẩm của Xí nghiệp dần đi vào ổn định, việc làm và đời sống của công nhân viên cũng đi vào ổn định.

* Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995.

Trước tình hình biến động của thị trường Đông Âu vào đầu quý II năm 1992, hiệp định gia công giữa Xí nghiệp với Liên Xô kết thúc. Nên Xí nghiệp đã tập trung khai thác nguồn khách hàng trong nước, Xí nghiệp thực hiện gia công lại cho các đơn vị tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thực hiện một số hợp đồng nhỏ với khách hàng nước ngoài.

Năm 1992, Xí nghiệp liên kết với Công ty SORIM của Hàn Quốc đã đầu tư một xưởng may diện tích 2.084 m2 và đưa vào hoạt động tháng 7 năm 1992 với quy mô :

· 05 dây chuyền sản xuất với 200 đầu máy .

· 02 xưởng may, 01 xưởng cơđiện và 01 xưởng cắt. · Số lượng lao động là 300 người.

· Tổng vốn lưu động là 2.900.000 đồng.

· Phương án 1.500.000 sản phẩm quy chuẩn mỗi năm. · Địa điểm 12 Lê Thánh Tôn – Nha Trang.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản của Xí nghiệp được tiến hành từ tháng 3 năm 1992 hoàn thành tháng 8 năm 1992 và đưa vào hoạt đông năm 193. Quy mô Xí nghiệp được nâng lên dây chuyền sản xuất với công suất 2.000.000 sản phẩm năm. Đến giữa năm1993 Xí nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do Công ty SORIM bị phá sản.

Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU được thực hiện theo hiệp định buôn bán giữa Việt Nam từ ngày 1/1/1993. ngày 3/2/1993 Mỹ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam nói chung và đối với Công ty May Khánh Hoà nói riêng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là giai đoạn mở ra nhiều cơ hội cho Công ty phát triển sản xuất.

*Giai đoạn từ năm 1995 đến nay.

Giai đoạn này diễn ra nhiều tình hình gay gắt trong nội bộ nghành may Việt Nam với sự ra đời của nhiều Công ty tư nhân nhưng sớm đi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến phá sản hoặc hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp nhà nước cũng ở trong tình trạng thua lỗ kéo dài.

Trước tình hình nghành may biến động do quy mô ngành may thả nổi, tình hình cạnh tranh gay gắt. Thực hiện chủ trương sắp xếp nhà nước theo quy định 500/CP của Chính phủ. Sở Công nghiệp Uỷ ban Nhân Dân chủ trương sát nhập Công ty May Khánh Hoà ngày 14/08/1995, và lấy tên là Công ty May Khánh Hoà.

Để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, phát triển khả năng sản xuất, cũng như tạo điều kiện để người lao động trong Công ty có Cổ phần và người có vốn góp được làm chủ thật sự tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện nghị định số 108/2002/QĐUB ngày 25/09/2002 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hoà về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, Công ty May Khánh Hoà đổi tên thành Công Ty Cổ Phần May Khánh Hoà.

Quyết định thành lập

+ Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH HOÀ.

+ Tên giao dịch : KHÁNH HOÀ GARAMEMT JOINT STOCK COPAMY. Cơ sở sản xuất kinh doanh :

+ Cơ sở 1: 12 Lê Thánh Tôn – Nha Trang + Cơ sở 2 : 04 Nguyễn Thiệt Thuật – Nha Trang

2.1.1.2. Chức năng và nhiêm vụ

a. Chức năng

- Gia công sản phẩm may mặc

- Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc.

- Mua bán thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu nghành dệt – may. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn – nhà hàng.

- Dạy nghề (may dân dụng và may công nghiệp)

b. Nhiệm vụ cơ bản.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở bù đắp chi phí làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Bảo toàn và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, phát huy vai trò chủđạo của nền kinh tế quốc dân.

- Không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động và công bằng xã hội.

- Bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất và môi trường, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng.

- Thực hiện sản xuất kinh doanh theo chủ trương, pháp luật của nhà nước, hạch toán và báo cáo trung thực theo quy định về thuế, tài chính, thực trạng của Công ty.

2.1.2. Tổ chức sản xuất và quản lý. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý.

a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty :

Sơđồ 8: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần May Khánh Hoá

b.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần May Khánh Hoà gồm 5 thành viên . Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổđông. Hội đồng quản trị do Đại hội cổđông lập ra thông qua việc bầu cử các thành viên trong Hội đồng quản trị .HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (HĐQT)

* Chủ tịch Hội đồng quản trị (Giám Đốc)

Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ Phần May Khánh Hoà kiêm Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm

BAN GIÁM ĐỐC Phòng QTKD Bộ phận tài vụ Btổộ ch phứậc n hành chính Phòng KHSX Bộ phận kỹ thụât công nghệ Bộ phận kế hoạch xuất nhập khẩu Phân xưởng may II, III

trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người đại diện cho pháp luật.

* Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Phụ trách trực tiếp sản xuất của các phân xưởng và đồng thời phụ trách về hành chính * Phòng quản trị kinh doanh. - Trưởng phòng: phụ trách chung. - Phó phòng: Quản lý nhân sự .

- Phó phòng: Phụ trách kinh doanh kiêm kế toán tổng hợp.

Phòng quản trị kinh doanh gồm 2 bộ phận hợp thành: Bộ phận Tài vụ và Bộ phận Tổ chức Hành Chính.

+ Bộ phận Tài vụ.

Có nhiệm vụ tổ chức và chỉđạo hạch toán tổng hợp của Công ty nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn của Công ty đạt hiệu quả cao, hạch toán theo đúng quy định của Nhà nước

Tổ chức hạch toán chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức điều hành hệ thống thống kê trong Công ty.

+ Bộ phận Tổ chức hành chính.

Theo dõi công tác bảo vệ, công tác an ninh và công tác phòng cháy chữa cháy trong Công ty.

Quản lý lao động, phụ trách công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách vềđời sống.

Tổ chức công tác hành chính trong Công ty để phục vụ yêu cầu sản xuất.

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác tổ chức cán bộ, nhân sự triển khai việc xây dựng và áp dụng các định mức lao động theo quy định của Bộ lao động và Thương bịnh xã hội.

Tham mưu cho Giám đốc về năng khả năng công tác của người mới được tuyển để bố trí vị trí hợp lý.

* Phòng Kế hoạch sản xuất

Phòng kế hoạch sản xuất đảm nhiệm việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện kinh doanh, đảm nhiệm công tác thu thập thông tin phản hồi từ khác hàng để tìm hiểu thị trường, tìm hiểu phương thức mua bán và giá cả.

- Trưởng phòng: Phụ trách chung. - Phó phòng: phụ trách sản xuất. - Phó phòng: Phụ trách kỹ thuật.

Phòng kế hoạch gồm 2 bộ phận hợp thành là Bộ phận Kỹ thuật Công nghệ và Bộ phận Kế hoạch Xuất nhập khẩu.

+ Bộ phận Kỹ thuật Công nghệ

Ø Tổ KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo dõi hướng dẫn công nghệ từ khâu cắt, khâu may đến hoàn chỉnh sản phẩm, uốn nắn theo kỹ thuật từ giai đoạn bán thành phẩm đến giai đoạn sản phẩm hoàn thành.

Ø Tổ Công nghệ: Có nhiệm vụ định mức nguyên phụ liệu, định mức lao động, thiết kế chuyền may đồng thời thiết kế các tiêu chuẩn về kỹ thuật kịp thời đảm bảo nhu cầu sản xuất.

Bộ phận kỹ thuật công nghệ chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý chất lượng sản phần hàng hoá vật tư bao bì. Phối hợp với bộ phận Xuất nhập khẩu để kiểm tra nguồn nguyên liệu mua về.

+ Bộ phận Kế hoạch Xuất nhập khẩu

Có nhiệm vụ lập kế hoạch xuất khẩu ngắn hạn và trung hạn đồng thời quản lý các kế hoạch đó khi thực hiện, thực hiện công tác đàm phán với các đối tác ký kết hợp đồng kinh tếđồng thời theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Điều độ công tác sản xuất, thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng, từ các bộ phận khác trong Công ty, xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm đểđiều động sản xuất đồng thời các bộ phận Kế hoạch Xuất nhập khẩu còn quản lý vật tư, kho tàng, tổ chức vận chuyển giao nhận hàng.

* Bộ phận quản lý các phân xưởng.

Phân xưởng là bộ phận rất quan trọng trong Công ty. Để các phân xưởng thực hiện công việc có chất lượng, đạt mục tiêu kế hoạch sản xuất thì đòi hỏi các phân xưởng phải có những người trực tiếp lãnh đạo quản lý. Cán bộ quản lý các phân xưởng bao gồm :

+ Quản đốc phân xưởng: Phụ trách chung mọi hoạt động của phân xưởng. + Phó quản đốc phân xưởng: Giúp quản đốc thực hiện tốt các công việc quản lý trong phân xưởng.

+ Tổ trưởng: Trực tiếp quản lý các công nhân trong tổ sản xuất của mình, báo cáo với Quản đốc phân xưởng nơi mình làm việc về những sự việc xấu hay trục trặc xảy ra trình nên Quản đốc những ý kiến của công nhân trong tổ mình

2.1.2.2.Cơ cấu sản xuất.

Sơđồ 9: cơ cấu sản xuất của Công ty May Khánh Hoà ü Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phân xưởng sản xuất.

+ Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận mà mọi hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặc,liên tục.

- Bộ phận tổ cơđiện: Có nhiệm vụ lập và theo dõi tình trạng thiết bị nhằm bảo đảm hệ thống máy móc thiết bị hoạt động một cách chính xác, nhịp nhàng và liên tục. Ngoài ra bộ phận cơ điện có nhiệm vụ sắp xếp thiết bị theo thiết kế dây chuyền của từng mã hàng, trực tiếp sửa chữa hỏng hóc, trục trặc của thiết bị lập sổ theo dõi tình hình của thiết bị.

+ Bộ phận sản xuất chính : là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm, bộ phận gồm 2 phân xưởng : Xưởng May và Xưởng Cắt.

- Bộ phận xưởng cắt : tiến hành cắt nguyên phụ liệu thành các bán thành phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định cung cấp cho phân xưởng.

- Phân xưởng May : làm nhiệm vụ tiếp nhận các bán thành phẩm từ phân xưởng cắt theo gia công của khách hàng và hoàn thành sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuâth đạt chất lượng và tiến độ giao hàng…

+ Bộ phận sản xuất phụ : tận dụng những nguyên phụ liệu tiết kiệm trong định mức,bộ phận sản xuất phụ tiến hành ra thành phẩm.

+ Bộ phận phục vụ sản xuất.

Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo cung cấp, bảo quản, vận chuyển nguyên phụ liệu, thành phẩm, công cụ lao động. Bộ phận này bao gồm :

-Hệ thống kho tàng : gồm 2 kho chính đặt tại 2 cơ sở sản xuất dùng để chứa nguyên phụ liệu, thành phẩm, công cụ lao động.

v Là Công ty chuyên may gia công may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hang năm Công ty đã đăng ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài khác nhau với

Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận cơđiện Xưởng cắt Xưởng may II,III Bộ phận kho CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH HOÀ

nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng. Mỗi mã hàng đều có quy trình công nghệ riêng, một số mặt hàng Công ty sản xuất là áo sơ mi, các loại quần short, đồ thể

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY KHÁNH HOÀ (Trang 38 - 128)