L ời mở đầ u
1.2.5.2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định
a) Tài khoản sử dụng:
Các tài khoản được sử dụng: TK 151, TK 152, TK 153.
b) Chứng từ sử dụng:
- Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư - Phiếu yêu cầu mua vật tư - Đơn đặt hàng
- Phiếu báo giá - Hợp đồng - Hoá đơn - Bảng giao nhận NVL và CCDC - Phiếu nhập kho - Biên bản kiểm kê vật tư - Giấy đề nghị cấp vật tư - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Thẻ kho - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. c) Quy trình hạch toán: Phòng kế hoạch lập kế hoạch vật tư, kế toán vật tư là người lập các chứng từ nhập xuất vật tư. Sau khi tiếp nhận được các chứng từ mua vật tư do người bán và các chứng từ do các nơi có nhu cầu sử dụng vật tư chuyển đến, chứng từ được chuyển đến thủ kho để làm thủ tục nhập và xuất kho vật tư. Sauk hi nhập và xuất kho xong, chứng từđược chuyển về phòng kế toán. Sau khi thủ kho ghi thẻ kho số lượng thực nhập, thực xuất, kế toán vật tư, kế toán thanh toán tiếp nhận và ghi vào sổ kế toán. Căn cứ vào chứng từ đã lập, kế toán tiến hành tổng hợp vào tài khoản nơi sử dụng. Cuối niên độ kế toán nhân viên kế toán lập báo cáo nhập-xuất-tồn trong kỳ.
1.2.5.2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cốđịnh a) Tài khoản sử dụng: a) Tài khoản sử dụng:
b) Chứng từ sử dụng :
- Biên bản giao nhận TSCĐ - Thẻ TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành - Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
c) Quy trình tổ chức hạch toán:
+ Tổ chức tăng giảm TSCĐ:
Căn cứ vào các chứng từ gốc và các hoá đơn liên quan, kế toán thực hiện ghi sổ cần thiết cho quản lý TSCĐ như sau: tiến hành tiếp nhận hoặc bàn giao hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ tăng giảm vào sổ chi tiết (nếu tăng) và xoá sổ chi tiết (nếu giảm) theo từng loại nhóm TSCĐ đó đã được phân loại, sắp xếp theo nguyên giá và giá trị hao mòn. Tiến hành vào sổ tổng hợp bằng ghi đối ứng cho trường hợp tăng giảm theo nguyên giá và giá trị hao mòn.
Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hiện có phải đảm bảo ghi chép được các thông tin về loại TSCĐ, nơi sản xuất, nơi sử dụng TSCĐ, thời gian sử dụng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách. Sử dụng thẻ TSCĐđể phản ánh các thông tin trên, thẻ TSCĐ phải mở cho từng loại TSCĐ.
Tổ chức hạch toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ kế toán tổng hợp thực hiện nguyên tắc ghi chép trên hệ thống sổ nhật ký, sổ cái theo từng hình thức kế toán. Tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp được tiến hành theo chỉ tiêu giá trị bao gồm: nguyên giá, giá trị hao mòn, gía trị còn lại. Tổ chức đánh giá lại TSCĐ, khi có biên bản đánh giá lại TSCĐ thì kế toán phải xác định đúng theo giá đánh giá lại.
+ Tổ chức khấu hao TSCĐ: Xác định phạm vi tính khấu hao để lập danh mục TSCĐ cần khấu hao, lựa chọn phương pháp tính khấu hao. Cuối kỳ lập bảng phân bổ và tính khấu hao cho từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
+ Tổ chức sữa chữa lớn TSCĐ:
- Lập thời gian sửa chữa lớn và thường xuyên TSCĐ - Lập dự toán sửa chữa TSCĐ
- Ghi nhận chi phí sữa chữa lớn vào đối tượng đang sử dụng và tổ chức thanh quyết toán với đơn vị sửa chữa.
+ Tổ chức đầu tư xây dựng cơ bản:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã hình thành, tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Tính toán phản ánh kịp thời các chi phí phát sinh và các hạng mục công trình đã hoàn thành. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, thực hiện kế hoạch thi công và các kế hoạch khác. 1.2.5.3.Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền a). Đối với tiền mặt tại quỹ Ø chứng từ sử dụng - Phiếu thu - Phiếu chi - Bảng kiểm kê quỹ - Biên lai thu tiền
Ø Tài khoản sử dụng
TK 111 “ Tiền mặt” để phản ánh số tiền hiện có và phản ánh tình hình thu chi tiền tại quỹ. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản cấp hai để theo dõi riêng cho từng loại tiền tại quỹ
Ø Quy trình tổ chức
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền hệ có tại quỹ, kế toán vốn bằng tiền tiến hành lập và xử lý các chứng từ có liên quan. Các chứng từ này phải được kế toán trưởng duyệt sau đó chuyển cho thủ quỹđể làm thủ tục nhập, xuất quỹ. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu, phiếu chi chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán.