Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY KHÁNH HOÀ (Trang 47 - 49)

L ời mở đầ u

2.1.3.2.Các nhân tố bên ngoài

- Sự phát triển quốc tế

Công ty Cổ phần May Khánh Hoà đã có phương hướng mở rộng thị trường ra các nước ASEAN, thị trường EU… Đây là những thị trường hấp dẫn có sức hút lớn với công ty. Do đó, Công ty phải phát huy tối đa tiền lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tung ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao.

Các chủ trương của Nhà Nước về may mặc và xuất khẩu.

Hiện nay, trong điện kiện thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật. Đối với các hợp đồng gia công quốc tế Nhà nước đã đưa ra hàng loạt các chính sách tạo điều kiện cho may mặc phát triển như chính sách thuế: Chính phủ áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và thực hiện hoàn thuế GTGT một cách thuận lợi là một trong những chức năng kinh tế vĩ mô của chính phủ nhằm duy trì sự ổn định và phát triển, khuyến khích Công ty xuất khẩu tạo sự phát triển cho Công ty.

- Môi trường văn hóa - xã hội.

Nước ta có nguồn lao động dồi dào người lao động cần cù chịu thương chịu khó, khéo tay, có khẳ năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này là một thuận lợi cho ngành may mặc nói riêng và các ngành cần nhiều lao động nói chung. Tuy nhiên, lao động của công ty chủ yếu là lao động trong tỉnh chỉ mới học xong phổ thông, do đó tay nghề còn non kém, vì vậy khi tuyển dụng họ phải qua một lớp học đểđào tạo tay nghề phù hợp với việc may dây chuyền.

- Môi trường công nghệ.

Với chủ trương khuyến khích nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới mọi hình thức nhất là vốn để sản xuất, điều này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tưđưa công nghệ hiện đại vào nước ta. Trong tình hình hiện nay, hầu hết các công ty may mặc trong cả nước đều có máy móc thiết bịở mức trung bình và vẫn còn một số nước vẫn có thiết bị cũ, lạc hậu. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các công ty đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa.

- Đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là yếu tố cơ bản không thể thiếu để thúc đẩy các Công ty phát triển. Cạnh tranh nếu người nào dừng lại thì sớm muộn gì đó sẽ bịđào thải do đó Công ty cần xác định được điểm mạnh điểm yếu của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay đối thủ các đơn vị khác không những thuận lợi hơn so với Công ty về vấn đề nguyên liệu đầu vào mà còn có trình độ khoa học công nghệ cao hơn, lực lượng lao động ổn định.

- Các nhà cung cấp.

Nhà cung cấp ở đây không chỉ là nhà cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị, sức lao động mà còn có những công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo…. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà cung cấp. Vì vậy Công ty cần phải nghiên cứu kỹ về các nhà cung cấp và yếu tốđầu vào cho Công ty.

Việc cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty thường do khách hàng cung cấp nhận từ nước ngoài qua cảng Sài Gòn nên Công ty tốn thêm chi phí vận chuyển bốc dỡ. Do đó giá thành cao hơn các đơn vị khác nên ảnh hưởng không tốt đến vấn đề cạnh tranh làm hiệu quả sử dụng vốn công ty không cao.

Trong số đơn đặt hàng Công ty phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu do nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nên phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Do đó phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên khă năng tự chủ về yếu tố đầu vào của Công ty còn thấp. Để giải quyết vấn đề này cần có sự kết hợp giữa ngành dệt và ngành may để củng cố và phát triển các Công ty dệt đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho công ty May

- 4

4 -

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác tổ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY KHÁNH HOÀ (Trang 47 - 49)