Thực tế hoạt động mua Bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM SỨC KHỎE PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực tế hoạt động mua Bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam

Theo luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 và theo số liệu thống kê của cục giám sát bảo hiểm thì đây là loại hình bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Doanh thu phí của Bảo hiểm sức khỏe là 1 trong 3 loại hình có doanh thu cao nhất thị trường. Cụ thể, Trong 3 năm gần đây là 2016, 2017, 2018, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đang trong xu hướng tăng dần, với năm 2016 đạt 36.864 tỷ đồng, năm 2017 đạt 41.594 tỷ đồng, tăng 12,83% so với năm 2016, và năm 2018 đạt 46.957 tỷ đồng, tăng 12,89% so với năm 2017. Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp hang đầu gồm: Bảo Việt, PVI, PTI, Bảo Minh, Pjico. Trong đó bảo hiểm sức khỏe đạt mức tăng trưởng cao, chỉ đứng sau Bảo hiểm xe cơ giới. 2016 2017 2018 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 26.24 29.39 30.79 (%)

Biểu đồ 3.1. Doanh thu phí bảo hiểm sức khỏe giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Niên Giám thị trường Bảo hiểm Việt Nam

Trong 3 năm 2016-2017-2018, Bảo hiểm Sức khỏe đều có cơ cấu doanh thu mạnh hơn các năm trước, với năm 2016 ở mức 26.24%, năm 2017 ở mức 29.39% và 2018 ở mức 30.79%. Điều này cho thấy tỉ lệ mua bảo hiểm của khách hàng đã và đang ngày càng tăng lên, chứng minh được sự cần thiết của Bảo hiểm sức khỏe đang ngày càng được khách hàng cơng nhận và đón tiếp.

Dù Bảo hiểm sức khỏe có doanh thu phí nằm trong nhóm cao nhất của Bảo hiểm phi nhân thọ nhưng nếu so vs tổng doanh thu phí của Bảo hiểm y tế nhà nước thì đây vẫn là con số đáng khiêm tốn. Điều này cho thấy nhu cầu thực tế phát sinh về Bảo hiểm sức khỏe còn rất khiêm tốn, thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh an sinh xã hội, Bảo hiểm y tế nhà nước mới chỉ cung cấp gói Bảo hiểm y tế cơ bản - trang trải một phần chi phí điều trị của người tham gia Bảo hiểm, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia bảo hiểm.

Chính vì vậy, Bảo hiểm y tế thương mại là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho Bảo hiểm y tế nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cũng như làm giảm gánh nặng tài chính cho người tham gia Bảo hiểm khi sử dụng dịch vụ y tế. Đây cũng chính là chủ trương đc đề cập trong nghị quyết 20 của BCH Trung ương: phát triển mơ hình cơng tư kết hợp trong các dịch vụ y tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM SỨC KHỎE PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)