CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
2.2 Các nội dung cơ bản liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh
2.2.6. Kế tốn thu nhập khác và chi phí khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngồi hoạt động kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp.
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động khác ngồi hoạt động SXKD tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác ngồi hoạt động kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng:
TK 711 – Thu nhập khác
TK 811 – Chi phí khác và các TK liên quan
Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý. Thuế TNDN tạm nộp trong quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của q đó. Cuối năm tài chính, kế tốn xác định và ghi nhận số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả tài chính của năm đó.
Ảnh hưởng đến kế tốn xác định KQKD: Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại.
Thuế TNDN thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đồng thời nó cũng có tác động trực tiếp tới lợi nhuận sau thuế của công ty. Nếu lợi nhuận âm doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế nhưng nếu lợi nhuận dương thì tùy vào doanh thu của công ty mà công ty phải nộp thuế TNDN theo mức thuế suất quy định. Theo quy định tại điều 11 Thông tư 78/2014/TT – BTC quy định: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc 22% tùy theo doanh thu năm liền kề của từng doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng áp dụng mức thuế suất 20%.
- Đối với các doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 20 tỷ đồng áp dụng mức thuế suất 22%.
Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Thông tư 78/2014/TT – BTC quy định: Kể từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất thuế TNDN là 20% không phân biệt mức doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Sau khi nộp thuế, lợi nhuận cịn lại là lợi nhuận sau thuế, cơng ty có thể dùng để bổ sung vào các quỹ của công ty, hoặc chia cho các cổ đông…
Tài khoản kế tốn
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại. Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trù vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm.
Phương pháp kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112, …
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế tốn ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Trường hợp phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Cuối kỳ kế tốn, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
2.2.8 Kế toán xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và các khoản chi phí kinh doanh liên quan đến q trình bán hàng, bao gồm trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán. Được xác định như sau:
Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý kinh doanh.
Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán kết quả hoạt động bán hàng, dịch vụ nói riêng và kết quả các hoạt động kinh doanh nói chung, kế tốn sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này dùng để xác định kết
quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán, chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động tiêu thụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác). Nội dung ghi chép của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
– Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; – Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
– Kết chuyển lãi.
Bên Có:
– Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
– Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Kết chuyển lỗ.
Và các TK liên quan: TK 511, 333, 632, 642…
Trình tự hạch tốn:
Theo thơng tư 133/2016/TT-BTC, cuối kỳ kế tốn khơng phải tiến hành kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu nữa, vì các khoản giảm trừ doanh thu đã được hạch toán vào bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Trường hợp doanh nghiệp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp (Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trự tiếp, Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), Thuế xuất khẩu (nếu có), Thuế bảo vệ mơi trường (nếu có). Cuối kỳ kế tốn xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511: Số tiền Thuế phải nộp
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
Kế tốn tính tốn và kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu thuần về tiêu thụ bên ngồi
Có TK 911 (Hoạt động tiêu thụ): Tổng doanh thu thuần hàng tiêu thụ trong kỳ. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 911 (Hoạt động tiêu thụ): Tổng giá vốn hàng bán
Có TK 632: Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ, ghi:
Có TK 642 (6421, 6422): Kết chuyển chi phí bán hàng.
2.2.9 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của quá trình bán hàng
Hình thức Nhật ký chung
Hình thức này sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ Nhật ký chung: Số ghi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ tài chính theo trình tự thời gian phát sinh chúng.
- Sổ Nhật ký bán hàng: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa thu tiền.
- Sổ cái TK 511, TK 3331, TK 632, ...
- Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu, tình hình nhập xuất tồn theo từng mặt hàng, nhóm hàng.
Sổ chi tiết thanh tốn người mua: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình cơng nợ và thanh tốn cơng nợ phải thu ở người mua. Nó được mở cho từng khách hàng và theo dõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh vào sổ NKC theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản có liên quan để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
Trình tự ghi sổ theo Hình thức Nhật ký chung (Phụ lục 02)
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế tốn phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái,
sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Hình thức Nhật ký – Sổ cái
Các loại sổ kế toán được sử dụng bao gồm:
- Sổ Nhật ký - Sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 156, 511...
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết hàng tồn kho...
Đặc trưng cơ bản của hình thức này: theo hình thức này các nghiệp vụ bán hàng
phát sinh được ghi vào Nhật ký – Sổ cái theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái được dùng để lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ theo Hình thức Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục 03)
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả 2 phần. Nhật ký và phần Sổ Cái, bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh tồn bộ chứng từ kế tốn phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong q) kế tốn tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Hình thức Chứng từ ghi sổ
Các loại sổ được sử dụng bao gồm:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 511, 632, 131,...