L ỜI CẢM ƠN
2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu thí nghiệ m
2.4.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường trong các hệ thống nuôi được đo đạt hàng ngày vào lúc 9 giờ và 14 giờ.
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 10C.
Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1‰.
pH: đo bằng máy đo pH (HANNA pH meter).
Hàm lượng nitrite và ammonia: xác định bằng Nitrit – Test (Aqua Nite) và Ammonium – Test (Aqua AM) sản xuất tại Thái Lan.
Hàm lượng oxy hòa tan: xác định máy đo oxy (HANNA DOmeter).
2.4.2. Xác định mức độ cảm nhiễm MBV 2.4.2.1. Trên tôm mẹ 2.4.2.1. Trên tôm mẹ
Xác định tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ bằng phương pháp soi tươi mẫu phân tôm mẹ dưới kính hiển vi quang học.
2.4.2.2. Trên Postlarvae
Xác định tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm MBV trên Postlarvae 9 bằng các phương pháp:
Soi tươi: Sử dụng phương pháp nghiên cứu của Lightner 1983 và Overstreet 1988. Sau khi đã giải phẫu lấy gan tụy, nhuộm khối gan tụy bằng Malachit green 0,5%, đưa lên quan sát ở kính hiển vi quang học độ phóng đại 400x. Các thể ẩn của Virus có dạng hình cầu, màu xanh sáng.
Mô bệnh học: phương pháp mô bệnh học ở giáp xác của Lightner (1996).
PCR: thực hiện tại Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Bến Tre.
Xác định tỷ lệ cảm nhiễm MBV theo công thức
X = A/B x 100%
Trong đó: X: tỷ lệ phần trăm tôm bị nhiễm A: số tôm bị nhiễm tác nhân gây bệnh B: Số tôm đưa vào kiểm tra của một đàn.
Xác định cường độ cảm nhiễm MBV
Cường độ cảm nhiễm làm 4 mức theo Lightner (1983):
Cảm nhiễm nhẹ (+): <10% tế bào tôm bị nhiễm thểẩn của virus.
Cảm nhiễm nặng (+++): 30-60% tế bào có thểẩn của virus.
Cảm nhiễm rất nặng (++++): >60% tế bào có thểẩn của virus.
2.5. Chế độ chăm sóc và quản lý 2.5.1. Nguồn nước thí nghiệm 2.5.1. Nguồn nước thí nghiệm
Hình 2.5.1: Sơ đồ xử lý nguồ n nước thí nghiệm
Chế độ chăm sóc tôm bố mẹ
Sục khí 24/24
Thức ăn là mực ống, ốc mượn hồn.
Nuôi riêng biệt từng cá thể trong các thùng xốp thể tích nước 45 lít;
Cho tôm đẻ riêng biệt trong các bể cho tôm đẻ có thể tích 1700 lít.
Hình 2.5. Hệ t hống bể nu ôi t ôm bố mẹ
Chế độ chăm sóc ấu trùng
Sục khí 24/24
Nuôi trong xô nhựa, thể tích 60l
Mật độ ương: 100 nauplius/l.
Chế độ cho ăn 8 lần/ngày
o Zoea 1: Cho ăn thức ăn tảo khô
Bể lắng
Bể nuôi Bể xử lý
Nước biển Bể chứa
Hình 2.5.1: Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm
o Zoea 2: Cho ăn thức ăn tổng hợp
o Từ giai đoạn mysis trở đi mỗi ngày cho ăn 4 lần thức ăn tổng hợp xen kẽ 4 lần Artemia bung dù.
H ình 2.5 : Hệ thống bể nuô i ấu trùng
Chế độ thay nước
o Khi toàn bộ chuyển sang mysis1 tiến hành siphong kết với thay 20% nước.
o Khi toàn bộ chuyển sang postlatvae1 tiến hành siphong kết hợp thay 20% nước.
o Giai đoạn postlatvae 1 trở đi, thay nước 2 ngày/lần, 20% thể tích.
Chế độ phòng thuốc
o Trước khi đưa nauplii vào bể ương cho ET600 vào môi trường nước. o Khi chuyển zoea1 cho Erythromycin stearate vào môi trường nước. o Khi chuyển zoea2 phòng bệnh nấm bằng Nystatine.
o Các hóa chất được đưa vào sau mỗi lần thay nước: EDTA( Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid), Tryplan, Formalin, Iodine, Shrimpfavour, ET600, Yucca, Imunus và men vi sinh.
2.6. Xác định các chỉ tiêu sinh học
Sức sinh sản tuyệt đối = tổng số trứng trong buồng trứng/ cá thể tôm mẹ
Sức sinh sản tương đối = tổng số trứng/ khối lượng cơ thể mẹ
Sức sinh sản hữu dụng= tổng số trứng đẻ ra/1 lần đẻ.
Xác định số trứng do mỗi tôm cái đẻ: Dùng cốc 250 ml lấy 4 mẫu, tính số trứng trong một lít, từ đó suy ra tổng số trứng cho mỗi đợt đẻ.
Xác định tỷ lệ nở: Lấy 3 mẫu trứng, mỗi mẫu 100 trứng cho vào ca nhựa 2,5 lít. Sục khí vừa phải cho đến khi trứng nở. Đếm số nauplii trong mỗi ca nhựa, từ đó xác định tỷ lệ nở trung bình.
Xác định tỷ lệ sống:
S = Sf/Ss x 100% Trong đó: S: tỷ lệ sống (%)
Sf: Số tôm (Postlarvae) khi kết thúc thí nghiệm Ss : Số tôm (Postlarvae) ban đầu.
Xác định tỷ lệ biến thái ở từng giai đoạn zoea, mysis, postlarvae : Ghi nhận thời gian biến thái với quy ước cứ 50% số cá thể trong lô thí nghiệm lột xác được tính đó là thời gian biến thái. Thời gian tính bằng giờ (h).
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu đươc tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích phương sai, phân tích tương quan định lượng, định tính (kiểm định phi tham số) bằng phần mềm SPSS 12.0 for Window, SPSS 17.0 EV và Microsoft office Excel 2007.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình và kỹ thuật sản xuất tôm sú giống Công ty Huy Thuận. Công ty Huy Thuận.
3.1.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Bình Đại. Vị trí địa lý: nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm Vị trí địa lý: nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.315,01km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum xuê… đây là đặc điểm rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Hình 3.1.1: Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre và vị trí Trun g tâm sản xuất giống Huy Thuận
Do đặc điểm tự nhiên, Bến Tre được phân thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn. Trong đó vùng mặn có thế mạnh là nuôi trồng thủy sản với các loài có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, nghêu, sò huyết…
Yếu tố khí hậu: bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm, đặc biệt là nhiệt độ.
Hình 3.1.1: Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre và vị trí Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận
TRUNG TÂM SẢN XUẤT GIỐNG HUY THUẬN
Nhiệt Độ: là yếu tố quan trọng chi phối đời sống của tôm nuôi, nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đều gây bất lợi cho việc tăng trưởng của tôm sú. Nhiệt độ ngoài ảnh hưởng trực tiếp còn ảnh hưởng gián tiếp đến tôm nuôi thông qua mối quan hệ giữa nhiệt độ nước với khả năng hòa tan oxy, sự chênh lệch nhiệt độ theo độ sâu, sự phân hủy mùn bã hữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng khí độc…Tôm sú phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ khoảng 27 – 29 0
C [17], điều này phù hợp với nhiệt độ tỉnh Bến Tre.
Khí hậu: nhiệt độ của tỉnh tương đối cao, đủ cho sự phát triển cho tôm sú. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm. Trị số trung bình vào khoảng 27 0C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5, nhiệt độ trung bình khoảng 29 0C. Tháng ít nóng nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình khoảng 25 0C, chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và nóng nhất là 4 0C. Trong toàn tỉnh, chưa bao giờ nhiệt độ trung bình ngày xảy ra dưới 25 0C. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7), lượng bức xạ dồi dào, trung bình đạt tới 160 kcal/cm2. Với vị trí nằm tiếp giáp với Biển Đông nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền nên biên độ giao đông ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.
Độ ẩm: Bến Tre có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong không khí tương đối cao, và sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít nhất vào khoảng 15%. Trong tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm trung bình từ 83 đến 90%. Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1 (từ 40 – 50%).
Phân bố mưa: Bến Tre nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có một mùa mưa từ tháng 5 đến 11 và một mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam. Lượng mưa hằng năm trung bình các nơi trong toàn tỉnh từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Sự phân bố mưa trong tỉnh theo không gian không lớn, lượng mưa ở vùng ven biển thấp hơn các khu vực khác. Lượng mưa tại thị xã Bến Tre nhiều hơn cả. Trong suốt mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 1,5% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Trong năm, lượng mưa trung bình đạt từ 1.200 – 1.400 mm, trong khi đó thị xã đạt lượng mưa cao nhất: 1.414 mm. Các vùng ven biển và Chợ Lách có lượng mưa thấp nhất trong tỉnh, đạt từ 1.210 đến 1.240 mm. Các mùa
khô tháng 1, 2, 3 trung bình chỉ có từ 1 đến 2 ngày mưa, lượng mưa cũng tăng nhanh và giảm xuống khoảng 20 mm trong những tháng chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, hay mùa khô sang mùa mưa. Đó là các tháng 4 và tháng 12, điều này phần nào cũng ảnh hưởng bất lợi đến tình hình nuôi tôm sú do mùa khô thường hạn và thiếu nước ngọt.
Đặc điểm hải văn
Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều.
Biên độ thủy triều: Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Biên bộ hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém, song với vùng bán nhật triều điều chênh lệch này không lớn.
Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1,2 ngày triều kém, đến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém. Kỳ nước cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).
Đặc trưng về thủy quyển
Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng cho việc lựa chọn vùng nuôi cho phù hợp nên việc đánh giá khai thác diện tích các thủy vực có nguồn nước mặn và nước ngọt là rất quan trọng đối với việc quy hoạch vùng nuôi tôm sú thương phẩm.
Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, nơi mà 4 trong 9 "con rồng" nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặc này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.
Trữ lượng nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất – thủy văn về nước ở giồng cát, nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu cho thấy ở Bến Tre có 3 tầng nước.
Nước ở giồng cát: Toàn tỉnh có diện tích đất giồng cát là 12.179 ha, bên tầng đất dưới chứa nước ngọt do nước mưa ngấm xuống, đủ để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của người dân. Theo dự tính toán của cơ quan khảo sát về nước ngầm, thì nước ở giồng cát có tổng trữ lượng là 12 triệu m3, mo đun khai thác khoảng 844 m3/ngày/km2.
Nước ngầm ở tầng nông (< 100 m): gồm hai tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30 – 50 m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề dày tầng chứa nước < 10 m. Tầng thứ hai ở độ sâu từ 60 – 90 m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề dày tầng nước > 10 m.
Nước ngầm ở tầng sâu (> 100 m): Tầng này gồm 2 phức hệ chứa nước. Phức hệ chứa nước Pléistocène có nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395 m. Diện tích phân bố tầng nước nhạt này khoảng 112 km2 từ thị xã Bến Tre về đến phía bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại là nước lợ, mặn. Phức hệ chứa nước Miocène tồn tại ở độ sâu 400 m trở xuống, gồm nhiều tầng nước, trong đó quan trọng nhất là tầng ở độ sâu 410 – 440 m, có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Nước có chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh. Tầng chứa nước nhạt này phân bố từ thị xã Bến Tre lên phía bắc huyện Châu Thành, với diện tích rộng 150 km2. Trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép là 300 – 500 m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nhiễm mặn cao.
Điều này chứng tỏ trữ lượng nước ngầm ở Bến Tre tương đối lớn, đủ để cung cấp cho đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vào mùa khô.
3.1.2. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh.
Hình 3.1.2.: Sơ đồ ban quản lý công ty Huy T huận
Sơ đồ hệ thống quản lý trại sản xuất tôm giống Huy Thuận
H ình 3.1.2.: Sơ đồ hệ thống quản lý trại sản xuất giống công ty H uy Thuận
1 Giám đốc phụ trách chung – trình độ đại học 1 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật – trình độ đại học 1 Trưởng phòng kỹ thuật – trình độ đại học
1 Phó phòng kỹ thuật – trình độ trung cấp
Ban giám đốc Công ty Huy Thuận Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính nhân sự Trung tâm sản xuất giống Các xí nghiệp nuôi Bộ phận tiếp thị Bộ phận xuất, nhập hàng Kế toán doanh thu và công nợ Kế toán thuế, vật tư và kho hàng bộ phận chế độ chính sách bộ phận hành chính
Hình 3.1.2.: Sơ đồ ban quản lý công ty Huy Thuận
GIÁM ĐỐC TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kế toán Bộ phận kế hoạch vật tư Bộ phận nhân sự Bộ phận nghiên cứu Bộ phận sản xuất Bộ phận kế hoạch Bộ phận vật tư Bộ phận tổ chức Bộ phận cấp dưỡng Phòng thí nghiệm Phòng tảo Trại sản xuất
8 Trại trưởng (7 trại ương, 1 trại nuôi tôm bố mẹ) – trình độ trung cấp