Vấn đề quản lý chất lượng tôm giống phục vụ nuôi tôm thương phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.Vấn đề quản lý chất lượng tôm giống phục vụ nuôi tôm thương phẩm

Ở Việt nam, việc nghiên cứu sản xuất tôm giống bằng con đường sinh sản nhân tạo được bắt đầu từ những năm 1970 ở miền Bắc với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản. Tuy nhiên, sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam chỉ thực sự khởi đầu tại Khánh Hòa từ những năm 1990 với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nha Trang, Viện Hải Dương Học và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Với lợi thế là nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước về lĩnh vực nuôi trồng hải sản và điều kiện thiên nhiên thuận lợi, miền Trung dần trở thành một trung tâm sản xuất tôm giống phục vụ cho nhu cầu nuôi tôm sú của cả nước. Năm 2003, 70% cơ sở sản xuất tôm sú giống ở nước ta tập trung chủ yếu tại miền Trung. trong khi đó vùng nuôi tôm thương phẩm trọng điểm lại ở các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 70% về diện tích [1].

Vì vậy, để đến được ao nuôi tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long, tôm giống phải trải qua một chặng đường vận chuyển xa, thời gian vận chuyển kéo dài đến trên 30 giờ. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức sống của tôm sau khi thả giống. Mặt khác, do cách ly về mặt địa lý, quan hệ giữa người sản xuất giống và người nuôi tôm thương phẩm không được thiết lập chặt chẽ, thường là qua trung gian của người mua bán vận chuyển tôm giống. Thực tế này khiến trách nhiệm giữa người sản xuất giống về mặt chất lượng sản phẩm, an toàn dịch bệnh đối với người nuôi tôm thương phẩm không cao. Vì thế, sự tin cậy giữa hai bên không được thiết lập và do đó người sản xuất giống có xu hướng tăng sản lượng, giảm giá thành mà ít quan tâm đến việc duy trì chất lượng và uy tín của nhà sản xuất.

Hiện nay, nguồn tôm sú bố mẹ phục vụ sản xuất giống nhân tạo chủ yếu vẫn dựa trên nguồn tôm khai thác từ tự nhiên. Các cố gắng gia hóa tôm sú để chủ động cho khâu sản xuất giống vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế mong muốn. Vì vậy, người sản xuất giống tìm mọi cách khai thác tối đa năng lực sinh sản của tôm mẹ thông qua nuôi vỗ tái phát dục càng nhiều càng tốt khiến chất lượng, sức sống và khả năng đề kháng bệnh của tôm con có dấu hiệu giảm sút. Tại các tỉnh Nam Bộ, nhu cầu tôm sú giống chủ yếu tập trung vào các tháng đầu năm nhưng tại thời điểm này nguồn tôm sú bố mẹ khai thác từ tự nhiên lại rất hạn hẹp. Do vậy các cơ sở sản xuất giống sử dụng những tôm bố mẹ kém chất lượng để phục vụ sản xuất nên chất lượng con giống thấp, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả cho nghề nuôi tôm.

Nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, Việt Nam đã xây dựng hệ thống kiểm dịch thủy sản tại các địa phương có nghề NTTS phát triển. Các cơ quan thuộc hệ thống này tiến hành kiểm tra điều kiện an ninh sinh học của các cơ sở sản xuất con giống và kiểm dịch từng lô sản phẩm trước khi cấp chứng nhận để có thể xuất bán cho cơ sở nuôi thương phẩm. Tại các tỉnh Nam Bộ, cơ quan kiểm dịch cũng tiến hành kiểm tra lô hàng thủy sản đi qua hoặc nhập vào địa phương trước khi cấp chứng nhận để con giống đến tay người nuôi. Tuy nhiên, do tính chất nhỏ lẻ là phổ biến của mạng lưới các cơ sở sản xuất tôm giống, hệ thống kiểm dịch thủy sản hiện hành chưa thể giám sát được toàn bộ các lô hàng được vận chuyển, và vì thế tình trạng tôm đã qua kiểm dịch nhưng nguy cơ bệnh bùng phát vẫn tồn tại, hoặc tôm không qua kiểm dịch vẫn được phân phối đến người nuôi.

Những năm gần đây, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu long đã tích cực đầu tư để phát triển các cơ sở sản xuất giống tại địa phương mình. Mặc dù công tác sản

xuất giống tôm nước lợ ở các tỉnh Nam bộ có nhiều tiến bộ đã giải quyết được một phần nhu cầu con giống tại chỗ [13]. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở khu vực này vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tôm giống nhập từ miền Trung.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre, công tác sản xuất giống thủy sản của tỉnh đã có bước tiến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Năm 2003, các trại tôm giống ở Bến Tre sản xuất được 66,5 triệu Pl15 tôm sú, tăng 30% so với năm 2002, nhưng chỉ mới đáp ứng được từ 10-15% nhu cầu[24]. Từ năm 2006 đến 2009, mặc dù sản lượng Postlarvae tăng đáng kể (từ 324 đến 500 triệu con) nhưng so với lượng Postlarvae nhập nuôi là còn rất hạn chế, tỷ lệ cung ứng tại chỗ rất thấp, chỉ từ 14,9 đến 24,6%. Như vậy, ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng vẫn đang có nhu cầu rất lớn về giống tôm sú cả về số lượng lẫn chất lượng sản xuất tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nghề nuôi tôm trong tương lai.

Bảng 1. 3. Kết quả sản xuất tôm sú giống ở Bến Tre [24, 22]

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Số trại sản xuất giống trong tỉnh 55 54 54 56 Sản lượng postlarvae (triệu con) 314 430 398 500 Lượng postlarvae nhập nuôi (triệu con) 1793 1785 1742 1531 Tỷ lệ cung ứng tại chỗ (%) 14,9 19,4 18,6 24,6

Theo Châu Tài Tảo và cộng sự (2008), một trong những trở ngại chính cho việc mở rộng nghề sản xuất giống tôm sú hiện nay tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nguồn tôm bố mẹ và chất lượng ấu trùng. Cũng tương tự như các trại sản xuất giống ở miền Trung, nghề sản xuất tôm giống ở Nam Bộ vẫn còn lệ thuộc rất lớn vào tôm sú bố mẹ khai thác từ biển khơi. Một số trại giống đã sử dụng nguồn tôm đánh bắt trong đầm để nuôi vỗ thành tôm bố mẹ (Lê Xuân Sinh, 2002 dẫn bởi Châu Tài Tảo và cộng sự, 2008) [4]. Tuy nhiên, khả năng nhiễm MBV của nguồn tôm này hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mặt khác, chất lượng sinh sản của tôm tự nhiên bắt từ các đầm quảng canh ven bờ cũng cần được nghiên cứu thêm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)